Trình bày về nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Đề cương luật dân sự 3 phần nghĩa vụ và hợp đồng (Trang 61 - 69)

Nguyên tắc

- Việc thực hiện hợp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, hợp tác và cùng có lợi, bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ hợp đồng;

- Thực hiện đúng các điều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên đã cam kết về đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; thời hạn và phương thức thanh toán cùng các thoả thuận khác;

- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng, mà pháp luật quy định việc thực hiện hợp đồng: - Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ trước hoặc sau thời hạn mà hợp đồng đã quy định;

- Đối với hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn quy định. Các bên không được tự ý hoãn việc thực hiện nghĩa vụ cho dù bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên. Tức là, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia, thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bên nào thực hiện nghĩa vụ vụ trong trường hợp, hợp đồng quy định họ phải thực hiện nghĩa vụ trước, nhưng tài sản của bên kia bị giảm sút

giá trị nghiêm trọng đến mức không thể đáp ứng được việc thực hiện nghĩa vụ đối ứng như đã cam kết. Quyển hoãn thực hiện nghĩa vụ được tồn tại cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh;

Đối với việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp các bên có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền trong hợp đồng cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên cần báo rõ lí do này cho bên có quyền biết và hợp đồng được coi như bị huỷ bỏ. Các bên trong hợp đồng hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ, thì nghĩa vụ theo hợp đồng coi như đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện những điều cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng thì dù hợp đồng có chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được sự đồng ý của người thứ ba.

79.Trình bày về vấn đề pháp lý gánh chịu rủi ro trong thực hiện hợp đồng song vụ

 Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015 đã quy định: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước

khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

 Rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản phải là những sự kiện mang tính khách quan, tức không có sự can thiệp, tác động từ hành vi của con người. Nếu rủi ro xảy ra do sự tác động của một trong các bên trong hợp đồng thì đó được xem là hành vi vi phạm hợp đồng. Chính vì thế, khi tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán bị hư hỏng, mất mát, chỉ được xác định là rủi ro khi không có sự tác động chủ quan của con người. Thời điểm chịu rủi ro là thời điểm xác định trách nhiệm chịu rủi ro về tài sản thuộc về bên bán hoặc bên mua. Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy trách nhiệm chịu rủi ro giữa bên bán và bên mua được xác định như sau:

Một là, đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản không cần

đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm để phân định trách nhiệm giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở thời điểm giao nhận tài sản. Cụ thể: bên bán sẽ chịu rủi ro về tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua; còn bên mua thì chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản.

Hai là, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Pháp luật quy định về một số tài sản

phải đăng ký quyền sở hữu như nhà, đất, xe oto, xe máy, tàu bay, tàu biển,..Khi chuyển giao tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải chuyển giao cả quyền sở hữu đối với tài sản đó, tức bên mua phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật. Vì vậy, việc phân định trách nhiệm chịu rủi ro giữa bên mua và bên bán không dựa vào thời điểm giao nhận tài sản, mà dựa trên thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký sở hữu tài sản. Cụ thể, bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, còn bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký.

 Thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán có mối quan hệ chặt chẽ với thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bán sang bên mua. Điều 161 BLDS năm 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản như sau: “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền

khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản”. Như vậy, có thể

thấy thời điểm chịu rủi ro chính là thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi theo nguyên tắc chung chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Do đó, dù là tài sản phải đăng ký hay không đăng ký thì thời điểm mà bên mua phải chịu rủi ro về tài sản được tính kể từ thời điểm họ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.

 Về cơ bản, thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản phải đăng ký hoặc không phải đăng ký được xác lập theo quy định trên. Tuy nhiên, hợp đồng được xây dựng dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận, chính vì vậy, nếu các bên có thỏa thuận khác về thời điểm chịu rủi ro thì vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bên canh đó, hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng rất rộng và phong phú, có nhiều đối tượng được điều chỉnh bằng luật chuyên ngành

khác nhau, vì vậy, nếu luật chuyên ngành có quy định về thời hạn chịu rủi ro thì phải tuân theo quy định của luật chuyên ngành.

 Việc phân định trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các bên khi tài sản bị mất mát, hư hỏng

80.Trình bày về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng)

Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một trong những loại trách nhiệm pháp lý nói chung nên nó mang những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý như: (i) Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó; (ii) Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; (iii) Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài những đặc điểm đã nêu trên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng biệt:

– Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự;

– Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong các quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy, việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất;

- Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác (người đại diện cho người chưa thành niên);

- Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm để thỏa mãn quyền lợi chính đáng và khôi phục, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm. Vì thế, về mặt khách quan: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể đang tham gia với nhau một quan hệ dân sự mà khi bên có nghĩa vụ dân sự vi phạm nghĩa vụ đó. Về mặt chủ quan: Trách nhiệm dân sự được hiểu là việc phải gánh chịu một hậu quả mang tính tài sản của bên vi phạm nghĩa vụ nhằm mục đích khắc phục hậu quả cho bên bị vi phạm (bên có quyền), ví dụ như phải giao vật hay phải bồi thường thiệt hại… Có thể nói, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra cho phía bên kia (người có quyền). Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ dân sự. Đối với các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc các bên tự giác thực hiện nghĩa vụ, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng là căn cứ để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự

Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì bên có quyền có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Dạng trách nhiệm này bao gồm:

Một là, trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 Bộ luật Dân sự năm

2015)

– Trường hợp nghĩa vụ giao “vật đặc định” không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền “yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó”; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

– Trường hợp nghĩa vụ giao “vật cùng loại” không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền “yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác”; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

– Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định trên mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Hai là, trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 Bộ luật Dân sự năm

2015)

– Trường hợp bên có nghĩa vụ “chậm trả tiền” thì bên đó phải “trả lãi đối với số tiền chậm trả” tương ứng với thời gian chậm trả.

– Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền: Được xác định “theo thỏa thuận” của các bên nhưng “không được vượt quá 20%/năm” của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng “không xác định rõ lãi suất” và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng “10%/năm” của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ.

Ba là, trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều

358 Bộ luật Dân sự năm 2015)

– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể: “Yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện” hoặc “giao người khác thực hiện” công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.

– Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền “yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện”, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Bốn là, trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 359 Bộ luật Dân sự

năm 2015). Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải “bồi thường thiệt hại” cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại. Mặt khác, một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi, vì thế, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:

Một là, có hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý cho

Một phần của tài liệu Đề cương luật dân sự 3 phần nghĩa vụ và hợp đồng (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w