Trình bày hệ quả pháp lý sau khi nghĩa vụ được chuyển giao

Một phần của tài liệu Đề cương luật dân sự 3 phần nghĩa vụ và hợp đồng (Trang 33 - 60)

Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự có hiệu lực sẽ làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa bên có nghĩa vụ với bên có quyền và làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa người thế nghĩa vụ với bên có quyền. Theo đó, người thế nghĩa vụ sẽ trở thành người có nghĩa vụ, phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trước bên mang quyền.

Khi chuyển giao nghĩa vụ, bên đã chuyển giao không phải chịu trách nhiệm về hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ trước bên có quyền, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Điều 371 Bộ luật Dân sự năm 2015, chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được quy định như sau: “Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì

biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trường hợp nghĩa vụ được chuyển giao, các biện pháp bảo đảm xác lập nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ cũng đương nhiên chấm dứt, bởi vì biện pháp bảo đảm đó là bảo đảm cho chính hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận. Bởi vì, việc chuyển giao nghĩa vụ cho bên thế nghĩa vụ sẽ làm quan hệ nghĩa vụ ban đầu chấm dứt, bên thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ mới với bên có quyền. Mặt khác, việc chuyển giao nghĩa vụ phải có sự đồng ý của bên có quyền, khi đó bên có quyền tự lựa chọn rủi ro cho chính mình trong việc chấp nhận bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ. Do đó, khi kèm theo biện pháp bảo đảm trong quan hệ nghĩa

vụ trước đó thì khi chuyển giao cho bên thứ ba biện pháp bảo đảm này phải chấm dứt nếu không có sự thỏa thuận khác.

47.Trình bày các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ

Điều 372?

Quan hệ nghĩa vụ phát sinh dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định, vì vậy, nó không thể tự nhiên chấm dứt mà cũng phải chấm dứt dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy pháp luật quy định về 11 căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ, cụ thể:

-Một là: Nghĩa vụ được hoàn thành Điều 373? Nghĩa vụ được coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã hoàn thành xong nghĩa vụ đó theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường trường hợp nghĩa vụ mới chỉ được thực hiện một nửa mà nửa còn lại bên có quyền miễn cho bên có nghĩa vụ thì cũng được xem là đã hoàn thành. Kể cả trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận nghĩa vụ thì nghĩa vụ vẫn được xem là đã hoàn thành, vì bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định pháp luật.

-Hai là: Theo thỏa thuận của các bên. Điều 375? Thỏa thuận là sự thống nhất ý chí của các bên về việc chấm dứt nghĩa vụ. Nghĩa vụ sẽ chấm dứt kể từ thời điểm thỏa thuận của các bên có hiệu lực pháp luật. Dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận trong việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt nghĩa vụ. Tuy nhiên, thỏa thuận đó không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác, ảnh hưởng đến lợi ích chung của Nhà nước và cộng đồng.

-Ba là: Bên có quyền miễn việc thực hiện hiện nghĩa vụ. Đ376? Là sự thể hiện ý chí của bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ về việc không yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ với mình. Việc thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu về lợi ích của bên có quyền, do đó, họ có thể từ bỏ lợi ích của mình bằng cách miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ. Nghĩa vụ chấm dứt khi kể từ thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

-Bốn là: Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác. Đ377 Khi các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác nghĩa vụ ban đầu chấm dứt. Ví dụ: Các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ trả tiền bằng nghĩa vụ trả vật, thì nghĩa vụ trả tiền chấm dứt.

-Năm là: Nghĩa vụ được bù trừ. Đ378, 379 Bù trừ nghĩa vụ được hiểu là cả hai bên đều có nghĩa vụ cùng loại với nhau, đến thời hạn thì bù trừ nghĩa vụ cho nhau, tức không ai phải thực hiện nghĩa vụ với bên còn lại. Nếu cả hai nghĩa vụ có giá trị ngang nhau thì nghĩa vụ xem chấm dứt sau khi bù trừ. Nếu giữa hai nghĩa vụ có sự chênh lệch thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó.

-Sáu là: Bên có nghĩa vụ và bên có quyền hòa làm một. Đ380? Là trường hợp bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền trong nghĩa vụ đó. Ví dụ: pháp nhân sáp nhập với nhau.

