trong khả năng cho phép để giảm thiểu thiệt hại nhưng vẫn ko đk và nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho 1 bên => TH hợp đồng chấm dứt
Các TH chấm dứt hợp đồng khác
Bộ Luật Dân sự 2015 với tư cách là bộ luật chung sẽ đảm bảo sự điều chỉnh của các văn bản luật chuyên ngành về lĩnh vực nhất định và mỗi lĩnh vực sẽ có những TH đặc biệt đk chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng sẽ chấm dứt trong các TH khác do pháp luật quy định ví dụ như hợp đồng trong lĩnh vực lao động, Thương mại, xây dựng, ....
82. So sánh hậu quả pháp lý của vô hiệu hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng và chấm dứthợp đồng hợp đồng
Hậu quả pháp lý Điều 131 và Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015: – Hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. – Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015:
– Khi huỷ bỏ hợp đồng, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hoặc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
– Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
– Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
Tương ứng với mỗi trường hợp chấm dứt hợp đồng khác nhau mà hậu quả pháp lý của mỗi trường hợp chấm dứt cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi hợp đồng bị chấm dứt, các bên sẽ dừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, ngoại trừ các nghĩa vụ về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hay thông báo ngay cho bên còn lại biết (trong trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng) …
Điều 430?
Hợp đồng mua bán tài sản là một trong các loại hợp đồng dân sự có tính thông dụng. Trong hợp đồng mua bán , sự thỏa thuận của các bên sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự của bên bán và bên mua. Cả hai bên trong hợp đồng mua bán tài sản đều có quền và nghĩa vụ đối với nhau,
cụ thể: Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu cho bên mua thì bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán, bên mua có quyền nhận tài sản thì bên bán có quyền nhận tiền. Dấu hiệu quan trọng của hợp đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu tài sản đồng thời tài sản được chuyển giao.
Hợp đồng mua bán tài sản được áp dụng với mọi tài sản được phép mua bán trong quan hệ dân sự, có thể là bất động sản hoặc động sản, vật hay quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai,…
Đặc điểm pháp lý
- Là hợp đồng nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua. Đây là dấu hiệu quan trọng của hợp đồng mua bán tài sản và là yếu tố để phân biệt với hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản (hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản). Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua.
- Là hợp đồng song vụ, trong hợp đồng mua bán, bên bán và bên mua đều có nghĩa vụ đối với nhau. Nếu bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua thì bên mua có ngĩa vụ trả tiền cho bên bán.
- Là hợp đồng có đền bù, khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng không có đền bù như hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng mượn tài sản,…
- Là hợp đồng ưng thuận, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán tài sản giữa bên bán và bên mua là thời điẻm có hiệu lực của hợp đồng.
84.Trình bày hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản
ð Hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, một số trường hợp pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực hoặc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên phải tuân thủ quy định này.
Điều 400?
ð Vậy tại thời điểm người đại diện hợp pháp của hai bên ký tên, đóng dấu vào hợp đồng thì thời điểm đó được xác định là thời điểm giao kết hợp đồng
Điều 401?
ð Vậy trong trường hợp hợp đồng giao kết bằng văn bản thì hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm cả hai bên/ bên cuối cùng ký vào hợp đồng (tức hợp đồng vẫn có hiệu lực). Tuy nhiên, do hai bên bên không thỏa thuận rõ ngày, tháng ký kết, thời điểm giao hàng, thời hạn thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ khác nên việc thực hiện hợp đồng này căn cứ vào sự thiện chí của hai bên thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận miệng trước đó hoặc sự thỏa thuận thêm sau này. Nếu một trong hai bên không muốn thực hiện hợp đồng thì cũng rất khó để bên còn lại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vậy có thể xác định hợp đồng này có hiệu lực nhưng giá trị ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên là không cao.
85.Trình bày một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại
Điều 454?
