Chỉ đạo thực hiện đồng bộ đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá

định hướng phát triển năng lực

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp đội ngũ CBQL, GV thực hiện tốt hoạt động đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL thông qua thực hiện quan điểm quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn. Muốn nâng cao chất lƣợng dạy học phải chú ý đồng bộ các thành tố của hệ thống đó.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Triển khai một cách đồng bộ và thống nhất hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL với các hoạt động đổi mới nội dung, PPDH. Thực hiện lồng ghép các hoạt động đổi mới với nhau để phát huy hiệu quả của đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS.

3.2.3.3. Cách tiến hành biện pháp

- Hiệu trƣởng thông qua các cuộc họp nhà trƣờng quán triệt đến đội ngũ CBQL, GV quan điểm: tăng cƣờng đổi mới quá trình dạy và học, đổi mới đồng bộ PPDH và KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học, lấy đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS là động lực đổi mới PPDH. Qua đó nâng cao nhận thức về đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS, đổi mới nội dung, PPDH.

- Tổ chức hội nghị chuyên đề, hội thảo về đổi mới PPDH, đổi mới nội dung dạy học và đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS, từ đó tổng kết thực tiễn và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động này trong thực tiễn.

- Tổ chức bồi dƣỡng GV về KT, ĐG kết quả học tập của HS, giúp cho GV nâng cao năng lực KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

- Tăng cƣờng kiểm tra hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS để chia sẻ, giúp đỡ, và điều chỉnh kịp thời đối với đội ngũ GV và CBQL trong chỉ đạo và thực hiện đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ, khối theo hƣớng nghiên cứu bài học, qua đó chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ nhau về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thực hiện dự giờ đột xuất để thông qua hình thức tổ chức dạy học đánh giá mức độ thực hiện đồng bộ, thống nhất các hoạt động đổi mới nội dung, phƣơng pháp KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

- Thực hiện kiểm tra hồ sơ cá nhân của GV một cách nghiêm túc.

- Phối hợp với các đơn vị bạn sinh hoạt chuyên môn cụm trƣờng để tổ chức các chuyên đề về đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS và đổi mới nội dung, PPDH.

* Để thực hiện có hiệu quả biện pháp trên cần bảo đảm các điều kiện sau:

Phải có sự chỉ đạo bằng văn bản của cơ quan quản lý cấp trên vì liên quan đến đổi mới nội dung dạy học.

Đội ngũ CBQL các trƣờng tiểu học phải thƣờng xuyên cập nhật các thông tin về hoạt động đổi mới giáo dục, trang bị cho mình đầy đủ những cơ sở lý luận và pháp lý để có hƣớng chỉ đạo GV thực hiện.

Nhà trƣờng phải thực sự nghiêm túc thực hiện đổi mới đồng bộ KT, ĐG kết quả học tập của HS và đổi mới nội dung, PPDH theo đúng lộ trình đã đề ra.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV điều chỉnh việc thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL; thấy đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, từ đó rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả KT, ĐG kết quả học tập của HS và nâng cao chất lƣợng giáo dục.

ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để kiểm tra, đánh giá và xếp loại GV.

- Xây dựng bộ máy và phân định rõ trách nhiệm của các thành viên thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động của GV.

- Đối chiếu hoạt động kiểm tra, đánh giá với các tiêu chí ban đầu để có cơ sở sử dụng kết quả đánh giá hoạt động của GV.

3.2.4.3. Cách tiến hành biện pháp

- Phổ biến rõ ràng các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá và xếp loại cho toàn thể cán bộ, GV.

- Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL đối với CBQLvà GV trong nhà trƣờng.

- Kiểm tra bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục và học bạ để đánh giá GV trong hoạt động đánh giá định kỳ, tổng hợp kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá .

- Dự giờ đối với GV để kiểm tra hoạt động đánh giá thƣờng xuyên bằng nhận xét, đồng thời kiểm tra việc đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS có đƣợc GV tiến hành đồng bộ với đổi mới nội dung, chƣơng trình dạy học hay không.

- Kiểm tra đề và ma trận đề đối với các môn có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá GV trong hoạt động kiểm tra định kỳ.

- Kiểm tra GV trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

- Kiểm tra sản phẩm của HS để đánh giá GV trong hoạt động đánh giá thƣờng xuyên.

- Xử lý kết quả kiểm tra để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV trong việc thực hiện KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL. Đồng thời đƣa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh hoạt động của

GV trong việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS.

- Tổ chức tuyên dƣơng và nhân rộng điển hình đối với các GV hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao trong việc KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

* Để thực hiện có hiệu quả biện pháp trên cần bảo đảm các điều kiện sau:

- Hiệu trƣởng phải xây dựng đƣợc cơ chế kiểm tra rõ ràng, công khai, minh bạch và coi trọng thực chất.

- CBQL và GV phải nhận thức đúng chức năng và tác dụng của hoạt động kiểm tra, đánh giá, đồng thời nắm vững các tiêu chí đánh giá.

3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp CBQL, GV có khả năng sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học và quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Sử dụng công nghệ thông tin để lƣợng hóa các chỉ báo trên thang đo, đánh giá từng năng lực, phẩm chất của mỗi HS và lƣợng hóa các chỉ báo của bảng tham chiếu, đánh giá thƣờng xuyên từng môn học; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để quản lý, xử lý, thống kê, báo cáo và đánh chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng...

3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp

- Hiệu trƣởng qua các cuộc họp hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV sự cần thiết phải sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS và quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hƣớng PTNL.

- Khi xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, một trong những mục tiêu quan trọng phải xác định, đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học nói chung và trong KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL nói riêng. Trên cơ sở đó Hiệu trƣởng đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ CBQLvà GV; đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý giáo dục, sử dụng thiết bị công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học.