-Bảy là: Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết. Đ381? Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự đó. Khi một chủ thể tham gia quan hệ dân sự và phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó, thì phải thực hiện trong một quãng thời gian nhất định. Nếu kết thúc thời hạn đó thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt.

-Tám là: Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà

nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đ382? Việc thực hiện nghĩa vụ

luôn gắn với nhân thân của chủ thể, tức chủ thể phải tồn tại, hoạt động được thì mới có thể thực hiện nghĩa vụ. Do đó, khi bên có nghĩa vụ là cá nhân đã chết, pháp nhân đã chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt. Ví dụ: nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi bên có nghĩa vụ cấp dưỡng chết.

-Chín là: Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế

hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác. Trong trường hợp quyền yêu cầu gắn với nhân thân của cá nhân hoặc pháp

nhân mà theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên, khi cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt quyền yêu đó không để lại di sản thừa kế hoặc không được phép chuyển giao thì quan hệ nghĩa vụ cũng chấm dứt.

-Mười là: Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng

nghĩa vụ khác. Đ383? Với tính chất không thể thay thế cho nhau, bởi vật đặc định được phân

biệt rõ ràng thông quan ký hiệu, hình dáng, chất liệu, đặc điểm,…Nên khi chuyển giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó. Khi vật đặc định không còn thì nghĩa vụ chuyển

giao vật đặc định chấm dứt. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của bên có quyền các bên phải thỏa thuận thay thế nghĩa vụ khác, nếu không thì bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

-Mười một là: Trường hợp khác do luật quy định. Là các trường hợp quy định trong luật khác, hoặc dự liệu các tình huống xảy ra trong tương lai là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ, mà tại thời điểm hiện tại pháp luật không lường trước được.

48.Khái niệm hơp đồng

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

So với định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể: Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.

49.Phân loại hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại

Căn cứ vào tương quan quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng

- Hợp đồng song vụ, là hợp đồng mà mỗi bên có nghĩa vụ đối với nhau (K1, Điều

402?)

VD: HD mua bán TS là hợp đồng song vụ. Trong đó cả bên mua và bên bán TS đều có quyền và nghĩa vụ với nhau, bên bán có nghĩa vụ giao TS và có quyền nhận tiền tương ứng với TS mua bán còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và có quyền nhận TS

- Hợp đồng đơn vụ, (K2, Điều 402?). Trong hợp đồng đơn vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên ko tương xứng với nhau mỗi bên ko có sự hỗ trợ và tương thuộc với nhau

VD: Hợp đồng tặng cho tài sản là HĐ đơn vụ vì trong hợp đồng tặng cho TS chỉ có bên cho TS là bên có nghĩa vụ thông báo khuyết tật của TS

=> ý nghĩa của việc phân loại: có ý nghĩa pháp lý quan trọng trong vc định ra các quy chế pháp lý riêng biệt cho từng loại hợp đồng xác định quyền và nghĩa vụ tương thích cho từng loại hợp đồng, áp dụng các biệt lệ cho các loại hợp đồng

50.Phân loại hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại

Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

- Hợp đồng ưng thuận, là hợp đồng mà hiệu lực của nó phát sinh từ thời điểm các bên thỏa thuận xong xuôi nội dung cần thiết (yêu cầu) của hợp đồng

Về nguyên tắc hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà hiệu lực của nó đk tạo lập tại thời điểm các bên chấp nhận, đồng thời hoàn toàn với nhau về mặt nội dung của hợp đồng. Vc thỏa thuận có thể đơn giản chỉ là sự thể hiện bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc = hình thức xác định khác

Đối với HD có tính chất ưng thuận các bên thỏa thuận xong nội dung hợp đồng thì hợp đồng đã có giá trị ràng buộc mà ko cần phải qua 1 thể thức, thủ tục nào. Vì thời điểm có hiệu lực của loại hợp đồng này phát sinh trùng với thời điểm giao kết hợp đồng

VD: Hợp đồng mua bán tài sản, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

- Hợp đồng thực tế: là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ

phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

Đặc điểm cơ bản của hợp đồng thực tế là hiệu lực của nó lệ thuộc vào thời điểm thực tế khi một bên hứa giao tài sản đã thực hiện hành vi chuyển giao TS cho bên kia

VD: Hợp đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản.

