Hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.Hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công

lập trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.1. Chủ thể quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Chủ thể quản lý CTX cho các ĐVSNCL trên địa bàn huyện An Lão tỉnh Bình Định là Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan chuyên môn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là cơ quan tài

chính (Phòng tài chính - kế hoạch huyện), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (KBNN huyện) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung, quản lý về CTX cho các ĐVSNCL nói riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp huyện

Quyết định dự toán CTX cho các ĐVSNCL trên địa bàn, bảo đảm không thấp hơn dự toán thu ngân sách nhà nƣớc đƣợc cấp trên giao.

Quyết định phân bổ dự toán CTX cho các ĐVSNCL. Phê chuẩn quyết toán CTX cho cácĐVSNCL.

Quyết định điều chỉnh dự toán CTX cho các ĐVSNCL khi cần thiết. Giám sát việc thực hiện dự toán CTX cho các ĐVSNCL đã đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện

Lập dự toán CTX cho cácĐVSNCL, phƣơng án phân bổ CTX cho các ĐVSNCL, dự toán điều chỉnh CTX cho các ĐVSNCL, trình HĐND quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan tài chính cấp tỉnh.

Lập quyết toán CTX cho các ĐVSNCL trình HĐND phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi thƣờng xuyên cho các ĐVSNCL.

Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phƣơng đƣợc HĐND quyết định, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phƣơng.

Báo cáo, công khai ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách thực tế tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định là Phòng GD&ĐT huyện.

Lập dự toán chi, thực hiện phân bổ dự toán CTX đƣợc cấp có thẩm quyền giao cho các trƣờng trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo

thẩm quyền.

Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các trƣờng trực thuộc.

Lập quyết toán CTX cho cáctrƣờng trực thuộc trình Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định, phê duyệt.

2.3.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.2.1. Lập, xét duyệt và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Hàng năm, UBND huyện ban hành công văn về việc triển khai xây dựng dự toán ngân sách nhà nƣớc, giao Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chủ trì, hƣớng dẫn các ĐVSN kiểm tra, rà soát tổng hợp làm báo cáo đánh giá tình hình thu - chi, thực hiện kết quả nhiệm vụ ngân sách và những khó khăn vƣớng mắc năm hiện hành, căn cứ vào đó xây dựng dự toán thu - chi của ngân sách năm tiếp theo để tổng hợp báo cáo về đơn vị cấp trên mình quản lý; báo cáo về Phòng Tài chính làm căn cứ sẽ tổng hợp lại toàn bộ đồng thời tổ chức và thảo luận dự toán thu chi với các ĐVSN và tham mƣu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân huyện ra quyết định phƣơng án phân bổ ngân sách năm tiếp theo.

Công tác thảo luận dự toán CTX các ĐVSN huyện An Lão trong giai đoạn 2016 - 2020 đã đƣợc triển khai thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc năm 2015; Thông tƣ số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách, Nhà nƣớc quy định đối với các khoản CTX việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy trình từ cơ

sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách; Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL; làm cơ sở để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN trong từng lĩnh vực và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về quy định cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL.

Các đơn vị căn cứ vào các quy định của pháp luật xây dựng dự toán CTX hàng năm một cách hiệu quả; xây dựng dự toán cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ và chính sách theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ƣơng, địa phƣơng đã ban hành và theo đúng quy định của Luật NSNN.

Căn cứ vào biên chế đƣợc UBND huyện giao; định mức theo quy định tại Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành định mức phân bổ CTX ngân sách nhà nƣớc năm 2017, chế độ, định mức chi tiêu và nhiệm vụ đƣợc giao, số kiểm tra dự toán chi ngân sách hằng năm đƣợc Sở Tài chính thông báo, UBND huyện xây dựng số kiểm tra dự toán năm tiếp theo cho các ĐVSN. Căn cứ vào số kiểm tra đƣợc thông báo, các ĐVSN lập dự toán chi ngân sách năm sắp tới trong phạm vi và chi tiết theo từng lĩnh vực (bao gồm cả chi từ nguồn cân đối NSNN và chi từ nguồn thu đƣợc để lại theo chế độ), thuyết minh cụ thể những nhiệm vụ chi lớn (có sắp xếp thứ tự ƣu tiên) đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khi xây dựng dự toán.

