Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng quản lý, thông qua đó ngƣời CBQL theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động điều chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết. Nếu có sự không tƣơng thích thì ngƣời CBQL phải quyết định thực hiện việc điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Hiệu trƣởng với tƣ cách là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trƣờng tiểu học phải thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của HS để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ dạy học nói chung của GV dựa trên cơ sở đối chiếu với những quy định, hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp KT, ĐG kết quả học tập của HS. Hoạt động kiểm tra hoạt động đánh giá của Hiệu trƣởng bao gồm các nội dung:

- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá GV trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Kiểm tra việc lập kế hoạch KT, ĐG chi tiết của GV.

- Kiểm tra quy trình tổ chức KT, ĐG kết quả học tập của HS của GV. - Kiểm tra hoạt động chấm, trả bài và ghi điểm của GV.

- Kiểm tra hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS bằng nhận xét của GV. - Kiểm tra chất lƣợng của hoạt động kiểm tra của GV.

- Xem xét đối chiếu hoạt động của GV với tiêu chuẩn, mục tiêu chung của kiểm tra để có quyết định phù hợp trong quản lý.

- Ra quyết định điều chỉnh, bổ sung các nội dung, quy định cần thiết cho phù hợp tình hình thực tiễn.

Kiểm tra hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS của GV là căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học nói chung và kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS trong một chu trình mới.

theo định hƣớng PTNL ở trƣờng tiểu học sẽ đƣợc thực hiện theo quy trình gồm các bƣớc:

- Lập kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS. - Chỉ đạo thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS của GV.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về GD&ĐT có ảnh hƣởng không nhỏ tới quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, trong đó có HS tiểu học nói riêng. Năm 2016 Bộ GD&ĐT ban hành Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 về KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học. Năm học 2020-2021, 2021-2022 đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2 theo Thông tƣ 27/2020/TT- BGDĐT, ngày 04 tháng 09 năm 2020. Đó là những quan điểm căn bản ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL ở trƣờng tiểu học.

- Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính có ảnh hƣởng lớn tới quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL ở trƣờng tiểu học. Bởi vì mọi hoạt động đánh giá muốn tiến hành có hiệu quả thì phải có điều kiện cơ sở vật chất và môi trƣờng nhất định. Cơ sở vật chất và tài chính đóng vai trò điều kiện, tạo tiền đề để hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS đƣợc diễn ra một cách thuận lợi nhất.

- Yếu tố hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin cũng ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động KT, ĐG. Hệ thống thông tin giúp ngƣời Hiệu trƣởng có thể nắm bắt nhanh toàn bộ hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, qua đó có thể đƣa ra những quyết định kịp thời để điều chỉnh. Việc áp

dụng công nghệ thông tin vào KT, ĐG kết quả học tập của HS là yêu cầu đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

- Yếu tố nhận thức của xã hội, của cha mẹ HS về KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trƣờng tiểu học theo định hƣớng PTNL cũng có tác động nhất định. Tâm lý coi trọng điểm số, bằng cấp của xã hội và cha mẹ HS gây sức ép rất lớn cho hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS. Tâm lý này còn là nguyên nhân của các hiện tƣợng chỉ chú trọng kiến thức sách vở, coi nhẹ các năng lực thực hành, ứng dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, vào bối cảnh thực. Để thay đổi điều này cần phải có thời gian, đặc biệt phải có sự chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai thực hiện những chủ trƣơng, chính sách đổi mới giáo dục của Nhà nƣớc.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Năng lực và phẩm chất của ngƣời CBQL cũng có ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL ở trƣờng tiểu học. Để hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS trong nhà trƣờng tiểu học đạt hiệu quả cao đòi hỏi ngƣời CBQL phải là một nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn và biết cách tổ chức hoạt động KT, ĐG, đồng thời phải am hiểu sâu sắc về đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

- Chấtlƣợng GV có ý nghĩa quyết định trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS hiện nay. GV là yếu tố quan trọng nhất cho chất lƣợng giảng dạy nói chung, và chất lƣợng quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS nói riêng. GV đóng vai trò là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS, kết quả HS trong lớp; quản lý hồ sơ đánh giá, nghiệm thu và bàn giao chất lƣợng HS trong nhà trƣờng.

- Yếu tố chất lƣợng HS có ý nghĩa lớn trong quá trình đánh giá và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trƣờng tiểu học. Quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS phải đƣợc xét đến kết quả kiến thức, kỹ

năng mà ngƣời học tiếp thu đƣợc. Mặt khác, kết quả học tập của HS trong quá trình đánh giá còn giúp cho GV điều chỉnh các mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và cách thức của hoạt động đánh giá. Chính vì vậy yếu tố chất lƣợng HS có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trƣờng tiểu học.