=> Ý nghĩa của việc phân loại: là cơ sở lý luận qt trong vc xây dựng các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng

51.Phân loại hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại

Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích giữa các bên tham gia hợp đồng

- Hợpchuyển đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó có 1 bên nhận đk 1 thì phải cho bên kia 1 lợi ích khác tương ứng

VD: hợp đồng mua bán, trao đổi, thuê tài sản hay các hợp đồng dịch vụ, vận chuyển, gia công, ....

- Hợp đồng ko có đền bù là hợp đồng mà trong đó có 1 bên nhận dk 1 lợi ích thì ko phải hoàn trả cho bên kia 1 lợi ích nào

Trong hợp đồng ko có đền bù thường ko có sự trao đổi giữa các bên mà chủ yếu chỉ có 1 bên chuyển giao lợi ích cho bên kia. Đây là những hợp đồng ko chịu chi phối của quy luật mang tính chất tình cảm, tương trợ

VD: hợp đồng tặng cho TS, vay TS ko có lãi, hợp đồng mượn TS, hợp đồng gửi giữ TS ko lấy thù lao, ...

=> ý nghĩa: có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Thường thì trách nhiệm của bên nhận đền bù từ việc thực hiện hợp đồng đòi hỏi nhiều hơn so với trách nhiệm của bên ko nhận đk đền bù. Trong pháp luật hiện hành, trách nhiệm của bên bán đối với khuyết tật của vật đk áp dụng kể cả khi bên bán ko biết khuyết tật đó tương tự trách nhiệm thông báo khuyết tật của bên cho thuê khác với bên mượn TS. Hơn nữa trong việc thực hiện các hợp đồng vay TS ko có đền bù cx khác so với hợp đồng vay TS có đền bù, vc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền giữa có đền bù và ko đền bù cx khác nhau

52.Phân loại hợp đồng thương lượng và hợp đồng mẫu, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại

Dựa theo cách thức thỏa thuận để xác lập hợp đồng - Hợp đồng mẫu (K1 Điều 405)

- Hợp đồng thương lượng là hợp đồng đk hình thành trong ý chí chung của các bên tham gia thông qua sự đồng thuận của các bên về điều khoản hoặc tất cả nội dung của hợp đồng

Các bên tham gia dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng và có vai trò ngang nhau trong vc bày tỏ ý chí hình thành nên hợp đồng

53.Phân loại hợp đồng cá thể và hợp đồng tập thể, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại

 Hợp đồng cá thể là hợp đồng chỉ ràng buộc chủ thể nào ưng thuận giao kết, bằng cách tự mình bày tỏ ý chí hoặc thông qua người đại diện bày tỏ ý chí.

 Hợp đồng tập thể là ràng buộc với một nhóm chủ thể (tất nhiên ko có tư cách pháp nhân) mà ko cần sự ưng thuận của từng chủ thể thành viên của nhóm.

Ví dụ: Thỏa ước lao động tập thể là ví dụ của hợp đồng tập thể. => Ý nghĩa của phân loại:

54.Phân loại hợp đồng gắn với nhân thân và hợp đồng không gắn với nhân thân, lấy ví dụ và nêu ý nghĩa của phân loại

 Hợp đồng gắn với nhân thân: Có những hợp đồng mà hiệu lực chỉ được duy trì chừng nào người giao kết và thực hiện đúng là những người đã thỏa thuận về việc xác lập nghĩa vụ; nghĩa là nếu người giao kết và thực hiện ko phải là người đó, thì hợp đồng chấm dứt.

Ví dụ: Hợp đồng bảo lãnh hợp đồng ủy quyền.

Nhân thân được tính đến có thể là nhân thân chủ quan: người giao kết và thực hiện phải đúng là người đó. Đôi khi việc giao kết và thực hiện được chấp nhận trên cơ sở nhân thân khách quan: người giao kết và thực hiện phải là người có năng lực chuyên môn và nói chung

Một phần của tài liệu Đề cương luật dân sự 3 phần nghĩa vụ và hợp đồng (Trang 33 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w