Thời gian chuộc lại tài sản đã bán phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận của 2 bên, TH ko có thỏa thuận thì luật mới đưa giới hạn chuộc lại 1 năm đối với động sản và 5 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản. Hay như so sánh hợp đồng mua bán với điều kiện dùng thử, bên mua cần có 1 thời gian nhất định để quyết định có mua tài sản đó hay ko thì ngc lại trong hợp đồng mua bán với điều kiện chuộc lại bên bán cần 1 thời gian đẻ quyết định có bán tài sản hay ko. Cho nên “đk chuộc lại” của hợp đồng có tính chất quyết định đến vc ng bán có đồng ý bán TS hay ko và dk này chính là điểm đặc trưng của hợp đồng mua bán TS với đk chuộc lại sô với các hợp đồng khác
Về giá chuộc lại TS, theo đó giá chuộc lại ko phụ thuộc vào giá bán ban đầu mà đk xác định theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, nếu bên bán và bên mua ko có thỏa thuận khác. Trong thời hạn chuộc lại bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào nhưng
phải báo trc cho bên mua trong 1 thời hạn hợp lý nhưng nếu bên bán ko thực hiện “quyền” chuộc lại TS (bao gồm ko muốn chuộc lại hoặc ko có khả năng chuộc lại) thì hợp đồng mua bán đương nhiên đk coi như có hiệu lực tại thời điểm giao kết và quyền sở hữu đối với tài sản mua bán sẽ vĩnh viễn chuyển sang bên mua
Trong hợp đồng mua bán TS với dk chuộc lại quyền sở hữu đối với TS bán cũng đk công nhận cho bên mua đồng thời bên mua phải chịu rủi ro đối với TS đó trong thời hạn chuộc lại. Tuy nhiên đk chuộc lại đã hạn chế quyền SH đối với vật mua của bên mua. Trong thời hạn chuộc lại bên mua ko đk xác lập bất kỳ giao dịch chuyển quyền SH TS cho chủ thể khác nào có liên quan đến TS mua nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền chuộc lại TS của bên bán
86.Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng trao đổi tài sản và phân biệt với hợp đồng mua bán tài sản
Điều 455?
Khi trao đổi nếu tài sản đem trao đổi có giá trị khác nhau thì các bên phải thanh toán phần chênh lệch cho nhau. Hợp đồng trao đổi tài sản có các đặc điểm pháp lý sau:
– Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ: Sau khi giao kết hợp đồng, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.Các bên đều có quyền yêu cầu bên kia chuyển vật cũng như chuyển quyền sở hữu. Các bên có nghĩa vụ chuyển vật cho nhau. Nếu có chênh lệch gia trị thì bên có tài sản có giá trị lớn hơn có quyền yêu cầu bên kí thanh toán phần chênh lệch.
– Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có đền bù. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự trao đổi tài sản và quyền sở hữu tài sản của hai bên cho nhau. Các tài sản đưa ra trao đổi là lợi ích mà các bên hướng tới. Khi các bên nhận được đầy đủ tài sản trao đổi thì hợp đồng chấm dứt.
- Giao dịch về mua bán tài sản có bên bán, bên mua là hai chủ thể của hợp đồng. Các bên thỏa thuận về việc mua và bán tài sản. Bên bán có quyền nhận tiền qua sự thống nhất về giá trị của tài sản; đồng thời có nghĩa vụ giao tài sản bán cho bên mua theo thỏa thuận về thời gian, phương thức thực hiện. Bên mua được quyền nhận tài sản mua và có nghĩa vụ thanh toán giá trị tài sản mua bán cho bên bán.
- Trong giao dịch trao đổi tài sản, mỗi bên đều có quyền nhận tài sản do bên kia giao và có nghĩa vụ giao tài sản của mình cho bên kia. Do đó, mỗi bên đều được coi là bên bán và bên mua đối với tài sản.
Khoản 4 Điều 455 Bộ luật Dân sự quy định: “Mỗi bên đều được coi là người bán đối với
mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.”
Note: Trong thực tế, các giao dịch trao đổi tài sản là nhà và quyền sử dụng đất được các
bên xem xét và bàn kỹ lưỡng các vấn đề có liên quan về vị trí, kích thước, kết cấu, hình thức, sự thuận tiện khi sử dụng và cuối cùng đi đến thỏa thuận về giá trị của tài sản.
