Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Thứ nhất là do trình độ chuyên môn, năng lực quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL nói riêng của Hiệu trƣởng và CBQL ở các đơn vị trƣờng học chƣa thực sự tốt.

- Thứ hai là do trình độ chuyên môn, khả năng nhận thức và năng lực KT, ĐG kết quả học tập của HS của đội ngũ GV chƣa thực sự đồng đều. Chính vì vậy hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS chƣa thực sự đạt hiệu quả cao.

- Thứ ba là do cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của một số trƣờng học chƣa đƣợc đầu tƣ, trang bị đầy đủ theo quy định mới; các phòng học, phòng hỗ trợ học tập, bàn ghế HS, máy vi tính xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt là chƣa có trƣờng nào ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hƣớng PTNL.

- Thứ tƣ là do sự thay đổi quy định về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học dẫn tới sự xáo trộn hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, nên một số CBQL và GV còn lúng túng, thực hiện chƣa thuần thục do chƣa có thời gian để thích nghi các hoạt động đánh giá mới.

Ngoài ra có một số nguyên nhân khác cũng ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hƣớng PTNL; cụ thể nhƣ: hoạt động tuyên truyền, hƣớng dẫn, tập huấn chƣa nhiều; thiếu sự đôn đốc, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý cấp cao hơn...

Tiểu kết chương 2

Qua điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL ở các trƣờng tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn một số hạn chế cần đƣợc khắc phục; cụ thể là:

- Nhận thức của một bộ phận CBQL và GV chƣa thật sự đúng đắn và đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hƣớng PTNL.

- Hoạt động lập kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS chƣa thực sự khoa học, chƣa phát huy tác dụng vì căn cứ quá ít thông tin khảo sát tình hình

thực tế của nhà trƣờng.

- Hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá đối với GV chƣa thật sự hoàn thiện, dẫn đến hiệu quả đánh giá chƣa cao.

- Hoạt động chỉ đạo, KT, ĐG một số nội dung mới về KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL của một số trƣờng học vẫn còn lúng túng.

- Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL; tuy nhiên những nguyên nhân xuất phát từ đội ngũ CBQL và GV là chủ yếu, tiếp đến là những nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi về cơ chế, chính sách trong hoạt động đánh giá HS tiểu học theo định hƣớng PTNL và cách thức quản lý hoạt động này.

Để giải quyết các hạn chế trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS đối với các trƣờng tiểu học của huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, qua đó góp phần đổi mới hoạt động dạy học nói chung và nâng cao chất lƣợng giáo dục trƣờng tiểu học của huyện nhà.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƢỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)