- Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù Nếu hợp đồng vay không có lã
106. Phân tích cấu trúc của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và
hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Căn cứ Đ584
Xác định mứuc thiệt hại
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm
Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm
107. Phân tích khái niêm và chức năng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có lợi ích (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,...) bị xâm phạm. Đảm bảo tăng tính răn đe để các chủ thể tuân thủ các quy định pháp luật qua đó thực hiện các quy định ngày nghiêm chỉnh và có trách nhiệm hơn.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn thể hiện tính công bằng của pháp luật (ai xâm phạm thì phải bồi thường)
108. Phân biệt bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Mục tiêu phân biệt
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tính chất Là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Là loại trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi có thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường những thiệt hại đó.
Cơ sở phát sinh
Do có sự vi phạm những thỏa thuận đã có trong hợp đồng của một bên
Do sự vi phạm pháp luật của một bên
Điều kiện phát sinh trách nhiệm
Các bên cùng thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi vẫn phải bồi thường thiệt hại.
Có thiệt hại xảy ra có hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và haaujq ảu xảy ra và có lỗi.
Chủ thể chịu trách nhiệm
Là bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng với người thứ ba.
Là người có hành vi trái pháp luật và là người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với những người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề….
Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH theo hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba. Hay nói các khác, các chủ thể trong hợp đồng không thể thoả thuận bất kỳ ai không tham gia hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH mà không được sự đồng ý của họ.
Mức bồi thường
Thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra
Bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một số trường hợp đặc biệt như: người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ
109. Phân tích điều kiện cấu thành trách nhiệm “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
Thứ nhất: Có thiệt hại xảy ra
Chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường, chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu mới có thể ấn định người gây thiệt hại phải bồi thường bao nhiêu. Vì vậy, muốn áp dụng trách nhiệm
này thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu.
Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định (yêu cầu) của pháp luật. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật là những hành vi xâm hại tới tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được thể hiện dưới dạng hành động. Tuy nhiên, những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm các yếu tố trên nhưng được thực hiện phù họp với quy định của pháp luật sẽ không bị coi là hành vi trái pháp luật và vì vậy, người thực hiện hành vi đó không phải bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, hành vi gây thiệt hại trong giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc gây thiệt hại đúng với yêu cầu của tình thế cấp thiết.
Thứ ba: Có lỗi của người gây thiệt hại.
Lỗi là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Bao gồm : lỗi cố ý, lỗi vô ý
Thứ tư: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Quá trình phát sinh, phát triển và chấm dứt giữa các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng có mối liên hệ nội tại, trong đó, sự vật, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng kia. Có thể một sự vật, hiện tượng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều sự vật, hiện tượng khác, có thể nhiều sự vật, hiện tượng cùng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, để xác định chính xác người phải bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào cặp phạm trù: Nguyên nhân và kết quả và tìm ra mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, trong đó, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
110. Phân tích yếu tố “hành vi” của chủ thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
111. Trái quyền có trở thành đối tượng được bảo vệ thông qua quy chế pháp lý “Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” không? Tại sao?
112. Phân tích yếu tố thiệt hại với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
113. Phân tích yếu tố mối quan hệ nhân quả với tư cách là một trong các điều kiện
cấu thành trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
114. Phân loại thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
115. Thiệt hại tinh thần được thể hiện thế nào trong BLDS 2015? Đưa ra một vài nhận xét cá nhân.
Căn cứ quy định tại Điều 590, 591 và 592 BLDS 2015, thiệt hại tinh thần được xác định khi phát sinh các thiệt hại sau: Do sức khỏe bị xâm phạm: Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường.
116. Phân tích yếu tố lỗi với tư cách là điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra phát sinh khi có ba điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra;
Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản;
Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài sản và thiệt hại xảy ra.
Theo đó, khi tài sản gây thiệt hại, lỗi không phải là một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ta có thể lý giải bởi những lý do:
Thứ nhất, “xét về hình thức, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi
được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý”. Như vậy, lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của con người. Một hành vi bị coi là là có lỗi nếu người thực hiện hành vi đó có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Tức là lỗi không thể tồn tại ngoài hành vi có ý thức của con người. Do đó, khi tài sản gây thiệt hại thì bản thân tài sản không thể bị coi là có
lỗi. Bởi vì hoạt động của tài sản không thể coi là một hành vi có ý thức. Đồng thời, “sẽ là không hợp lý khi một tài sản gây thiệt hại lại xét đến yếu tố hành vi,... gắn lỗi cho tài sản khi chúng gây thiệt hại là không thể xảy ra”.