Tiểu kết chương 1

Nội dung cơ bản của chƣơng 1 là làm rõ một số khái niệm chính liên quan đề tài; trong đó đặc biệt xác định rõ nội hàm các khái niệm: năng lực, PTNL, đánh giá theo tiếp cận năng lực…Bên cạnh đó, xác định và luận giải một số nội dung cơ bản về lý luận KT, ĐG HS theo tiếp cận năng lực và lý luận về quản lý hoạt động KT, ĐG HS ở trƣờng tiểu học theo định hƣớng PTNL. Nội dung quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL bao gồm các công việc về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, trong chƣơng này còn chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến quá trình quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS ỏ trƣờng tiểu học theo định hƣớng PTNL.

Có thể nói, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở trƣờng tiểu học theo định hƣớng PTNL là một đòi hỏi hết sức quan trọng của quá trình dạy học - giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng tiểu học theo định hƣớng PTNL. Thực hiện tốt hoạt động quản lý này sẽ thúc đẩy đổi mới các thành tố khác của quá trình dạy học nhƣ: nội dung, PPDH, hình thức dạy học,… qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục ở nhà trƣờng tiểu học.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Ân, tỉnh Bình Định

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội huyện Hoài Ân

- Vị trí địa lý

Phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía tây giáp huyện An Lão. Huyện Hoài Ân là một huyện trung du, miền núi, nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Bana và H're.

Địa hình của huyện khá phức tạp, các xã miền núi sông suối nhiều … nên ảnh hƣởng đến việc đi lại của HS, nhất là vào mùa mƣa lũ. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hoài Ân ổn định và từng bƣớc phát triển đi lên.

- Tình hình kinh tế, xã hội

Năm 2017, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2682 ngày 28/07/2017 công nhận thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân là đô thị loại V. Mới đây, UBND huyện Hoài Ân có tờ trình xin chủ trƣơng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tăng Bạt Hổ để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng.

Quy hoạch chung sẽ đƣợc điều chỉnh: Quy mô dân số hiện trạng toàn thị trấn khoảng 7.128 ngƣời; Quy mô dân số thị trấn Tăng Bạt Hổ đến năm 2030 khoảng 8.230 ngƣời; Quy mô sử dụng đất đô thị đến năm 2030 khoảng 345ha.

Với mục tiêu nâng tầm đô thị thị trấn Tăng Bạt Hổ phát triển tƣơng xứng với vị trí trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của toàn huyện, huyện

Hoài Ân từng bƣớc đầu tƣ kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần chỉnh trang, làm thay đổi diện mạo đô thị.

Theo Báo cáo của Phòng Kinh tế - Hạ tầng, năm 2020 huyện Hoài Ân thực hiện 12 công trình xây dựng giao thông, trong đó có nhiều công trình trọng điểm, công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025.

Các công trình tiêu biểu nhƣ: dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đƣờng ĐT630, đoạn Kim Sơn – Vực Bà (huyện Vĩnh Thạnh) có mức đầu tƣ 26,276 tỷ đồng; dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đƣờng Ân Phong đi Ân Tƣờng Đông, tổng mức đầu tƣ 29,493 tỷ đồng; dự án nâng cấp tuyến đƣờng Ân Hữu – ĐakMang, tổng mức đầu tƣ 19, 995 tỷ đồng; dự án nâng cấp, cải tạo đƣờng Ân Hữu đi ĐakMang, tổng mức đầu tƣ 6,998 tỷ đồng; dự án xây mới tuyến đƣờng từ Trạm điện – Cầu Tự Lực, tổng mức đầu tƣ 8,674 tỷ đồng; dự án Đƣờng nội bộ khu dân cƣ Đồng Cỏ Hôi, tổng mức đầu tƣ 7,91 tỷ đồng; dự án Xây dựng nút giao thông Ngã 5 Trần Hƣng Đạo – Hùng Vƣơng, tổng mức đầu tƣ 3,996 tỷ đồng; khắc phục các điểm đen tuyến đƣờng thị trấn Tăng Bạt Hổ đi Ân Phong, tổng mức đầu tƣ 14,940 tỷ đồng.

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.1.2.1. Tình hình chung về GD&ĐT huyện Hoài Ân

Nhân dân Hoài Ân vốn có truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo. Mặc dù đời sống kinh tế còn gặp khó khăn, nhƣng vẫn tích cực đóng góp tiền của, công sức để tham gia phát triển GD&ĐT của huyện nhà.

