Trình bày về thời hiệu khởi kiện yêu cầu hoàn trả tài sản phát sinh từ tranh chấp hợp đồng gửi giữ

Một phần của tài liệu Đề cương luật dân sự 3 phần nghĩa vụ và hợp đồng (Trang 85 - 95)

- Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù Nếu hợp đồng vay không có lã

94. Trình bày về thời hiệu khởi kiện yêu cầu hoàn trả tài sản phát sinh từ tranh chấp hợp đồng gửi giữ

hợp đồng gửi giữ

 Theo quy định tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu KHỞI KIỆN là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

 Nếu thuộc trong các trường hợp sau đây thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại:

 Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

 Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

 Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định như trên

95.Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công

Điều 542?

Đặc điểm pháp lý

- Là hợp đồng song vụ, bên gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuyển cho mình vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ và số lượng cùng vật mẫu, bản vẽ để chế tạo. Bên gia công yêu cầu bên đặt gia công nhận tài sản mới do chính mình tạo ra và trả tiền công như đã thỏa thuận

- Hợp đồng có đền bù, khoản tiền mà bên thuê gia công phải trả cho bên gia công là khoản đền bù. Khoản đền bù này là tiền công do các bên thỏa thuận trong HĐGC.

- Có kết quả đk vật thể hóa, vật được xác định trước theo mẫu, theo 1 tiêu chuẩn do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định trước. Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia

công chỉ được hiện thực hóa ( vật chất hóa hay trở thành hàng hóa) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành công việc gia công.

HĐGC còn có đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản, nếu nguyên vật liệu của bên gia công thì bên đặt gia công phải trả tiền mua vật liệu và tiền gia công hàng hóa từ số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu được tạo ra thành phẩm là kết quả của hành vi gia công

96.Phân loại hợp đồng gia công và đối với mỗi phân loại ảnh hưởng ra sao tới việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

 Đ542: Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công

thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”

97.Trình bày khái niệm, phân loại và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển

Điều 522?

Đặc điểm pháp lý:

- Là hợp đồng song vụ, Bên vận chuyển có quyền yêu cầu hành khách mua vé theo quy định và chấp hành đầy đủ những quy định về vận chuyển hành khách. Bên vận chuyển có nghĩa vụ xuất hành đúng giờ, trả khách đúng địa điểm…

Bên hành khách có nghĩa vụ mua vé và ngồi đúng chỗ quy định trên vé hoặc theo sự sắp xếp của quản lý phương tiện, trong thời gian vận chuyển phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của bên vận chuyển về an toàn giao thông (VD: không thò đầu ra ngoài cửa xe…). Bên hành khách có quyền yêu cầu bên vận chuyển chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách

- Hợp đồng có đền bù, Vận chuyển hành khách là loại dịch vụ kinh doanh có điều kiện, tiền mua vé là lợi ích vật chất mà bên vận chuyển hướng tới. Nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hành khách buộc phải giải thể

Điều 530?

Đặc điểm pháp lý:

- Là hợp đồng song vụ, bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối nhau

Hợp đồng có đền bù, Vận chuyển hàng hóa là một dịch vụ phổ biến. Trong hợp đồng vận chuyển chi phí vận chuyển là lợi ích bên vận chuyển hướng tới để chi phí cho việc vận chuyển và tích lũy vốn

Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng không làm tăng thêm khối lượng và không làm thay đổi tính chất của tài sản được vận chuyển, mà là hợp đồng chuyển dịch tài sản từ địa điểm này sang địa điểm kia, vì vậy nó là một loại hợp đồng dịch vụ

98.Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển tương ứng với từng phân loại.

Điều 524?

- Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình:

Nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất của bên vận chuyển chính là việc chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến địa điểm theo thỏa thuận. Việc chuyên chở phải được đảm bảo đúng địa điểm, đúng giờ, đúng phương tiện, đúng lộ trình. Lộ trình vận chuyển là quãng đường vận chuyển được tính từ địa điểm xuất phát đến địa điểm kết thúc công việc vận chuyển. Lộ trình vận chuyển có thể do bên hành khách ấn định và bên vận chuyển thực hiện theo hoặc ngược lại. Một nguyên tắc cho việc chuyên chở là phải đảm bảo an toàn cho hành khách. Để đảm bảo sự an toàn thì bên vận chuyển phải đảm bảo bởi nhiều yếu tố như tài xế phải là người đủ điều kiện theo luật định, phương tiện đảm bảo an toàn, có các dụng cụ chữa cháy kịp thời...

