Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CÔNG TY cổ PHẦN SX – TM DV đắc hòa AN (Trang 44)

Công tác đánh giá sản phẩm làm dở tại Công ty căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đó là tính liên tục, thường xuyên, có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành, có giá trị chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, nên để phục vụ cho quá trình tính giá thành sản phẩm ở kỳ sau, vào đầu kỳ sau Công ty tiến hành bước kiểm kê, đánh giá lại sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang kỳ này. Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Điều đó có nghĩa là toàn bộ chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được coi là tính hết cho sản phẩm hoàn thành, còn chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí dở dang đầu kỳ: 0

- Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ: 376,408,500 VNĐ - Số lượng sản phẩm hoàn thành: 120,000 sản phẩm - Số lượng sản phẩm dở dang: 0 sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = 0 + 376,408,500 x 0 = 0 120,000 + 0 1.3.4 Phương pháp tính giá thành

- Công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm.

Minh họa số liệu:

Công ty định mức giá thành sản xuất sản phẩm

ĐVT: Đồng

Khoản mục Chai 520g Chai 700g Nắp 520g Nắp 700g

CP NVLTT 2,978 4,510 1,638 1,690

CP NCTT 720 1,089 396 408

CP SXC 515 780 287 298

- Trong quý 2/2018 tại công ty Đắc Hòa An sản xuất sản phẩm có 4 quy cách là: Chai sữa tắm Detox 520g và Chai sữa tắm Detox 700g; Nắp 520g và Nắp 700g, chi phí được tập hợp như sau (ĐVT : Đồng).

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 376,408,500 VND; Chi phí nhân công trực tiếp: 70,574,899 VND; Chi phí sản xuất chung: 66,560,000 VND. - Không có sản phẩm dở dang.

- Trong quý đã hoàn thành nhập kho 30,000 sản phẩm Chai 520g; 30,000 sản phẩm Chai 700g; 30,000 sản phẩm Nắp 520g; 30,000 sản phẩm Nắp 700g giá thành định mức từng quy cách sản phẩm như sau:

Quy trình tính giá thành cho Chai 520g và Chai 700g; Nắp 520g và Nắp 700g.

T l giá thành cho nhóm sn phm

ĐVT: Đồng

Khoản mục Tổng tiêu chuẩn phân bổ Chi phí sản xuất thực tế Tỉ lệ giá thành CP NVLTT 324,480,000 376,408,500 1.16 CP NCTT 78,390,000 70,574,899 0.90 CP SXC 56,400,000 66,560,000 1.18 TỔNG 459,270,000 513,543,399

Giá thành đơn v thc tế cho tng sn phm ĐVT: Đồng Khoản mục Giá thành đơn vị định mức Tỷ lệ giá thành Giá thành đơn vị thực tế Chai 520g Chai 700g Nắp 520g Nắp 700g Chai 520g Chai 700g Nắp 520g Nắp 700g CP NVLTT 2,978 4,510 1,638 1,690 1.16 3,454 5,232 1,900 1,960 CP NCTT 720 1,089 396 408 0.90 648 980 356 367 CP SXC 515 780 287 298 1.18 608 920 339 352 TỔNG 4,213 6,379 2,321 2,396 4,710 7,132 2,595 2,679

Giá thành sn phm nhp kho cho tng sn phm

ĐVT: Đồng

Khoản mục Chai 520g Chai 700g Nắp 520g Nắp 700g

Giá thành đơn vị 4,710 7,132 2,595 2,679

Số lượng SP 30,000 30,000 30,000 30,000

Tổng giá thành SP 141,300,000 213,960,000 77,850,000 80,370,000

1.3.5 Kế toán thành phẩm nhập kho a) Quy trình

Vào cuối kỳ sản xuất, kế toán tổng hợp lập bảng tính giá thành định mức và tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuât chung và các chi phí bằng tiền khác). Dựa vào bảng tính giá thành và tổng chi phí thực tế kế toán tổng hợp tính tỷ lệ giá thành sau đó tính giá thành cụ thể cho từng loại sản phẩm.

b) Chứng từ

- Bảng tính giá thành (xem PL 1.22) - Phiếu nhập kho (xem PL 1.23)

