II. Đánh giá và cho điểm:
1.1.4 Lịch sử và văn hóa
Lịch sử
9 Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình c n nằm sâu dƣới đáy biển. Cuối kỷ Jura hay đầu kỷ Creta, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay. Đa số các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy, có rất ít ngọn nằm ở tả ngạn.
Khoảng 70 triệu năm trƣớc đây, chế độ biển kết thúc, thay thế là một quá trình bồi tụ để hình thành đồng bằng cổ. Phù sa mới và việc hình thành đồng bằng trên cơ sở tạo nên vùng đất thấp là trầm tích trẻ nhất châu thổ Bắc bộ. Hà Nam là vùng đất đƣợc bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào m n t vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam c n đƣợc bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía Nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trƣng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa t Đông sang Tây, t Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của ngƣời Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.
Theo kết quả khảo cổ thì ngƣời nguyên thuỷ đã xuất hiện ở Hà Nam trên dƣới 1 vạn năm vào buổi đầu thời kỳ đồ đá mới và đồ gốm thuộc nền văn hóa H a Bình, văn hóa Bắc Sơn. Cũng có thể do sự bùng nổ dân số t sơ thời kỳ đại kim khí nên bắt đầu đã có cƣ dân xuống trồng lúa nƣớc ở vùng chiêm trũng. Họ đƣợc xem nhƣ những ngƣời tiên phong khai thác châu thổ Bắc bộ.
9
18
T thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.
Dƣới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thƣợng thƣ Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ trấn Sơn Nam t thôn Tƣờng Lân (xã Trác Văn) huyện Duy Tiên, phủ Lỵ Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu (nay là trung tâm thành phố Phủ Lý) thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thƣợng. Đến năm 1832 dƣới thời Nguyễn, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân đƣợc đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2), phủ Lý Nhân đƣợc đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 1908, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thƣợng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam đƣợc sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1992, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách nhƣ cũ. Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam đƣợc tái lập.
Khi tách ra, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Phủ Lý và 5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm.
Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chuyển thị xã Phủ Lý thành thành phố Phủ Lý. Ngày 17 tháng 12 năm 2019, chuyển huyện Duy Tiên thành thị xã Duy Tiên. Tỉnh Hà Nam có 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện nhƣ hiện nay.
19
10 Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nƣớc lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ca trù, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.
Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu:
Lễ hội đền Trúc (c n gọi là hội Quyển Sơn) tổ chức ở xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng tổ chức t mùng 6 tháng giêng đến mùng 10 tháng 2 âm lịch.
Hội chùa Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, thờ Phật, thờ Lê Đại Hành, Nguyên phi Ỷ Lan, và Lê Thánh Tông; hội tổ chức vào 21 tháng 3 âm lịch.
Lễ hội tịch điền: diễn ra tại Đọi Sơn, Duy Tiên là nơi vua Lê Đại Hành mở đầu nghi thức cày ruộng tịch điền trong lịch sử.
Hội đền Trần Thƣơng ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, đƣợc tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch và đêm 14 tháng Giêng âm lịch. Đền Trần Thƣơng thờ Quốc công Tiết chế Hƣng Đạo Đại Vƣơng Trần Quốc Tuấn (Trần Hƣng Đạo), là nơi đƣợc ông chọn làm kho lƣơng, cung cấp lƣơng thảo cho quân đội trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Nguyên-Mông thế kỷ thứ XIII. Lễ hội phát lƣơng đền Trần Thƣơng là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam, tƣởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, giáo dục cho con cháu về truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại xâm của ông cha.
Hội làng Duy Hải ở huyện Duy Tiên, thờ Trần Khánh Dƣ, đƣợc tổ chức hằng năm vào 22 tháng giêng.
Một số công trình văn hóa tiêu biểu:
Nhà hát Chèo Hà Nam nằm ở trung tâm thành phố Phủ Lý, là đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp của chiếng chèo xứ Nam.
10
20
Hình 1. 5 Nhà hát Chèo thành phố Phủ Lý ( nguồn sưu tầm )
Di tích lịch sử
11 Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc trong đó có đình, chùa Tam Chúc t thời Đinh đang đƣợc đầu tƣ xây dựng trở thành khu du lịch quốc gia, điểm nhấn của du lịch Hà Nam.
Quần thể di tích đền Lăng gồm Đền Thƣợng, Đền Trung, Đền Hạ và Đền Tam Thiên Nhân thuộc thôn Cõi xã Liêm Cần, Thanh Liêm là vua Đinh Tiên Hoàng và 3 vua nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh) trên vùng đất tƣơng truyền là quê hƣơng của Vua Lê Hoàn.
Đền Trúc-Ngũ Động Sơn: nằm tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, cách Phủ Lý hơn 7 km theo quốc lộ 21A. Tƣơng truyền Lý Thƣờng Kiệt trên đƣờng chiến thắng trở về đã cho quân d ng ở đây để tế lễ và ăn m ng. Sau này để tƣởng nhớ ông, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ dƣới chân núi Cấm gọi là đền Trúc. Trong dãy núi c n có danh thắng Ngũ Động Sơn, là năm hang đá nối liền nhau thành một dãy động liên hoàn, có chiều sâu trên 100m.
11
21
Chùa Bà Đanh: Mới đƣợc cải tạo lại t năm 2010, nằm ở đoạn uốn khúc của d ng sông Đáy và nằm giữa đê sông Đáy và sông Đáy. Đối diện với chùa và ở phía bên kia sông là núi Ngọc. Chùa cách cầu nối đƣờng 21A và thị trấn Quế khoảng 4 km. Xung quanh chùa là vƣờn cây rộng và um tùm, xa hơn là d ng sông đáy trong veo nên không gian rất yên tĩnh, vắng vẻ, thậm chí có thể nghe đƣợc cả tiếng lá rơi. Chùa Long Đọi: đƣợc xây dựng t đời vua Lý Thánh Tông, chùa nằm ở toạ độ 105o30-186,01 kinh độ Đông; 20o20-22,775 vĩ độ Bắc. Chùa nằm trên đỉnh núi Đọi, với độ cao 79m so với mặt nƣớc biển, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Nam; cách thành phố Phủ Lý 10 km về phía Đông Bắc. Long Đọi sơn tự nằm trên thế đất cửu long. Toàn cảnh núi Đọi nhìn xa giống nhƣ một con rồng đất rất lớn nằm phục ở giữa đồng bằng vùng chiêm trũng. Tuy đƣợc xây dựng t giữa thế kỷ XI nhƣng thực sự phát triển và xây dựng bề thế vào năm 1118, đời vua Lý Nhân Tông, tháp Sùng Thiện Diên Linh đã đƣợc xây dựng với ý nghĩa cầu thiện.
Danh thắng Kẽm Trống thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Đây là nơi d ng sông Đáy chảy xen giữa hai dãy núi đá vôi tạo thành cảnh quan sơn thủy thơ mộng.
22