CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng của hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
3.1.1. Thực trạng
Sau hơn 20 năm xuất hiện (1997-2020), internet đã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Mạng máy tính ngày càng được mở rộng, để từ đây, các hình thức giải trí trên mạng trở nên phong phú và hiện đại hơn bao giờ hết. Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu thị trường ComScore (Mỹ), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lượng người sử dụng internet mỗi năm trong nước đều tăng nhanh. Đây được đánh giá là điều kiện lý tưởng để cho các mạng xã hội xuất hiện và nhanh chóng phổ biến tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của internet, mạng xã hội được xem như một trong những ứng dụng của internet có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là đối với giới trẻ ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn hiện nay.
Theo báo cáo Digital 2020 của We are social, Việt Nam có 96,9 triệu dân; số lượng thuê bao di động là 145,8 triệu thuê bao (chiếm tỷ lệ 150% so với tổng dân số cả nước); số lượng người dùng internet là 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân); số lượng người dùng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân).
Theo số liệu thống kê internet Việt Nam 2020, người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 45 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. Báo cáo cũng đề cập thêm, người dùng Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc.
Tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày là 94%. Và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần.
Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể theo báo cáo, tốc độ truy cập internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS (tăng 6.1% so với năm ngối) và ở máy tính là 27.18 MBPS (tăng 9.7%)
Thời gian sử dụng internet của người dùng Việt ln gia tăng với tốc độ cao. Đó là vì ngày càng có nhiều các ứng dụng web hữu ích nhận được sự tin tưởng lớn từ người dùng internet hiện nay. Để có được sự tin tưởng lớn từ người dùng internet là cả một hành trình tranh đấu giữa các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng website với bọn tội phạm mạng. Các công nghệ bảo mật ứng dụng web như Cloud WAF ứng dụng trí tuệ nhân tạo được các doanh nghiệp lớn tin tưởng và ứng dụng phổ biến.
Trên tổng số dân người Việt, đã có 65,00 triệu người hiện đang sử dụng các phương tiện truyền thơng xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng. Số liệu được thống kê tính đến tháng 1 năm 2020. Đa số là dùng mạng xã hội là những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Hiện nay, giới trẻ Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội có độ phủ sóng tồn cầu như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Myspace... và một số mạng nội địa như Zingme, Go.vn, Yume.vn… với nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu hết sức đa dạng: kết nối - giao tiếp, tìm kiếm thơng tin, học tập, giải trí, kinh doanh... của thanh, thiếu niên. Trong danh sách các mạng xã hội kể trên có lẽ nổi bật nhất vẫn là Facebook. Có thể nói, kể từ sau khi Yahoo cho ngừng sử dụng dịch vụ Blog 360, Facebook được đánh giá dường như đã thống lĩnh thị trường mạng xã hội ở Việt Nam. Và hiện nay, theo số liệu thống kê mới nhất của Facebook, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ mạng xã hội này tăng nhanh nhất trên thế giới với khoảng 35 triệu người dùng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số của nước ta đang sở hữu một tài khoản Facebook, trong đó đơng đảo nhất có lẽ là bộ phận thanh, thiếu niên.
Thực tế, Facebook đã trở nên phổ biến khi đồng hành cùng giới trẻ Việt mọi lúc mọi nơi, kể cả khi họ sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, làm việc, giải trí… Nó dường như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày giúp mọi người kết nối, theo dõi thông tin và chia sẻ mọi thứ theo cách đơn giản nhất.
Bên cạnh đó, những tính năng tỏ ra khá gần gũi với văn hóa Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Facebook chinh phục được giới trẻ và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
3.1.2. Quảng cáo trên một số kênh mạng xã hội phổ biến
3.1.2.1 Trang Facebook
Năm 2013, doanh thu của Facebook đạt hơn 30 triệu USD (chiếm 23%), năm 2015 tăng vọt lên 141,4 triệu USD (43%), năm 2017 đạt 200 triệu USD (42,8%), năm 2018 ước đạt 235 triệu USD (42,7%).
Theo kết quả khảo sát vừa được công bố đầu tháng 9-2020 của trang nghiên cứu thị trường trực tuyến Q&Me, Facebook đang là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam với 98% người dùng. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng kinh hồng của nó với đời sống cư dân mạng Việt Nam.
Theo số liệu dự đốn từ Cơng ty nghiên cứu thị trường ANTS, năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD, nhưng trong đó quảng cáo chi tiêu cho Facebook chiếm đến 235 triệu USD, còn Google chiếm 152,1 triệu USD.
Năm 2019, doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam là khoảng 648 triệu USD, trong đó Facebook chiếm 275 triệu USD, Google 174,9 triệu USD, các đơn vị trong nước chiếm chỉ 180,9 triệu USD.
Đến năm 2020, doanh thu từ hoạt động quảng cáo là 760 triệu USD, nhưng riêng Facebook và Google sẽ thu về hơn 512 triệu USD... Sự tăng trưởng doanh thu của Facebook tại Việt Nam nhanh chóng khi chỉ mất có 5 năm để vươn lên vị trí hàng đầu Việt Nam.
Theo thống kê của ANTS và nhiều nguồn khác, năm 2010 khi Facebook chỉ vừa xuất hiện tại Việt Nam thì quảng cáo trực tuyến chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp trong nước với 81% thị phần trong thị trường 26 triệu USD. Google lúc đó chiếm 19% và Facebook gần như khơng đáng kể. Thế nhưng sau đó cùng với sự bùng nổ mạng xã hội, thị phần các doanh nghiệp trong nước bắt đầu giảm dần đều.
