Tình hình sử dụng lao động tại khách sạn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại nhà khách la thành (Trang 31 - 32)

Qua bảng cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn của nhân viên trong khách sạn Thể Thao – Hà Nội (Xem phụ lục 4). Có thể thấy, số nhân viên khách sạn năm 2009 chỉ tăng 5 người so với năm 2008, cơ cấu lao động thay đổi không đáng kể. Trong đó lao động gián tiếp là 9 người chiếm 10% tổng số lao động, lao động trực tiếp là

81 người chiếm 90% tổng số lao động trong toàn khách sạn. Số lượng lao động phổ thông trong khách sạn năm 2008 so với năm 2009 tăng lên 4 người do bộ phận nhà hàng cần tuyển thêm người. Số lao động phổ thông chủ yếu tập trung ở các bộ phận như Buồng, Bàn, Bảo vệ, Bếp. Điều này là hoàn toàn phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn sử dụng nhiều lao động trực tiếp.

Nhìn chung lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động nữ chiếm 66,67% tổng số lao động toàn khách sạn. Độ tuổi bình quân của nhân viên trong khách sạn là 30,5 tuổi. Đa số nhân viên trong khách sạn nằm trong độ tuổi từ 22 – 30 tuổi. nhân viên một số bộ phận như Buồng, Bếp, Giặt là có độ tuổi khá cao từ 30 – 45 tuổi do yêu cầu về công việc không cao, công việc phù hợp với độ tuổi.

Tuy nhiên, trình độ lao động còn hạn chế. Trình độ đại học tập chung chủ yếu ở bộ phận quản lý nhưng không thuộc chuyên ngành kinh doanh khách sạn, mà chủ yếu là chuyên ngành khác. Trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm số đông trong khách sạn do một số bộ phận hoạt động kinh doanh không đòi hỏi trình độ học vấn cao.

Kết quả trên cho thấy, nguồn nhân lực hiện nay của khách sạn vẫn đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách hàng. Tuy nhiên về lâu dài khách sạn nên có những biện pháp đề đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại nhà khách la thành (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)