* Kết quả lập dự toán CTX ĐVSN

Bảng 2.5. Dự toán CTX ngân sách giao đầu năm cho ĐVSNCL huyện An Lão giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: triệu đồng STT Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng cộng 92.187 102.941 107.369 114.218 122.878 1 Chi sự GD&ĐT 80.361 90.213 93.782 99.546 105.842 2 Chi sự nghiệp VHTT-TDTT- PTTH 3.981 4.253 4.469 4.725 5.361 3 Chi sự nghiệp kinh tế 5.314 5.874 6.423 6.962 7.821 4 Chi sự nghiệp GDNN-GDTX 2.531 2.601 2.695 2.985 3.854

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch huyện An Lão)

Trong xây dựng dự toán CTX cho các ĐVSNCL, tiêu chí dân số đƣợc sử dụng chủ yếu, nhìn chung phù hợp trên giác độ cung cấp dịch vụ công cơ bản cho ngƣời dân là đối tƣợng thụ hƣởng dịch vụ, đồng thời đảm bảo tính công bằng trong phân bổ nguồn lực NSNN. Ngoài ra, việc sử dụng tiêu chí vùng, miền và các tiêu chí phụ áp dụng cho một số lĩnh vực, nội dung chi (nhƣ tiêu chí về ngƣời dân tộc thiểu số, xã biên giới, tỷ lệ hộ nghèo...) hay việc sử dụng các tiêu chí đặc thù lĩnh vực (trạm phát lại phát thanh truyền hình, vận động viên khuyết tật...) cho thấy, định mức phân bổ ngân sách đã quan tâm tới các đối tƣợng chính sách, các yếu tố có tính chất đặc thù ngành, lĩnh vực, địa phƣơng. Qua đó, góp phần nâng cao tính công bằng, hiệu quả trong phân bổ ngân sách và tạo cơ hội nhiều hơn cho các đối tƣợng chính sách tiếp cận các dịch vụ công, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát

triển ở từng lĩnh vực giữa các vùng, miền trong cả nƣớc. Tuy nhiên, An Lão là huyện có dân số thấp: 27.859 ngƣời [10] địa bàn tuy không rộng nhƣng địa hình tƣơng đối phức tạp, dân số tập trung rất đông tại Thị trấn An Lão, các xã An Hƣng, An Dũng, An Hoà trong khi các xã khác dân số lại rất thƣa, với cách phân bổ theo tiêu chí dân số sẽ dẫn đến tình trạng nhiều địa phƣơng (đơn vị cấp huyện) có nền kinh tế, xã hội phát triển lại càng có điều kiện phát triển và ngƣợc lại.

Trong lĩnh vực giáo dục, tiêu chí dân số trong độ tuổi đến trƣờng nhìn chung phù hợp, gắn với đối tƣợng thụ hƣởng. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê về chỉ tiêu này ở nhiều địa phƣơng khó thực hiện. Số liệu thống kê về dân số trong độ tuổi đến trƣờng của cơ quan thống kê và UBND các xã thƣờng khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong sử dụng tiêu chí cũng nhƣ trong phân bổ NSNN, cơ quan tài chính của địa phƣơng cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê, UBND các cấp làm tốt việc này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nguyên tắc, mức phân bổ ngân sách cho từng nội dung, lĩnh vực phải đƣợc tính toán trên cơ sở chi phí đơn vị trong cung cấp các dịch vụ công tới mỗi đối tƣợng và tổng số kinh phí ngân sách phân bổ cho từng lĩnh vực, nội dung sẽ là tổng số đối tƣợng hƣởng dịch vụ nhân với chi phí đơn vị cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định chi phí đơn vị gặp khó khăn bởi các định mức kinh tế kỹ thuật trong một số ngành, lĩnh vực đã lạc hậu, một số ngành, lĩnh vực chƣa có định mức kinh tế kỹ thuật nên trong thực tế định mức phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực thƣờng đƣợc xác định trên cơ sở khả năng ngân sách chia cho tổng số đối tƣợng. Điều này làm cho phƣơng pháp tính phân bổ ngân sách chƣa khoa học, chƣa đảm bảo yêu cầu công bằng hợp lý nên có tình trạng năng lực tài chính giữa các địa phƣơng chênh lệch nhau lớn. Mặt khác, việc xây dựng dự toán CTX ngân sách địa phƣơng theo cơ chế hiện nay phải căn cứ vào hệ thống tiêu chí định

mức phân bổ ngân sách, định mức chi ngân sách, chế độ chi tiêu tài chính do Chính phủ và HĐND, UBND tỉnh quy định. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi hiện chƣa đƣợc định mức hoá, chƣa có mức chi tiêu cụ thể, chƣa định mức hoá đƣợc hết các nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các cơ quan đơn vị... dẫn tới dự toán lập chƣa cụ thể, chƣa chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách. Nhiều khoản chi vẫn để số tổng nên khi điều hành ngân sách, Phòng Tài chính Kế hoạch của huyện vẫn phải tham mƣu để ban hành các quyết định cá biệt cấp bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng để thực hiện nhiệm vụ. Việc này có thể dẫn tới cơ chế xin cho hoặc tuỳ tiện trong phân bổ gây khó khăn trong việc kiểm soát, giám sát.