- Tài khoản 155 – Thành phẩm

d) Sổ sách

- Sổ Nhật ký chung (xem PL 2.1) - Sổ cái TK 155 (xem PL 2.3)

f) Nghiệp vụ phát sinh

Nghiệp vụ 1: Ngày 09/05/2018, nhập kho thành phẩm Nắp 700g và Chai sữa tắm Detox 700g, số tiền 294,330,000 VND theo bảng tính giá thành (xem chứng từ PL 1.22), phiếu PNKTP.001 (xem chứng từ PL 1.23). Kế toán ghi:

Nợ TK 155: 294,330,000 VND Có TK 154: 294,330,000 VND

Nghiệp vụ 2: Ngày 28/05/2018, nhập kho thành phẩm Nắp 520g và Chai sữa tắm Detox 520g, số tiền 219,150,000 VND theo bảng tính giá thành (xem chứng từ PL 1.22), phiếu PNKTP.002 (xem chứng từ PL 1.24). Kế toán ghi:

Nợ TK 155: 219,150,000 VND Có TK 154: 219,150,000 VND

1.3.6 Nhận xét

1.3.6.1 V t chc b máy kế toán

Ưu điểm:

- Về tổ chức bộ máy kế toán với mô hình kế toán tập trung, các nhân viên kế toán trong phòng kế toán có trình độ chuyên ngành và kinh nghiệm tương đối tốt, luôn học hỏi và trau dồi, giúp đỡ lẫn nhau để có thể đảm bảo được lượng công việc khổng lồ phát sinh hàng ngày.

- Kế toán được phân chia nhiệm vụ theo dõi từng phần hành cụ thể, hợp lý, hạn chế được những sai sót không cần thiết khi hạch toán.

Nhược điểm:

- Bộ máy kế toán của công ty có số lượng kế toán viên ít so với công việc phải làm một nhân viên kế toán kiêm quá nhiều phần hành kế toán đặc biệt là kế toán tổng hợp

như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, như vậy có thể dẫn đến việc xảy ra các sai sót, gây thất thoát tài sản, tiền của công ty.

1.3.6.2 H thng chng t kế toán

Ưu điểm:

- Hệ thống chứng từ kế toán được thực hiện tương đối tốt, phương pháp lập theo thông tư 133/2016/TT-BTC

- Các bộ phận lập và lưu giữ chứng từ khá hợp lý. Các chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ được đính kèm nhau,.. được đính kèm cùng nhau theo từng nghiệp vụ phát sinh và được sắp xếp theo trình tự ngày tháng diễn ra nghiệp vụ. Hóa đơn GTGT được sắp theo trình tự rõ ràng hợp lý, dễ theo dõi. Nhờ đó việc cập nhật chứng từ vào máy thuận tiện và chính xác hơn

- Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, các chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ đều được lưu lại ở phòng kế toán để dễ dàng truy cập khi cần thiết. Sau khi được ghi sổ sẽ được bảo quản và lưu trữ cẩn thận có hệ thống tại bộ phận kế toán.

Nhược điểm:

- Công ty trích khấu hao tài sản nhưng không lập bảng khấu hao TSCĐ dẫn đến khó theo dõi việc khấu hao tài sản.

1.3.6.3 H thng tài khon- s sách

Ưu điểm:

- Kế toán của công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản phù hợp với bảng hệ thống tài khoản theo thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã ban hành. Một số tài khoản chi tiết cụ thể, rõ ràng giúp cho công việc kế toán hoàn thành thuận lợi.

- Công ty đang vận dụng hệ thống sổ sách kế toán được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Tuân thủ đúng những quy định về sổ kế toán.

- Công ty có sử dụng đầy đủ bộ sổ gồm: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ thẻ kế toán chi tiết chấp hành đúng nguyên tắc do Bộ Tài Chính quy định.

- Công ty sử dụng phần mềm kế toán, nhờ đó việc ghi sổ đơn giản, dễ thực hiện và dễ kiểm tra, giảm gánh nặng cho công việc kế toán rất nhiều.

Nhược điểm:

- Công ty không mở sổ và tài khoản chi tiết cho tài khoản 154 - “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để theo dõi chi phí sản xuất chai sữa tắm trong quý này dẫn đến khó theo dõi tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tổng chi phí nhân công trực tiếp và tổng chi phí sản xuất chung trong việc tính giá thành sản phẩm.

- Công ty không mở sổ và tài khoản chi tiết cho tài khoản 155 - “thành phẩm” để theo dõi cho từng sản phẩm nhập kho.

1.3.6.4 Phương pháp hch toán

Ưu điểm:

Công ty áp dụng phương pháp hạch toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Việc hạch toán khá đầy đủ và rõ ràng.