Giáo dục Mầm non: Toàn huyện có 15 trƣờng mầm non với 4155 học sinh, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học: có 14 trƣờng tiểu học, số điểm trƣờng lẻ: 28. Số lớp 268; Số học sinh 7231; HSDT 396, tỉ lệ 5,5%, nữ 216, tỉ lệ 54,5%. Duy trì sĩ số 100%. Đã huy động 100% số HS 6 tuổi ra lớp; không có HS tiểu học bỏ học. HS dân tộc bỏ học: 0. Tổng số HS học hòa nhập: 45, trong đó không đánh giá: 0

Giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở: có 12 trƣờng Trung học cơ sở với 154 lớp và 5915 HS. Huy động 100% số HS hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào học lớp 6. Hoài Ân đã quan tâm tích cực đến hoạt động xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia tính đến năm 2020 có 34 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non: 13 trƣờng; Tiểu học: 10 trƣờng; Trung học cơ sở: 11 trƣờng. (Nguồn: Phòng GD &ĐT huyện Hoài Ân)

2.1.2.2. Tình hình chung về giáo dục tiểu học huyện Hoài Ân

Về quy mô phát triển: Toàn huyện có 14 trƣờng tiểu học công lập đóng trên địa bàn 14 xã, thị trấn. Các số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1. Quy mô các trƣờng tiểu học năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021

Năm học Số trƣờng Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia Số lớp Số HS HS/lớp 2018 - 2019 19 19 272 7225 26,6 2019 - 2020 14 9 274 7315 26,7 2020 - 2021 14 10 268 7231 27,0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân)

Bảng 2.1 so sánh quy mô giáo dục tiểu học từ năm 2018-2019 cho thấy, 3 năm qua, số lớp tiểu học hằng năm có quy mô giảm và tỷ lệ HS/lớp tăng. Số trƣờng đạt chuẩn quốc gia chƣa đạt 100% (năm 2019 nhập 2 trƣờng tiểu học trên 1 địa bàn xã), từ năm học 2019-2020 giảm 5 trƣờng, thể hiện sự quan tâm, đầu tƣ của các cấp có thẩm quyền và là điều kiện thuận lợi cho giáo dục tiểu học huyện nhà ngày một phát triển.

Bảng 2.2. Thống kê phòng học các trƣờng tiểu học huyện Hoài Ân Năm học Số lớp Tổng số phòng học Tổng số Kiên cố Phòng học 2 buổi (sáng và chiều) 2018 -2019 272 265 194 132 2019 -2020 274 271 200 108 2020 - 2021 268 257 213 190

(Nguồn: Phòng GD &ĐT huyện Hoài Ân)

Số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho thấy: Đến năm học 2020-2021, 100% các trƣờng tiểu học trong huyện có đủ phòng học. Số phòng học đạt chuẩn: 100%. Số phòng học cho HS học 2 buổi/ngày: 190 = 73,9 %.

Về chất lƣợng giáo dục tiểu học từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021:

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá năng lực HS

Năm học TS HS đƣợc ĐG

Tự phục vụ, tự quản Hợp tác Tự học và giải quyết

vấn đề Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2018- 2019 7225 5178 71,6 2013 27,9 5183 71,7 2007 27,8 5121 70,8 2067 28,6 2019- 2020 7315 5212 71,3 2103 28,7 5197 71,0 2118 29,0 5114 69,9 2201 30,1 Năm học 2020-2021: Tổng số học sinh: 7231 Lớp 1

- Đánh giá kết quả giáo dục lớp 1:

Mức đánh giá Số lƣợng TL (%) Ghi chú

Hoàn thành xuất sắc 617 44.4

Hoàn thành tốt 289 20.8

Hoàn thành 443 31.9

- Kết quả từng năng lực cốt lõi: Nội dung TSHS Tốt Đạt CCG SL % SL % SL % I. Năng lực cốt lõi 1. Năng lực chung Tự chủ và tự học 1389 944 68.0 425 30.6 20 1.4 Giao tiếp và hợp tác 1389 947 68.2 423 30.4 19 1.4

Giải quyết vấn đề và sáng tạo 1389 945 68.0 425 30.6 19 1.4

2. Năng lực đặc thù Ngôn ngữ 1389 955 68.7 411 29.6 23 1.7 Tính toán 1389 957 68.9 410 29.5 22 1.6 Khoa học 1389 955 68.7 412 29.7 22 1.6 Thẩm mĩ 1389 950 68.4 421 30.3 18 1.3 Thể chất 1389 959 69.0 413 29.7 17 1.2 Lớp 2, 3, 4 và 5 - Kết quả từng năng lực: Nội dung TSHS Tốt Đạt CCG SL % SL % SL % I. Năng lực Tự phục vụ tự quản 5842 4158 71. 2 1679 28.7 5 0.1 Hợp tác 5842 4125 70. 6 1712 29.3 5 0.1 Tự học và giải quyết vấn đề 5842 4082 69.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)