- Mời chuyên gia về công nghệ thông tin trực tiếp về các trƣờng để tập huấn CBQL, GV sử dụng công nghệ thông tin để lƣợng hóa các chỉ báo trên thang đo, đánh giá từng năng lực, phẩm chất và lƣợng hóa các chỉ báo của bảng tham chiếu, đánh giá thƣờng xuyên từng môn học, đồng thời hƣớng dẫn cách sử dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động đánh giá HS tiểu học theo định hƣớng PTNL.

- Nhà trƣờng thành lập hội đồng tƣ vấn giúp Hiệu trƣởng chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong KT, ĐG kết quả học tập của HS và sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, xử lý, thống kê, báo cáo và đánh giá chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng...

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch xã hội hóa giáo dục nhằm tiếp tục đầu tƣ mua sắm và tu bổ cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trƣờng, đặc biệt chú trọng trang bị máy vi tính.

- Tăng cƣờng kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trƣờng, xem đây là một trong những tiêu chí để xét thi đua cuối năm.

- Khai thác và sử dụng mô hình “trƣờng học kết nối” đƣợc Bộ GD&ĐT triển khai để liên kết với các trƣờng khác, chia sẻ những kinh nghiệm hay về KT, ĐG kết quả học tập của HS và quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS tiểu học theo định hƣớng PTNL.

* Để thực hiện có hiệu quả biện pháp trên cần bảo đảm các điều kiện sau:

- Phòng GD&ĐT, các cá nhân và đơn vị hợp tác phải thực sự ủng hộ và đồng thuận với nhà trƣờng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học và KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Đội ngũ CBQL, GV phải thực sự năng động, kiên trì học hỏi để có khả năng khai thác và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong KT, ĐG kết quả học tập của HS và quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS.

- Trang bị đầy đủ hệ thống máy tính có kết nối Internet cho các trƣờng.

3.3. Mối quan hệ của các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng PTNL ở các trƣờng tiểu học huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đƣợc luận văn đề xuất trên đây có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ, thống nhất với nhau; chúng tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau; mỗi biện pháp phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý; tuy nhiên tất cả các biện pháp đều nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện.

Trong 5 biện pháp nêu trên, biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ học sinh về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL” là cơ sở để thực hiện biện pháp 2: “Đổi mới lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL”. Bởi ngƣời quản lý vì muốn chỉ đạo hoạt động thực hiện tốt các khâu kiểm tra, đánh giá của GV thì bản thân ngƣời CBQL cũng nhƣ bản thân ngƣời GV phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về hoạt động này trƣớc.

Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đồng bộ đổi mới hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng PTNL” là căn cứ cho việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá GV, tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL

Biện pháp 4: “Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL” sẽ giúp ngƣời

CBQL đánh giá đƣợc mức độ nhận thức của đội ngũ GV cũng nhƣ đánh giá đƣợc mức độ thực hiện các khâu trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh do GV tiến hành, để từ đó có những quyết định điều chỉnh, bổ xung, sửa đổi biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ học sinh về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL” cũng nhƣ biện pháp 2: “Đổi mới lập kể hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL ”, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.

Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đồng bộ đổi mới hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng PTNL”, lại đảm bảo cho việc thích nghi với sự thay đổi do cơ chế hay do điều kiện thực tiễn mà hoạt động kiểm tra, đánh giá yêu cầu.

Các biện pháp nêu trên chỉ đƣợc tiến hành một cách thuận lợi và đạt kết quả cao khi đồng thời đƣợc tiến hành với biện pháp 5: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng PTNL”. Biện pháp này đóng vai trò kết nối tất cả các hoạt động trong quá trình quản lý kiểm tra, đánh giá lại với nhau, góp phần tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả của các hoạt động quản lý khác.

Vì vậy, nếu sử dụng các biện pháp riêng rẽ, hay chỉ tập trung thực hiện một vài biện pháp thì sẽ không đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả. Thực tế cũng cho thấy, mỗi biện pháp đều có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định. Vì thế, khi áp dụng, ngƣời quản lý phải biết lựa chọn để áp dụng biện pháp nào vào điều kiện cụ thể của trƣờng mình. Mặt khác, nhất thiết cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Khái quát về khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

xuất, từ đó minh chứng giả thuyết khoa học ban đầu.

3.4.1.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã thu thập ý kiến của 176 CBQLvà GV; trong đó có 26 CBQL, 150 GV của 6 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Ân (Trƣờng Tiểu học Ân Nghĩa, Trƣờng Tiểu học Ân Hữu, Trƣờng Tiểu học Ân Tƣờng Tây, Trƣờng Tiểu học Tăng Bạt Hổ, Trƣờng Tiểu học Ân Đức, Trƣờng Tiểu học Ân Phong).

3.4.1.3. Quy trình tiến hành

- Bƣớc 1: Lập mẫu phiếu điều tra:

Mẫu phiếu điều tra có nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở các mức độ nhƣ sau:

+ Đánh giá về tính cần thiết của 5 biện pháp đƣợc đề xuất với 3 mức độ: cần thiết; ít cần thiết; không cần thiết.

+ Đánh giá về tính khả thi của 5 biện pháp đƣợc đề xuất với 3 mức độ: khả thi; ít khả thi; không khả thi.

- Bƣớc 2: Chọn đối tƣợng điều tra

- Bƣớc 3: Phát phiếu điều tra.

- Bƣớc 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu.

3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm

- Khảo sát ý kiến của CBQLvà GV về tính cần thiết của các biện pháp do luận văn đề xuất, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

TT Biện pháp

Mức độ cần thiết

Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)