Đến năm 2013, doanh thu của Facebook ước đạt hơn 30 triệu USD (chiếm 23%), năm 2015 tăng vọt lên 141,4 triệu USD (43%), năm 2017 đạt 200 triệu USD (42,8%), năm 2018 ước đạt 235 triệu USD (42,7%).
Theo kết quả khảo sát vừa được công bố đầu tháng 9-2020 của trang nghiên cứu thị trường trực tuyến Q&Me, Facebook đang là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam với 98% người dùng. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng kinh hồng của nó với đời sống cư dân mạng Việt Nam.
Hiện Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về lượng người dùng tiếp cận các hình thức quảng cáo trên Facebook với 56 triệu người dùng. Ở cấp độ thành phố, TP.HCM đứng thứ 4 thế giới với 16 triệu người dùng. Trang facebook.com chiếm vị trí thứ hai với 351,4 triệu lượt truy cập. Các website cịn lại đều có lượng truy cập cao nhất chưa đến 75 triệu lượt.
Còn theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cơng bố, trong năm 2017, hai hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là mạng xã hội và các cơng cụ tìm kiếm. Mạng xã hội và cơng cụ tìm kiếm cũng là hai hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp đánh giá đem lại hiệu quả cao nhất với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 46% và 39%.
3.1.2.2 Kênh Youtube
Facebook được xem là kênh truyền thơng phổ biến nhất mà hầu hết doanh nghiệp đều có tài khoản, kế đến là YouTube. Nếu như 99% các thương hiệu sử dụng Facebook cho các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của họ thì YouTube cũng được sử dụng với tỉ lệ cao là 72%... Youtube là mạng xã hội có khoảng 2 tỷ người dùng, chỉ đứng sau Facebook có khoảng 2,8 tỷ người dùng.
Youtube ra đời vào năm 2015 và đã nhanh chóng chứng tỏ được tiềm năng to lớn của mình. Chỉ một năm sau Google đã mua lại Youtube và từ đó Youtube hoạt động như một cơng ty con của Google. Khách hàng chỉ cần có một tài khoản của Google là đã có thể nhanh chóng truy cập được vào Youtube theo nhu cầu của mình. Đặc biệt với 80 ngơn ngữ khác nhau Youtube giúp người dùng có thể điều
hướng, tiếp cận mỗi khi xem – nghe, tạo nội dung, chia sẻ video bằng ngôn ngữ họ thông thạo. Đồng thời, các trang cá nhân trên Youtube đang có sự bùng nổ trong thời gian gần đây. Các cá nhân và doanh nghiệp cũng biết nắm bắt cơ hội này để quảng cáo cho các sản phẩm của mình.
Nỗ lực của các Youtuber (người tạo nội dung video và công bố trên Youtube) tăng lên từ khi Youtube trao nút play bạc cho trang vượt mốc 100 nghìn người đăng ký (subscriber), vàng cho trang vượt mốc 1 triệu người đăng ký, kim cương cho trang vượt mốc 10 triệu người đăng ký, Ruby cho trang vượt mốc 50 triệu người đăng ký. Thống kê từ Google cho thấy mỗi ngày có khoảng 5 tỷ lượt video được xem và trung bình mỗi người tốn khoảng 40 phút để xem video và bình luận. Các video được làm rất đa dạng đề tài, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Tại Việt Nam, việc tìm kiếm, xem video trên Youtube đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người, khơng nằm ngồi xu thế chung trên thế giới. Gần đây, tốc độ người dùng Youtube ở Việt Nam tăng lên chóng mặt với khoảng hơn 45 triệu người sử dụng. Theo Bộ thông tin và truyền thông, đến cuối năm 2020 có khoảng 120.0000 người Việt Nam đăng ký tạo video trên nền tảng Youtube, trong số đó có 15.000 trang có thu tiền từ quảng cáo. Rõ ràng, Youtube là một kênh quảng cáo hiệu quả với số lượng người xem đông đảo. Quảng cáo trên Youtube cũng rất đa dạng như chạy quảng cáo nhanh trước mỗi video, giữa video, người làm video lồng ghép nội dung quảng cáo vào video của mình, tạo những video quảng cáo vui vẻ, hài hước liên quan đến sản phẩm…. Một số quảng cáo cũng được người xem đón nhận bên cạnh một số quảng cáo gây phản cảm, khó chịu cho người xem.
3.1.3. Thực trạng hoạt động mua sắm trên mạng xã hội tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến càng ngày cảng trở nên phổ biến. Các sàn thương mại điện tử liên tiếp mọc lên cung cấp các mặt hàng đa dạng, phong phú với các hình thức thanh tốn linh hoạt. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên. Các vấn đề thường bị khách hàng phản ánh:
- Giao hàng chậm; - Giao thiếu hàng;
- Giao hàng hư hỏng, móp méo khơng thu hồi, người mua không trả lại được hàng;
- Đăng sai giá để thu hút khách hàng sau đó hủy đơn hàng của khách;
- Sản phẩm khơng có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng, nguồn gốc sản phẩm sai khác so với quảng cáo;
- Khơng cung cấp hóa đơn;
- Voucher khơng thể sử dụng mặc dù vẫn cịn hạn;
Như vậy, bên cạnh vấn đề về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm thì hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam còn tồn tại một vấn đề lớn khác là cung cấp thông tin. Người bán muốn bán được hàng nhiều khi cố tình cung cấp thơng tin sai lệch, quảng cáo nói q tác dụng và tính năng của sản phẩm. Và người mua vẫn phải tự mình mày mị, tìm hiểu, đánh giá để mua được một sản phẩm ưng ý.