Ưu điểm:
- Dễ phát hiện những khoản chênh lệch về chi phí thực tế phát sinh so với định mức của từng khoản mục, đối tượng, khu vực chịu chi phí.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của chi phí.
- Giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích.
- Phương pháp này giúp doanh nghiệp lập dự toán hoạt động như: dự toán về chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu ; chi phí nhân công phải có định mức số giờ công;… do đó giúp doanh nghiệp hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định và hoàn thiện các vấn đề trước mắt của doanh nghiệp.
- Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá.
- Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm.
- Chi phí nhân công trực tiếp thực tế thấp hơn định mức là 7,815,101 VND (10%) cho thấy việc sử dụng nhân công hợp lý, giảm được chi phí trong quá trình tạo sản phẩm.
Nhược điểm:
- Về tổng thể thì tỷ lệ giá thành thực tế so với định mức thì phù hợp (thực tế lớn hơn định mức 12%) nhưng xét về cơ cấu định mức từng khoản mục chi phí thì chênh lệch quá lớn so với thực tế, do đó việc xây dựng định mức chưa phù hợp và chính xác, ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu thực tế vượt quá nhiều so với định mức là 51,928,500 VND ( 16%). Do:
+ Hao hụt trong khâu bảo quản và sản xuất (nơi bảo quản không khô ráo, thoáng mát, tiếp xúc với nhiệt độ cao, sử dụng máy móc hiện đại, trình độ nhân viên,…)
+ Biến động giá giá nguyên vật liệu (sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp: về chi phí vận chuyển, chiết khấu thanh toán, giảm giá,…)
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung thực tế thấp hơn so với định mức là 10,160,000 VNĐ (18%). Do:
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp mà không tập hợp vào chi phí sản xuất chung (Bảng lương xem PL1.6, PL 1.9)
+ Phí mua túi hạch toán không đúng (Phiếu Chi xem PL 1.15)
+ Chi phí khấu hao bộ dây chuyền thổi chai phân bổ vào những tháng không sản xuất là không hợp lý (Phiếu khấu hao tài sản tháng 6 (Phiếu KHTS.001/6 xem PL 1.11))
- Phế liệu thu hồi ghi nhận vào doanh thu khác mà không ghi nhận giảm chi phí nguyên vật liệu (Phiếu thu 01/06 xem PL 1.26)
Tóm tắt chương 1
Trình bày tổng quan và thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Đắc Hòa An. Nêu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, các chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Kiểm chứng những vấn đề thực tế trong công tác kế toán tính giá thành bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và phương pháp tính giá thành và cách đánh giá sản phẩm dở dang từ đó đưa ra ưu điểm, các mặt tồn tại trong công tác kế toán tại công ty.