Thứ hai, trong rất nhiều trường hợp, tài sản có thể gây thiệt hại mà ngay bản thân chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng không thể kiểm soát được. Đây là những trường hợp mà chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản đã tuân thủ mọi quy định liên quan đến việc quản lý tài sản, nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Điều đó cũng có nghĩa là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản không có lỗi trong việc quản lý tài sản (không có yếu tố lỗi). Nếu như coi lỗi là một điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì trong những trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Điều trên này sẽ rất vô lý và không công bằng đối với người bị thiệt hại. Bởi vì, thiệt hại xảy ra trong những trường hợp này có thể coi là rủi ro mà tài sản mang lại. Việc xác định người gánh chịu rủi ro phải căn cứ vào việc ai là người được hưởng lợi ích do tài sản mang lại. Và đương nhiên, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản mới là người được hưởng lợi ích mà tài sản mang lại. Hơn nữa, về nguyên tắc, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản, nên chủ sở hữu phải gánh chịu những nghĩa vụ tương ứng. Do đó, để đảm bảo nguyên tắc công bằng và nguyên tắc quyền không tách rời nghĩa vụ mà Hiến pháp năm 2013 đã quy định thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải gánh chịu rủi ro mà tài sản mang lại, tức là phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại ngay cả khi không có lỗi.
Với những phân tích trên có thể thấy, yếu tố lỗi không gắn với hoạt động của tài sản mà chỉ gắn với hoạt động quản lý tài sản của con người. Khi tài sản gây thiệt hại, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản bị suy đoán là có lỗi trong việc quản lý tài sản. Tức là họ bị suy đoán rằng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản. Tuy nhiên, lỗi trong việc quản lý tài sản không phải là một trong các yếu tố cấu thành các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra mà nó chỉ là yếu tố xác định người quản lý tài sản có được loại trừ trách nhiệm bồi thường hay không, có được giảm mức bồi thường theo các nguyên tắc chung hay không. Để chứng minh mình không có lỗi khi tài sản gây thiệt hại, chủ sở hữu, người được giao chiếm
hữu, sử dụng tài sản phải đưa ra bằng chứng để chứng minh đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về quản lý tài sản. Việc đưa ra bằng chứng để chứng minh có thể bằng cách trực tiếp (quy trình quản lý tài sản đã thực hiện, quy trình bảo quản tài sản, hoạt động kiểm tra tài sản đã thực hiện trước khi sử dụng,...) hoặc gián tiếp thông qua người làm chứng,... Tuy nhiên, hoạt động chứng minh thuộc lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự và do Tòa án có thẩm quyền quyết định
117. Có ý kiến cho rằng yếu tố lỗi với tư cách là điều kiện cấu thành nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được loại bỏ khỏi BLDS 2015. Anh (chị) cho biết ý kiến cá nhân về vấn đề này.
Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường… không bắt buộc người gây thiệt hại phải có lỗi. điều luật mới đã không xác định lỗi của người gây thiệt hại là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chú trọng vào hành vi gây thiệt hại, với yêu cầu chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là đủ; loại bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chịu trách nhiệm bồi thường hoặc người gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn, trừ một số trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015).
118. Nêu các phương thức xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thiệt hại do tài sran bị xâm phạm
Theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại: Cần xác định giá trị thực tế của tài sản để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây thiệt hại và thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản lưu ý xác định giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm tòa án xét xử sơ thẩm để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
+ Tài sản bị hư hỏng: Hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại làm cho tài sản bị hư hỏng, không còn tình trạng nguyên vẹn như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí để sửa chữa tài sản. Do đó, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng thì chi phí sửa chữa, thay thế
các bộ phận hư hỏng của tài sản cũng được xác định là thiệt hại và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường những khoản này.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: Đây là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứ đụng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm (hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô bị