Cơ cấu hành chính,kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ẩm thực Hà Nam nhằm quảng bá và phát triển du lịch.PDF (Trang 29 - 34)

II. Đánh giá và cho điểm:

1.1.2 Cơ cấu hành chính,kinh tế

Cơ cấu hành chính.

7Tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 20 phƣờng và 83 xã. Đây cũng là tỉnh có số lƣợng đơn vị hành chính ít nhất cả nƣớc.

 Kinh tế.

-Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Công nghiệp , Tiểu thủ công nghiệp , Làng nghề: 39,7%

Nông nghệp: 28,4%

Dịch vụ: 31,9%

+ Công nghiệp

Chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6 nhà máy xi măng 1,8 triệu tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá khai thác 2, 5 triệu m3 (2005) tăng 2,26 lần so với năm 2000, Bia - nƣớc giải khát đạt 25 triệu lít gấp 4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2 lần,...

Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời nhƣ dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), s ng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren xã Thanh Hà (Thanh Liêm). Nghề thêu ren thu hút nhiều lao động ở Thanh Hà. Xã Thanh Hà (Thanh Liêm) nằm cạnh quốc lộ 1A, có 2.626 hộ với 9.699 ngƣời ở 7 thôn. Trong số 2.626 hộ thì có 2.002 hộ làm nghề thêu ren chiếm 76,2%, với 5.740 lao động tham gia, trong số này lao động chính có 2.684 ngƣời, lao động phụ là 2.896 ngƣời và lao động thuê là 160 ngƣời. Những con số trên chứng tỏ Thanh Hà là xã mà số hộ và số lao động làm nghề thêu ren nhiều nhất tỉnh. Sau khi miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng, làng nghề mở rộng về quy mô và thu hút hàng ngàn lao động, nghề

7

12

thêu ren đƣợc truyền dạy rộng rãi, sản xuất không ng ng phát triển. T năm 1975 đến năm 1989 là thời gian thịnh vƣợng của làng nghề: sản phẩm đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, xuất khẩu sang Liên Xô và các nƣớc Đông Âu. T năm 1990 đến nay là thời kỳ chuyển đổi cơ chế, làng thêu ren Thanh Hà đã trải qua bao trăn trở tìm cho mình hƣớng đi để tồn tại và phát triển trong điều kiện thị trƣờng truyền thống bị thu hẹp và thị trƣờng nƣớc ngoài lại đ i hỏi rất khắt khe về chất lƣợng và thời gian.

Hình 1. 3 Làng lụa Nha Xá ( nguồn sưu tầm)

Công cụ, thiết bị của làng nghề thêu ren rất giản đơn. Lao động chủ yếu là thủ công. Toàn bộ làng nghề hiện có hơn 5.000 khung thêu, 30 hộ có thiết bị giặt là và in, ngoài ra c n có các dụng cụ khác nhƣ: kim, kim móc, dao, kéo.

Các công đoạn của nghề thêu ren là: chuẩn bị nguyên liệu, tạo mẫu, pha và in màu, thêu, giặt là, kiểm tra đóng gói và cuối cùng là tiêu thụ. Các công đoạn trên hiện nay đều thực hiện bằng lao động thủ công.

Để tạo mẫu đảm bảo chất lƣợng, chỉ có một số hộ có kỹ thuật, có vốn đảm nhiệm công đoạn này và làm dịch vụ cho cả làng nghề. Khâu kiểm tra, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm là thuộc về các doanh nghiệp (đảm nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm của

13

làng nghề). Ngƣời lao động chỉ thực hiện một công đoạn: thêu. Nghề thêu ren có đặc điểm: nguyên liệu tiêu hao ít, nhƣng lao động kết tinh trong sản phẩm nhiều vì thế giá trị sản phẩm lớn. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm thêu lại phụ thuộc vào hai yếu tố: nguyên liệu và kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm đó có đƣợc khách hàng ƣa chuộng hay không. Hiện nay những mặt hàng đang đƣợc ƣa chuộng là: ga trải giƣờng, gối, khăn trải bàn…

Có làng đã đạt t 40–50 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản phẩm; lụa tơ tằm: 0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm,...

Cho tới năm 2010 Hà Nam đã xây dựng đƣợc các khu công nghiệp sau

 Khu Công nghiệp Đồng Văn I và Khu Công nghiệp Đồng Văn 2 thuộc địa bàn phƣờng Đồng văn: Tổng diện tích 410ha.

Với giao thông thuận tiện: Đây là một trong số ít các khu công nghiệp giáp với 3 phía đều giáp với quốc lộ lớn. phía Đông giáp với đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, phía Nam giáp quốc lộ 38, phía Tây giáp quốc lộ 1A. Khu công nghiệp cũng liền kề với ga Đồng Văn thuộc hệ thống đƣờng sắt Bắc Nam.

 Khu công nghiệp Châu Sơn 200ha - nằm trong thành phố Phủ Lý

 Khu công nghiệp H a Mạc 200ha - thuộc phƣờng H a Mạc - Duy Tiên Các dự án khu công nghiệp khác (đang thi công)

 Khu công nghiệp Ascendas - Protrade, diện tích 300ha

 Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình, diện tích 200ha

 Khu công nghiệp Liêm Phong, diện tích 200ha

 Khu công nghiệp ITAHAN, diện tích 300ha.

Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng đƣợc nhiều cụm công nghiệp và đã cho các doanh nghiệp và tƣ nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực.

14

Phát triển công nghiệp dồn dập cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trƣờng, xong tỉnh cũng đã t ng bƣớc thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu quả và kinh tế.

Hình 1. 4 Làng Trống Đọi Tam- Duy Tiên ( nguồn sưu tầm )

+ Nông nghiệp:

Chiếm 28,4% trong nền kinh tế. Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần t 39,3% năm 2000 c n 28,4% năm 2005. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lƣợng lƣơng thực đạt 420 tấn/năm, sản lƣợng thuỷ sản năm 2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5 triệu đồng.

-Hình thành vùng cây lƣơng thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở thị xã Duy Tiên, và 2 huyện Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tƣ vùng lúa đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao. Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hoá sang sản xuất đa canh để nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha. Chuyển một phần đất màu sang trồng rau sạch chuyên canh và trồng hoa.

15

-Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: Tổng đàn b 35.000 con; lợn 350.000 con; dê 16.000 con; gia cầm 3.350.000 con. Nhập b sữa cung cấp cho nông dân là: 150 con. Đến nay đã phát triển đƣợc 355 con. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 30.000 tấn/năm.

Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Hà Nam xếp ở vị trí thứ 62/63 tỉnh thành.

+ Tiềm năng du lịch

Hà Nam có nhiều điểm sinh thái khá hấp dẫn nhƣ khu du lịch Ngũ Động Sơn có Đền Trúc thờ Lý Thƣờng Kiệt, vị anh hùng dân tộc thời Lý. Ngũ Động Sơn là quả núi có 5 hang động nối liền nhau tạo thành một dãy hang động liên hoàn. Trên đỉnh núi có bàn cờ thiên tạo bằng đá, trong động có nhiều nhũ đá tạo vẻ đẹp huyền bí. Nhiều thi nhân và du khách đã t ng qua đây d ng chân chiêm ngƣỡng. Di tích này cánh thị xã Phủ Lý 7 km nằm sát với d ng sông Đáy và lại kề bên quốc lộ 21A. Đền Trần Thƣơng ở huyện Lý Nhân, thờ Quốc công Tiết Chế Hƣng Đạo đại vƣơng Trần Quốc Tuấn. Đền đƣợc xây dựng năm 1783 với diện tích 1,4 ha. Riêng nội tự rộng 0,5 ha, kiến trúc của đền mang đậm nét nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Hàng năm ở đây có lễ tƣởng niệm và liên hệ mật thiết với lễ hội ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Bảo Lộc – Nam Định

Hồ Tam Chúc ở xã Ba Soa, huyện Kim Bảng, diện tích mặt nƣớc hồ 585 ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Hiện nay, Nhà nƣớc đang thi công dự án với kinh phí 90 tỷ đồng để hoàn thiện khâu đắp đập ngăn nƣớc và giải phóng l ng hồ; tái tạo vùng du lịch bơi thuyền trên hồ nƣớc, du lịch sinh thái 600 ha, du lịch thắng cảnh thiên nhiên núi r ng, du lịch leo núi… Cần đầu tƣ thêm 120 – 150 tỷ đồng để xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt, cầu lông. L ng hồ đang thiết kế công viên nƣớc, nhà thuỷ tạ; khách có thể đến bơi thuyền du ngoạn, câu cá, sinh hoạt thể thao. Nơi đây cách chùa Hƣơng 7 km, cách Hà Nội 70 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hƣng Yên 40 km. Khu sinh thái “Hồ Tam

16

Trúc” là điểm d ng chân cho khách nhiều tỉnh, là nơi dƣỡng trí vào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phƣơng.

Chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, thƣờng tổ chức lễ hội vào ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 hàng năm. Lịch sử xây dựng chùa với tháp t thế kỷ XI, tháp “sùng thiện diên linh” có nghệ thuật kiến trúc đặc trƣng thời Lý, xây dựng xong vào năm 1121. Tháp cao 13 tầng, mở 40 cửa, đỉnh tháp có xá lỵ đƣợc niêm cất, toả trƣờng quang cho đời Thịnh sau này. Di tích Long Đọi Sơn đƣợc xếp hạng t năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời sau. Năm 2002 đƣợc Nhà nƣớc và tỉnh quan tâm, dự án đầu tƣ đƣợc duyệt với mức vốn 18 tỷ đồng. Thời gian thi công đảm bảo kịp với kỷ niệm 1.000 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Khu trung tâm du lịch thị xã Phủ Lý đƣợc xây dựng bên cạnh d ng sông Đáy, giáp cửa sông Châu. Tại đây có khách sạn 5 sao, 11 tầng, có khu bến thuỷ phục vụ du thuyền đi chùa Hƣơng, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn. Mỗi năm, du lịch Hà Nam đƣa tiễn khách vào chùa Hƣơng bằng đƣờng bộ và đƣờng thuỷ tới hàng chục nghìn du khách. Ngoài ra, đây c n là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãn cảnh non nƣớc vùng quê hƣơng Hà Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ẩm thực Hà Nam nhằm quảng bá và phát triển du lịch.PDF (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)