4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty tài chính
4.3. Kế hoạch thực hiện giải pháp
Dựa vào các giải pháp đã nêu trên, Fe Credit cần có kế hoạch cụ thể và ưu tiên những giải pháp có thể làm được ngay và những giải pháp cần thời gian lâu hơn để thực hiện.
Việc tìm hiểu chính xác và nhanh chóng các thông tin về khách hàng vay sẽ được thực hiện qua trung tâm phê duyệt tín dụng. Vì vậy Fe Credit cần đưa ra các quy định, yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên thẩm định trong việc kiểm tra chặt chẽ các thông tin mà khách hàng cung cấp qua người thân, hàng xóm khách hàng và qua các giấy tờ khác liên quan để chứng minh thông tin mà khách hàng cung cấp là xác thực và đáng tin cậy. Đây là biện pháp có thể triển khai nhanh và áp dụng ngay lập tức
Về các nhân tố liên quan tới đặc điểm khoản vay như lãi suất, số tiền vay, thời gian vay… để triển khai và hoàn thiện sẽ cần một thời gian nhất định từ 6 tháng tới 1 năm hoặc có thể hơn. Vì các yếu tố trên đều gắn liền với từng sản phẩm cố định, muốn điều chỉnh hay thay đổi trước hết Fe Credit cần có đánh giá sâu rộng về từng sản phẩm và từng quy định đặc trưng mà mình đang áp dụng cho nó, sau khi có đánh giá cụ thể, Fe Credit cần thông qua phòng quản trị rủi ro kết hợp với phòng phát triển sản phẩm điều chỉnh các cơ chế lãi suất, thời gian vay, số tiền vay… phù hợp và đưa ra các quy định mới linh hoạt hơn, qua đó chạy thử nghiệm từ 2-3 tháng. Tuy nhiên khi đưa ra bất kỳ một sự thay đổi nào áp dụng lâu dài lại cần 3-6 tháng để đánh giá lại các mẫu đã chạy thử nghiệm và đưa vào áp dụng chính thức, vì vậy để các biện pháp liên quan có hiệu lực thì sẽ cần nhanh nhất từ 6 – 12 tháng.
Với các biện pháp liên quan đến nguồn nhân lực thực tại nói chung của đơn vị, cần triển khai đồng bộ và liên tục trong suốt quá trình hoạt động, tiếp tục và duy trì việc rà soát hồ sơ theo mẫu được chọn, ngoài ra cần đi thực tế các trường hợp trễ hạn, chú ý các dòng sản phẩm tỉ lệ nợ cao đột biến, công ty đối tác có tỉ lệ nợ cao, đây là giải pháp có thể thực hiện hàng ngày và phải triển khai lập tức. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro từ việc cung cấp thông tin không chính xác của khách hàng, cán bộ kiểm duyệt hồ sơ cần lưu ý dấu hiệu giấy tờ giả, triển khai đồng bộ công tác đào tạo và trao đổi kinh nghiệm trong phòng chống giả mạo giấy tờ và lưu ý cho bộ phận kế tiếp nếu có dấu hiệu. Kết hợp với đó, bộ phận thẩm định điện thoại ngoài khéo léo khai thác thông tin từ chính khách hàng thì thông tin khai thác từ người thân khách hàng cũng rất quan trọng. Mục tiêu chung là cần tập trung vào các thông tin cần thiết như công việc, thu nhập…của khách hàng, qua đó đánh giá được tính trung thực trong thông tin mà khách hàng cung cấp để điều chỉnh hoặc từ chối khoản vay. Từ phía thẩm định, đây là bộ phận rất quan trọng và cũng chịu trách nhiệm cao trong tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng, là người gặp trực tiếp và xuống nơi ở của khách hàng, nhân viên thẩm định tại nhà cần nắm bắt được nhu cầu cũng như tài chính của khách hàng. Ngoài ra với đặc trưng lĩnh vực cho vay rủi ro cao về giấy tờ giả, xác nhận lương giả, thông tin giả… nhiều như tại Fe Credit thì khai thác thông tin từ hàng xóm khách hàng là rất quan trọng và cần được lưu tâm, kết hợp với việc mở rộng các nguồn thông tin tiếp cận mang tính chất mạng xã hội như zalo, facebook… Đối với bộ phận phê duyệt, điều quan trọng là đánh giá đúng khách hàng, nhu cầu. Cuối cùng, việc áp dụng thực tế mang tính chất thường xuyên từ các phương pháp nghiên cứu đánh giá của các công trình khoa học đi trước có liên quan đến các yếu tố trả nợ nói chung để xác định các yếu tố thực sự có tác động chủ chốt trong từng thời kỳ, để kết hợp với toàn bộ quá trình thu nhận, kiểm định, xử lý và phê duyệt hồ sơ tín dụng cũng là một điểm khuyến nghị đáng chú ý từ phía tác giả. 4.4. Hạn chế đề tài
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế sau:
thống của FE credit và chủ yếu được thu thập từ Application form của khách hàng, nên thông tin có thể kém chính xác do chưa được chứng thực, làm giảm kết quả phân tích của nghiên cứu. Ngoài ra, dữ liệu chỉ có thông tin ở mức độ lịch sử giao dịch nội bộ. Để tăng tính chính xác và toàn diện, cần có thông tin xác thực hơn, kết hợp với lịch sử giao dịch của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, thông tin lịch sử tín dụng CIC, hoặc mở rộng thêm các biến số mang ý nghĩa về ngành hoặc kinh tế vĩ mô. Thứ hai, nghiên cứu mới chỉ phân tích chung khả năng trả nợ cho tất cả các sản phẩm của FE Credit, chưa đánh giá được cụ thể đối với từng sản phẩm vay. Thực tế, mỗi sản phẩm có quy định khác nhau về điều kiện cho vay. Ví dụ, đối với sản phẩm mở thẻ tín dụng hoặc cho vay theo lương, khách hàng phải đáp ứng điều kiện: có thu nhập từ lương tối thiểu 3 triệu đồng/ tháng; tuy nhiên đối với sản phẩm cho vay tiền mặt lại không cần khách hàng phải chứng minh thu nhập, nên không có dữ liệu về thu nhập của khách hàng (Kết quả nghiên cứu chung của luận văn này đưa ra kết luận thu nhập không có ảnh hưởng mang tính thống kê đối với khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân). Bên cạnh đó, các yếu tố có thể gây ảnh hưởng khác nhau đến các khách hàng ở các nhóm sản phẩm khác nhau.
Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu. Giai đoạn lựa chọn biến số chất lượng đưa vào mô hình và lựa chọn loại mô hình đánh giá có rất nhiều phương pháp khả thi, phương pháp mà tác giả lựa chọn trong nghiên cứu này chỉ là một trong số đó, nên chất lượng và kết quả đầu ra của mô hình còn có thể được cải tiến và do đó vẫn sẽ có những sự sai khác
Thứ tư, đề tài đã phân tích được các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân của công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian cụ thể năm 2019, tuy nhiên chưa mang tính thời sự. Giai đoạn 2020- 2021, khi nền kinh tế nói chung và khả năng tài chính của khách hàng cá nhân nói riêng, đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid, thì kết quả cũng như các đề xuất của nghiên cứu lại không phù hợp để áp dụng kịp thời.
4.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ các hạn chế nêu trên, luận văn đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo cho các đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay sau này như
sau: Đầu tiên các nghiên cứu sau này có thể tập trung nghiên cứu vào từng dòng sản phẩm tại từng đơn vị để khái quát một cách chi tiết tại đơn vị mình và gia tăng số lượng mẫu nghiên cứu. Thứ hai ngoài những yếu tố tác động thường thấy trong các bài nghiên cứu, nghiên cứu sau này có thể tham khảo thêm các ý kiến từ những chuyên gia cũng như các bài nghiên cứu có uy tín để xây dựng thêm các nhân tố có tác động đến khả năng trả nợ. Thứ ba, các nghiên cứu sau này ngoài thông tin khách hàng cung cấp cần bổ sung thêm các nguồn thông tin nội tại từ chính tổ chức tín dụng qua đó xác thực và đánh giá khách quan các thông tin trong bài nghiên cứu để từ đó có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, bên cạnh đó cần kết hợp thêm thông tin khác đa dạng hơn như thông tin của các tổ chức đánh giá tín dụng khác, yếu tố ngoài ngân hàng. Thứ tư, có thể nghiên cứu cách triển khai mô hình theo định hướng credit scoring (chuyển đổi WOE và IV) – loại mô hình điển hình của ngân hàng để đánh giá cho dữ liệu của các tổ chức tài chính mở rộng nói chung. Cuối cùng, có thể tách riêng thông tin đưa vào mô hình để đánh giá: Mô hình đánh giá cho khách hàng chỉ dựa vào thông tin nhân khẩu học – phục vụ đánh giá khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với FE Credit (Thông tin được lấy từ Application form của khách hàng), và một mô hình đánh giá toàn bộ thông tin bao gồm nhân khẩu học kết hợp hành vi giao dịch của khách hàng – phục vụ đánh giá khách hàng hiện hữu. Kết hợp với việc áp dụng các kỹ thuật xử lý dữ liệu và lựa chọn mô hình tiên tiến hơn để đánh giá, điều này kỳ vọng có thể làm tăng độ chính xác dự đoán của mô hình hơn và do đó đánh giá tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ có thể chính xác hơn nữa.
KẾT LUẬN
Tín dụng tiêu dùng thế chấp có vai trò quan trọng, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn vay tiêu dùng của nhiều khách hàng chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng. Trong những năm trở lại đây khi nhu cầu tiêu dùng gia tăng thì vị thế của các doanh nghiệp tín dụng nói chung và FE Credit nói riêng càng trở nên quan trọng, với lợi nhuận mà công ty này mang lại chiếm tới gần 50% lợi nhuận hợp nhất của VP Bank trong năm 2017 và năm 2019, dẫn đầu thị trường cho vay tín chấp tại Việt nam. Mặc dù lợi nhuận đem lại từ mảng cho vay tín chấp này rất cao nhưng rủi ro khách hàng không trả nợ khi cho vay tín chấp cao hơn so với các hình thức khác.
Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Công ty Tài chính FE Credit. Với mẫu nghiên cứu bao gồm 13.066 khác hàng cùng với kết quả hồi quy của mô hình Binary Logistic, tác giả đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay tiêu dùng tín chấp tại FE Credit thuộc các nhóm yếu tố liên quan đến 3 nhóm chính: Thông tin nhân khẩu học của khách hàng, Khả năng của khách hàng và Đặc điểm của khoản vay. Kết quả của nghiên cứu cho thấy Tình trạng hôn nhân, Số người tham chiếu, Nghề nghiệp, Số năm cư trú, Số lượng khoản vay đã đóng, Số năm quan hệ với FE Credit có tác động tích cực đến khả năng hoàn trả các khoản vay của khách hàng cho công ty FE Credit. Mặt khác, Giới tính có tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ. Các nhân tố này đều có chiều tác động đến khả năng trả nợ phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Mô hình nghiên cứu của luận văn với mẫu dữ liệu khách hàng năm 2019 của FE Credit đã phần nào phản ánh đúng thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, cụ thể giải thích được 74.83% biến khả năng trả nợ và khả năng dự báo đạt 76.43%. Nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm yếu tố có tác động mang ý nghĩa thống kê cùng chiều và ngược chiều với khả năng trả nợ của khách hàng.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cùng với sự kế thừa những tri thức từ các công trình nghiên cứu đi trước về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, tác giả đưa ra khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Công ty Tài chính.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
Với kết quả nghiên cứu đạt được, cùng với những nhận định về hạn chế hiện tại của nghiên cứu cũng như những định hướng nghiên cứu đề xuất trong tương lai, tác giả mong muốn góp phần giúp các công ty tài chính nói chung, và công ty FE Credit nói riêng nhận diện và đánh giá các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế nợ xấu nhằm tăng tính an toàn và lành mạnh cho hệ thống tài chính.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Các văn bản pháp luật: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 15/05/2005 v/v Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN v/v Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 22/2019/TT-NHNN-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo kết quả kinh doanh, từ năm 2016 -2019.
3. Đoàn Thị Bảo Châu, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2014.
4. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang, Báo công nghệ ngân hàng, Số 64, Trang 2, 2011.
5. Nguyễn Quốc Nghi, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Hậu Giang, Tạp chí Khoa Học Công Nghệ, số 4, 85-91, 2013.
B. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
1. Antwi Samuel, Risk Factors of Loan Default Payment in Ghana: A case study of Akuapem Rural Bank, International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, vol.2, issue 4, 2012.
2. C. A. Wongnaa & D. Awunyo-Vitor, Factors Affecting Loan Repayment Performance Among Yam Farmers in the Sene District Ghana, Agris on-line
Papers in Economics and Informatics, vol. V, 2013.
3. Edward Yeboah, Irene Mirekuah Oduro, Determinants of Loan Defaults in Some Selected Credit Unions in Kumasi Metropolis of Ghana, Open Journal of Business and Management, 2018.
4. H.D. Acquah, j. Addo, Determinants of loan repayment performance of fishermen: Empirical evidence from Ghana, Cercetări Agronomice în Moldova Vol. XLIV, No. 4 (148), 2011.
5. Chapman, J.M., Factors Affecting Credit in personal Lending, The National Bureau of Economics Research, pp. 109-139, 1990.
6. Million Sileshi1, Rose Nyikal and Sabina Wangia, Factors Affecting Loan Repayment Performance of Smallholder Farmers in East Hararghe, Ethiopia Million, Lap Lambert Academic Publishing, 2012.
7. Nwosu, F.O, E.C. Okorji, N.J. Nweze, J.S. Orebiyi, M.O. Nwachukwu, U.C Ibekwe, Loan Accessibility and Repayment Performance of Livestock Farmers under the Agricultural Credit Guarantee Scheme Fund in Southeast, Nigeria, Department of Agricultural Economics, Federal University of Technology, Owerri, Nigeria, vol. 4, no. 6, 2014.
8. J. O. Oladeebo and O. E. Oladeebo, Determinants of Loan Repayment among Smallholder Farmers in Ogbomoso Agricultural Zone of Oyo State, Nigeria. Agricultural Economics and Extension Department, Ladoke Akintola University of Technology, 2008.
9. Đinh Thị Huyền Thanh & Stefanie Kleimeie, Credit Scoring for Vietnam’s Retail Banking Market: Implementation and Implications for Transactional versus Relationship Lending, International Review of Financial Analysis,
2006.
10. Willy Muturi, Mohamed Said Samantar, Factors affecting loan repayment performance of banks in Garowe district, Puntland, Somalia, International Journal of Contemporary Applied Researches, Vol. 6, No. 3, 2019