a) Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công là một trong những chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất ra. Chi phí này bao gồm: Tiền lương cơ bản, phụ cấp lương và tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất sản phẩm tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp chính xác, hợp lý về tiền lương, tiền thưởng sẽ khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao, chất lượng và hiệu quả. Trong khoản mục chi phí nhân công, tiền lương cơ bản chiếm tỷ trọng lớn như: Tiền lương chính, các khoản phụ cấp lương và phụ cấp khác. Các chứng từ thanh toán lương, chi thưởng và các khoản khác đều được cán bộ, công nhân viên ký nhận cụ thể và lưu lại tại phòng kế toán.
- Công ty trả lương cho nhân viên theo hình thức lương tháng được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày.
- Công ty không thực hiện việc trích trước tiền nghỉ phép.
Công thức tính lương như sau:
- Lương thực lĩnh = (Lương cơ bản x Tổng ngày công/ 26 * Số ngày công thực tế) + Phụ cấp (tiền ăn+tiền xăng)
- Lương cơ bản là do người sử dụng lao động thỏa thuận được ghi cụ thể trên Hợp đồng lao động.
- Ngày công thực tế là số ngày đi làm trong tháng, dựa vào bản chấm công để lấy số liệu.
- Phụ cấp ăn trưa (tiền ăn+tiền xăng) do công ty quy định, được tính theo ngày công thực tế đi làm.
- Công ty áp dụng chế độ nghỉ phép, lễ Tết theo quy định của Nhà nước ban hành, mỗi năm được hưởng 12 ngày phép, và các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Tết Dương lịch, ngày 30/04 và 01/05. Nghỉ phép phải có đơn xin nghỉ, ngoài 12 ngày phép được nghỉ, nếu người lao động nghỉ vượt phép thì bị trừ vào lương theo số ngày nghỉ vượt.
b) Quy trình thực hiện
Bộ phận chấm công (nhân viên giám sát) lập bảng chấm công và chuyển cho bộ phận kế toán. Kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương và bảng chấm công được chuyển tiếp cho Kế toán trưởng hoặc Giám đốc xét duyệt. Chứng từ sau khi được duyệt, kế toán tổng hợp lập bảng phân bổ lương và trả lương cho nhân viên, đồng thời kế toán tổng hợp tiến hành hạch toán và ghi sổ. Toàn bộ chứng từ được lưu tại bộ phận.
Lưu đồ 1. 2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Phòng ban liên quan Kế toán tổng hợp Thủ kho
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ công ty
c) Chứng từ Bắt đầu Lập bảng chấm công Bảng chấm công Bảng chấm công Lập bảng lương Bảng lương Bảng chấm công xét duyệt Kết thúc Bảng lương Xét duyệt Bảng lương Bảng chấm công Bảng chấm công Bảng lương Bảng chấm công xét duyệt Lập phiếu chi, phiếu kế toán
Phiếu chi, phiếu kế toán Bảng thanh toán lương xét duyệt Bảng chấm công đã xét duyệt N Nhập liệu
- Bảng chấm công (xem PL 1.5) - Bảng lương (xem PL 1.6)
- Phiếu chi, phiếu kế toán (xem PL 1.7)
d) Tài khoản
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
e) Sổ kế toán
- Sổ nhật kí chung ( xem PL 2.1) - Sổ cái TK 154 (xem PL 2.2)
f) Nghiệp vụ phát sinh
Nghiệp vụ 1: Ngày 29/04/2018, tính lương tháng 4 cho nhân công trực tiếp theo bảng chấm công tháng 4 (xem chứng từ PL 1.5), bảng lương tháng 4 (xem chứng từ PL 1.6), phiếu kế toán 007 (xem chứng từ PL 1.7), số tiền 29,068,826 VND. Kế toán ghi:
Nợ TK 154: 29,068,826 VND Có TK 334: 29,068,826 VND
Nghiệp vụ 2: Ngày 31/05/2018, tính lương tháng 5 cho nhân công trực tiếp theo bảng chấm công tháng 5 (xem chứng từ PL 1.8), bảng lương tháng 5 (xem chứng từ PL 1.9), phiếu kế toán 008 (xem chứng từ 1.10), số tiền 41,506,073 VND. Kế toán ghi:
Nợ TK 154: 41,506,073 VND Có TK 334: 41,506,073 VND