Một số trường hợp các bên xác định sự thuận tiện hoặc mặt hạn chế của từng tài sản và đi đến thống nhất là trao đổi ngang giá trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hai bên xác định có sự chênh lệch về giá trị tài sản, có tài sản được đánh giá cao hơn thì họ đi tới thỏa thuận sẽ thanh toán cho nhau phần giá trị dôi ra đó. Tất cả quá trình dẫn đến sự thỏa thuận đó là do các bên thực hiện, công chứng viên không có vai trò, trách nhiệm là người định giá tài sản.
Điều 456 Bộ luật Dân sự quy định: “Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, trong nội dung của hợp đồng trao đổi tài sản, nếu có phần chênh lệch về giá trị tài sản thì phải được thể hiện rõ về số lượng của giá trị, phương thức thanh toán giữa các bên. Thường thì, việc thanh toán phần chênh lệch được các bên giải quyết trước khi công chứng hợp đồng trao đổi tài sản; gặp trường hợp như vậy, trong hợp đồng ghi rõ việc các bên đã thực hiện theo sự cung cấp thông tin của họ.
Về nguyên tắc xác định trách nhiệm của việc thanh toán do các bên thực hiện và tự chịu trách nhiệm với nhau và trách nhiệm trước pháp luật.
87.Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản
Điều 457?
Thứ nhất, tặng cho tài sản là một trong những phương thức chủ sở hữu định đoạt tài sản
của mình. Thông qua tặng cho mà tài sản được chuyển sở hữu từ chủ thể tặng cho sang cho chủ thể được tặng cho
Thứ hai, việc tặng cho tài sản thường được xác lập giữa những người có mối quan hệ thân
thiết như cha mẹ tặng tài sản cho con, anh chị em, bạn bè tặng tài sản cho nhau. Việc tặng cho tài sản giữa những người này thường vừa mang tính chất trách nhiệm vừa thể hiện sự yêu thương, gắn bó, đùm bọc trong gia đình; bên cạnh đó, việc tặng cho tài sản mang tính chất nhân đạo được thực hiện thông qua hình thức làm từ thiện diễn ra ngày càng phổ biến. Đây là
những đức tính cao đẹp, cần được giữ gìn, phát huy của con người Việt Nam trong bối cảnh xã hội có nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp đang ngày càng mai một.
Đặc điểm pháp lý
- Hợp đồng tặng cho là đơn vụ hay song vụ còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Quan điểm truyền thống và được nhiều nhà nghiên cứu luật Việt Nam thừa nhận, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ. Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng, nếu việc tặng cho kèm điều kiện thì cả bên tặng cho và bên được tặng cho đều có nghĩa vụ với nhau nên trường hợp này tặng cho lại mang đặc điểm song vụ. Do đó, hiện nay rất nhiều người khẳng định, tặng cho có thể là đơn vụ hay song vụ tùy từng trường hợp.
- Hợp đồng tặng cho mang đặc điểm ưng thuận hay thực tế phụ thuộc vào từng tính huống. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản tặng cho đối với nhóm tài sản không phải đăng ký sở hữu; còn với nhóm tài sản phải đăng ký sở hữu thì hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Do đó, quan điểm phổ biến thừa nhận hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế.
- Tính có đền bù hay không có đền bù của tặng cho tài sản. Theo quan điểm của hầu hết những nhà nghiên cứu, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Tuy nhiên, rất nhiều học giả băn khoăn đối với tặng cho có điều kiện. Vì Bộ luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về điều kiện tặng cho nên nếu bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho thực hiện điều kiện nhằm mang lại cho họ một lợi ích về mặt vật chất thì điều kiện đưa ra có được thừa nhận hay không? Có quan điểm cho rằng, hợp đồng tặng cho tài sản luôn là hợp đồng không có đền bù vì đây là điểm đặc trưng của loại hợp đồng này nên điều kiện tặng cho không thể mang lại lợi ích về vật chất cho bên tặng cho; còn quan điểm trái chiều thì khẳng định rằng, điều kiện tặng cho có thể mang lại lợi ích cho bên tặng cho nên tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng có đền bù.
88.Trình bày khái niệm và đặc điểm pháp lý của hợp đồng vay tài sản và phân biệt với hợp đồng mượn tài sản
Điều 463?