Nhược điểm của hoạt động mua sắm trực tuyến

Một phần của tài liệu Tác động của quảng cáo trên mạng xã hội đến hành vi mua sắm trực tuyến của giới trẻ. (Trang 26 - 27)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3 Nhược điểm của hoạt động mua sắm trực tuyến

Bên cạnh những ưu điểm thì hoạt động mua hàng trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như sản phẩm mua về không giống như ảnh chụp và mô tả của người bán. Khác với hình thức mua sắm truyền thống, mua sắm tực tuyến hạn chế người tiêu dùng đánh giá trực quan về sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ có thể nhìn sản phẩm qua thiết bị kết nối mạng. Rủi ro này thường xuyên xảy ra ở những sản phẩm có giá trị thấp và đa phần khách hàng phải chấp nhận khi chọn hình thức mua hàng trực tuyến.

Người tiêu dùng cũng bị hạn chế khi tiếp cận các thông tin về an toàn, cảnh báo của sản phẩm khi mà họ chỉ được xem sản phẩm qua màn hình nhỏ như điện thoại. Người tiêu dùng rất dễ bị bỏ qua phần điều kiện, điều khoản quan trọng liên quan đến đổi trả sản phẩm, giao nhận, bảo hành….

Trong mua sắm trực tuyến, hàng hóa được phân phối trên các sàn giao dịch điện tử, trang web về đấu giá, các trang mạng xã hội. Điều này khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc xác định nhà sản xuất, nhà phân phối. Bên cạnh đó, các cơ qua quản lý thị trường cũng khó khăn trong việc phát hiện và xử lý những sản phẩm không an toàn, hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu.

Mua hàng từ những người bán hàng nhỏ lẻ qua mạng xã hội tồn tại nhiều rủi ro. Khi phát sinh tranh chấp trong quá trình mua hàng, người tiêu dùng nhiều khi không thể liên hệ được với người bán qua điện thoại, email mà người bán cung cấp.

Rủi ro nhiều khi còn xảy ra với cả người bán hàng khi hàng được giao đi nhưng không có người nhận hàng, bị lừa đảo, cướp giật với những sản phẩm có giá trị tương đối cao như điện thoại, máy tính. Cạnh tranh không lành mạnh giữa những người bán hàng cũng gây hậu quả nặng nề cho các shop bị khách hàng tẩy chay.

Người mua và người bán cũng gặp rủi ro khi bị lộ thông tin cá nhân do bảo mật tài khoản không tốt. Người mua có thể mất tiền khi bị đánh cắp thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng. Người bán khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản thường phải trả một khoản tiền cho hacker để lấy lại tài khoản đó. Tội phạm công nghệ cao càng ngày càng tinh vi hơn trong khi cơ quan quản lý không thể kiểm soát hết đòi hỏi người mua và người bán phải hết sức cảnh giác khi tham gia vào hoạt động mua bán trực tuyến.

Một phần của tài liệu Tác động của quảng cáo trên mạng xã hội đến hành vi mua sắm trực tuyến của giới trẻ. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w