Nhược điểm:

- Công ty hạch toán chi tiền mặt để thanh toán tiền lương nhân viên số tiền quá lớn ( xem PC.051 PL 1.25 ) mà không chi qua ngân hàng dẫn đến việc khó quản lý tiền mặt dễ xảy ra sai sót.

- Chi phí mua túi PP là chi phí bán hàng nhưng công ty lại hạch toán vào chi phí sản xuất chung là không đúng nguyên tắc kế toán chi phí làm ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí sản xuất chung khi tính giá thành.

1.3.6.5 Quy trình luân chuyn chng t

Ưu điểm:

- Việc lưu chuyển chứng từ được thực hiện đúng theo quy trình công ty xây dựng sẵn.

Nhược điểm:

- Quy trình luân chuyển chứng từ tương đối hợp lý, tuy nhiên còn đơn giản, một số chứng từ chưa được sự kiểm duyệt của Giám đốc hoặc Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp tự kiểm tra, hạch toán và lưu tại bộ phận.

- Chứng từ kế toán thường để dồn đến cuối tháng mới hạch toán dẫn đến khối lượng công tác hạch toán dồn vào cuối kỳ, nên việc hạch toán không được kịp thời, chính xác.

1.3.6.6 Phương pháp đánh giá sn phm d dang

Áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược điểm:

- Độ chính xác chưa cao bởi chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà không tính thêm chi phí chung và nhân công trực tiếp dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm không chính xác.

1.3.6.7 Phương pháp tính giá thành sn phm

Ưu điểm:

- Dễ phát hiện những khoản chênh lệch về chi phí thực tế phát sinh so với định mức của từng khoản mục, đối tượng, khu vực chịu chi phí.

- Xác định nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của chi phí.

- Giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích.

- Phương pháp này giúp doanh nghiệp lập dự toán hoạt động như: dự toán về chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu ; chi phí nhân công phải có định mức số giờ công;… do đó giúp doanh nghiệp hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định và hoàn thiện các vấn đề trước mắt của doanh nghiệp.

- Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá.

- Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm.

- Chi phí nhân công trực tiếp thực tế thấp hơn định mức là 7,815,101 VND (10%) cho thấy việc sử dụng nhân công hợp lý, giảm được chi phí trong quá trình tạo sản phẩm.

Nhược điểm:

- Về tổng thể thì tỷ lệ giá thành thực tế so với định mức thì phù hợp (thực tế lớn hơn định mức 12%) nhưng xét về cơ cấu định mức từng khoản mục chi phí thì chênh lệch quá lớn so với thực tế, do đó việc xây dựng định mức chưa phù hợp và chính xác, ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm.

- Chi phí nguyên vật liệu thực tế vượt quá nhiều so với định mức là 51,928,500 VND ( 16%). Do:

+ Hao hụt trong khâu bảo quản và sản xuất (nơi bảo quản không khô ráo, thoáng mát, tiếp xúc với nhiệt độ cao, sử dụng máy móc hiện đại, trình độ nhân viên,…)

+ Biến động giá giá nguyên vật liệu (sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp: về chi phí vận chuyển, chiết khấu thanh toán, giảm giá,…)

- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung thực tế thấp hơn so với định mức là 10,160,000 VNĐ (18%). Do:

+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp mà không tập hợp vào chi phí sản xuất chung (Bảng lương xem PL1.6, PL 1.9)

+ Phí mua túi hạch toán không đúng (Phiếu Chi xem PL 1.15)

+ Chi phí khấu hao bộ dây chuyền thổi chai phân bổ vào những tháng không sản xuất là không hợp lý (Phiếu khấu hao tài sản tháng 6 (Phiếu KHTS.001/6 xem PL 1.11))

- Phế liệu thu hồi ghi nhận vào doanh thu khác mà không ghi nhận giảm chi phí nguyên vật liệu (Phiếu thu 01/06 xem PL 1.26)

Tóm tắt chương 1

Trình bày tổng quan và thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Đắc Hòa An. Nêu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, các chính sách kế toán áp dụng tại công ty. Kiểm chứng những vấn đề thực tế trong công tác kế toán tính giá thành bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và phương pháp tính giá thành và cách đánh giá sản phẩm dở dang từ đó đưa ra ưu điểm, các mặt tồn tại trong công tác kế toán tại công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CÔNG TY cổ PHẦN SX – TM DV đắc hòa AN (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)