- Đảm bảo đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải:

Một trong các yếu tố chi phối đến sự an toàn của hành khách là vận chuyển đúng trọng tải mà phương tiện vận chuyển được thiết kế. Việc đảm bảo đủ chỗ ngồi nhằm tạo không gian cũng như sự thoải mái cho khách hàng trong quá trình vận chuyển. Với mỗi một loại phương tiện khi được sản xuất, nhà sản xuất đều đưa ra thông số kỹ thuật về trọng tải. Và trọng tải với mỗi một loại phương tiện vận chuyển còn được quy định cụ thể trong các văn bản giao thông chuyên ngành. Việc chuyên chở không theo đúng trọng tải ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian sử dụng của phương tiện và nghiêm trọng hơn là làm tăng nguy cơ gây ra tai nạn trên đường vận chuyển. Do đó, pháp luật coi việc đảm bảo đủ chỗ ngồi cũng như vận chuyển đúng trọng tải là một trong các nghĩa vụ của bên vận chuyển.

Bảo hiểm là một trong các biện pháp mang tính chất dự phòng nhằm bù đắp cho các thiệt hại nếu xảy ra rủi ro. Do đó, đối với các phương tiện vận chuyển là phương tiện cơ giới, pháp luật buộc bên vận chuyển phải mua một số loại bảo hiểm bắt buộc, trong đó có bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách sẽ buộc bên bảo hiểm chia sẻ rủi ro đối với hành khách trong trường hợp xảy ra thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh quy định chung về nghĩa vụ mua bảo hiểm của bên vận chuyển trong Bộ luật dân sự thì trong một số luật có liên quan khác đã cụ thể hóa quy định này.

Khoản 3?

ð Thời gian xuất phát là thời điểm quan trọng, quyết định việc vận chuyển đúng với thời gian và đưa hành khách đến đúng địa điểm theo thời gian đã thỏa thuận. Do đó, pháp luật buộc bên vận chuyển phải đảm bảo thời gian xuất phát theo đúng thỏa thuận nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi tham gia vào quá trình vận chuyển. Trên thực tế, thời điểm xuất phát thường được xác định theo từng loại hình phương tiện vận chuyển: nếu phương tiện vận chuyển để chuyên chở số đông như máy bay, tàu hỏa, xe ô tô khách thì thời điểm xuất phát do bên vận chuyển ấn định và hành khách phải tuân thủ theo; còn đối với phương tiện vận chuyển phục vụ cá nhân như xe ôm, taxi thì thời gian xuất phát thường do bên hành khách đưa ra và bên vận chuyển đáp ứng theo.

- Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm theo thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình:

Hành khách tham gia quá trình vận chuyển có thể mang kèm theo hành lý. Hành lý thường là các vật dụng, tài sản nhằm đảm bảo cho nhu cầu hàng ngày của hành khách và nhỏ gọn, có thể vận chuyển kèm theo người hành khách. Do đó, trong trường hợp hành khách tham gia vận chuyển có kèm hành lý thì pháp luật buộc bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm theo thỏa thuận. Như vậy, trong suốt quá trình vận chuyển, bên vận chuyển về nguyên tắc có nghĩa vụ bảo quản hành lý của hành khách. Hành khách chỉ được mang khối lượng hành lý theo đúng quy chế của bên vận chuyển.

- Hoàn trả cước phí vận chuyển cho hành khách theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, khi việc vận chuyển không thể thực hiện hoặc thực hiện nhưng không phù hợp với mức cước phí mà hành khách đã thanh toán cho bên vận

chuyển thì bên vận chuyển có nghĩa vụ hoàn lại cước phí vận chuyển lại chủ thể này. Việc hoàn trả cước phí phải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định bắt buộc về việc hoàn trả cước phí này. Việc hoàn trả được đặt ra khi bên vận chuyển đã thu tiền vận chuyển trước khi hoàn thành công việc vận chuyển vì nếu bên vận chuyển thu tiền sau khi đã thực hiện xong công việc vận chuyển thì không đặt ra vấn đề hoàn trả cước phí.

Điều 525?

ð Bên vận chuyển bản chất cũng là nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp nên mục tiêu của chủ thể này là thu cước phí vận chuyển nhằm bù đắp cho chi phí thực hiện công việc cũng như thu lợi nhuận. Do đó, pháp luật thừa nhận quyền yêu cầu hành khách phải thanh toán tiền cước phí vận chuyển đối với người và hành lý. Tuy nhiên, pháp luật chỉ cho phép bên vận chuyển thu phí phần hành lý vượt quá trọng lượng theo quy định của chủ thể này. Như vậy, hành lý nằm trong trọng lượng cho phép thì bên vận chuyển phải vận chuyển miễn phí, hành khách không phải thanh toán phần cước phí này. Thông thường, các doanh nghiệp vận chuyển đều ấn định mức phí vận chuyển và có công khai trên phương tiện vận chuyển. Cước phí vận chuyển được tính toán dựa trên các yếu tố như: lộ trình, loại phương tiện, giá xăng... Tiền cước phí vận chuyển bao gồm cả tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho hành khách.

Khoản 2 Điều 525?

- Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển: Nhằm đảm bảo cho sự an toàn và môi trường văn minh, lịch sự, các hãng vận chuyển thường có quy định riêng dành cho các hành khách của mình. Trong trường hợp hành khách không tuân thủ quy định của bên vận chuyển thì chủ thể này có quyền từ chối không thực hiện công việc vận chuyển.

- Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng: Các hoạt động vận chuyển của các hãng vận chuyển đều có sự tham gia của nhiều người (xe khách, xe buýt, tàu cánh ngầm, tàu thủy...) nên tuân thủ quy định đảm bảo trật tự công cộng là một nghĩa vụ rất quan trọng của hành khách.

- Hành khách có hành vi cản trở công việc của bên vận chuyển: Hành vi cản trở được hiểu là các hành vi nhằm làm cho bên vận chuyển không thể thực hiện công việc của mình

như hành vi không cho bên vận chuyển điều khiển phương tiện vận chuyển, đón trả hành khách khác đúng nơi quy định...

- Hành khách có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác: Khi tham gia vào việc vận chuyển, nếu hành khách có hành vi đe dọa tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người khác thì bên vận chuyển có quyền từ chối thực hiện công việc. Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nhưng hành vi đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác của hành khách phải hiểu là thực hiện trong quá trình tham gia vận chuyển và với các hành khách, cá nhân tham gia cùng. Bên vận chuyển không có quyền từ chối hành khách nếu người đó có hành vi nêu trên nhưng đã thực hiện trong quá khứ và không ảnh hưởng gì đến công việc vận chuyển đang được thực hiện.

- Hành khách có hành vi khác không đảm bảo an toàn trong hành trình: Bên cạnh các hành vi cụ thể nêu trên, trong trường hợp hành khách có các hành vi khác mà bên vận chuyển đánh giá là không đảm bảo an toàn trong hành trình thì chủ thể này có quyền từ chối thực hiện công việc. Tuy nhiên, để thực hiện quyền này, bên vận chuyển phải chứng minh hành vi của hành khách có thể gây mất an toàn, thiệt hại cho chính chủ thể này, cho chính hành khách hoặc các hành khách khác cùng tham gia trong hành trình.

- Có quyền từ chối vận chuyển do tình trạng sức khỏe hành khách: Sức khỏe hành khách là một trong các yếu tố chi phối trực tiếp đến sự an toàn, ổn định của hành trình vận chuyển. Do đó, trong một số trường hợp như hãng hàng không từ chối vận chuyển đối với phụ nữ mang thai (đặc biệt gần đến ngày sinh nở), người mắc bệnh về tim mạch...

- Có quyền từ chối vận chuyển nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan: Mặt tích cực của việc vận chuyển là di chuyển hành khách tới các địa điểm theo nhu cầu nhưng mặt hạn chế của nó cũng là một cách thức lây lan dịch bệnh. Do đó, trong một số trường hợp, nếu bên vận chuyển đánh giá việc vận chuyển có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh thì chủ thể này có quyền từ chối vận chuyển. Dịch bệnh lây lan được hiểu là những bệnh có tính chất lây truyền dễ dàng như các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc.

99.Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền tài sản

 Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. Bên uỷ quyền phải trả thù lao nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015).

Ví dụ: ủy quyền nhận tiền, quản lí tài sản... Trong những quan hệ đó, việc ủy quyền

không mang tính chất đền bù. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quan hệ ủy quyền mang tính đền bù. Có nghĩa là bên được ủy quyền sau khi hoàn thành một công việc do bên ủy quyền giao cho sẽ được nhận một khoản thù lao như thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.

 Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện các hành vi pháp lí trong phạm vi thẩm quyền. Vì vậy, đại diện theo ủy quyền có hai mối quaii hệ pháp lí cùng tồn tại.

Thứ nhất, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền. Trong quan hệ này,

người được ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí ttong phạm vi ủy quyền.  Thứ hai, quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch. Người được

ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba. Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ba của giao dịch.

 Đặc điểm:

 Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ. Bên uỷ quyền có quyền yêu câu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền. Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng

Một phần của tài liệu Đề cương luật dân sự 3 phần nghĩa vụ và hợp đồng (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w