Công tác lập dự toán CTX của các ĐVSNCL chƣa bao quát đƣợc hết nhiệm vụ chi, dẫn tới trong năm tài chính phải phát sinh bổ sung ngoài dự toán đầu năm.Việc bổ sung này thƣờng kéo theo rất nhiều thủ tục, điều này không những gây lãng phí thời gian, và nguồn lực mà còn dẫn đến tình trạng không kiểm soát đƣợc nếu không tăng cƣờng hoạt động giám sát việc điều hành dự toán của UBND huyện cũng nhƣ việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng. Ở một phía cạnh khác, có trƣờng hợp ĐVSNCL sử dụng ngân sách khi xây dựng dự toán lại dự kiến hoặc đƣợc cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ nhƣng ngân sách địa phƣơng không đủ nguồn kinh phí để bố trí hoặc đơn vị không thực hiện hết nhiệm vụ, dẫn đến phải chuyển nguồn sang năm sau.

Theo cơ chế hiện hành thì nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của ĐVSNCL bao gồm nguồn từ NSNN và nguồn thu cung cấp dịch vụ công. Nguồn NSNN tuy không cao nhƣng lại mang tính ổn định, đảm bảo thu nhập và tiền lƣơng cho ngƣời lao động ít nhất bằng một lần so với chế độ nhà nƣớc quy định. Nếu chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thì nguồn tài chính từ NSNN sẽ không còn, ĐVSNCL sẽ phải tự đảm bảo toàn bộ tiền

lƣơng và các chi phí hoạt động khác từ nguồn thu cung cấp dịch vụ công. Công tác xây dựng dự toán CTX của ĐVSNCL chƣa đồng bộ với công tác xây dựng các kế hoạch, dự án, đề tài khác nhƣ kế hoạch đào tạo, kế hoạch dạy nghề, dự án, đề án nghiên cứu khoa học công nghệ, dự án bảo vệ môi trƣờng... Điều này dẫn tới xây dựng dự toán CTX các lĩnh vực trên không có cơ sở vững chắc; định tính nhiều hơn định lƣợng; không phân bổ đƣợc đến từng cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách. Dự toán không có tính dẫn dắt đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động thẩm tra dự toán của Huyện cũng rất khó thực hiện. Điều này làm giảm vai trò của Huyện trong thực hiện chức năng tham mƣu về sử dụng và phân bổ NSNN cho UBND huyện.

Bên cạnh đó, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thụ hƣởng trực tiếp NSNN với đơn vị chủ quản. Tình trạng các đơn vị thụ hƣởng trực tiếp thực hiện không nghiêm túc các chế độ chính sách của Nhà nƣớc, nhƣ lập dự toán chi không trên cơ sở nguồn thu mà thƣờng xây dựng ở mức cao hơn để kỳ vọng đƣợc cân đối bổ sung từ ngân sách cấp trên (khi xây dựng dự toán thƣờng thoát ly định mức đã quy định, thoát ly hƣớng dẫn của cơ quan tài chính, đƣa ra thêm nhiều nhiệm vụ, đề xuất mua sắm sửa chữa...). Điều này dẫn tới công tác xây dựng dự toán CTX không tích cực, thậm chí là đối phó. Tình trạng cơ quan chủ quản thiếu kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với ĐVSN thuộc lĩnh vực quản lý của mình còn nhiều, do vậy số liệu CTX cho các đơn vị không đúng thực tế, không phản ánh bản chất thực tế hoạt động của đơn vị. Điều này, một mặt gây nhiều khó khăn đối với cơ quan tài chính (Phòng tài chính - kế hoạch) trong việc thẩm định CTX đối với ĐVSNCL. Mặt khác còn dẫn tới căng thẳng trong khi thảo luận ngân sách giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch với các đơn vị khác của huyện.

* Định mức phân bổ CTX cho ĐVSNCL

2020 là ổn định, cụ thể:

Định mức CTX cho ĐVSNCL GD-ĐT: Định mức phân bổ tính đủ tỷ lệ chi tiền lƣơng, phụ cấp, đóng góp theo lƣơng, đảm bảo chi hoạt động mức 18% trên tổng CTX; tính đủ chế độ học bổng học sinh dân tộc nội trú, bán trú; chính sách ƣu tiên cho giáo dục đã ban hành [19].

Định mức CTX cho ĐVSNCL VHTT - TDTT - PTTH: Chi đủ lƣơng và các khoản đóng góp theo lƣơng theo quy định hiện hành; định mức phân bổ chi hoạt động: 21 triệu/1 biên chế/ năm; ngoài phân bổ định mức theo biên chế đơn vị còn đƣợc phân bổ một khoản chi nghiệp vụ tùy vào tính chất hoạt động của từng đơn vị [19].

Định mức CTX cho ĐVSNCL kinh tế: Chi đủ lƣơng và các khoản đóng góp theo lƣơng theo quy định hiện hành; định mức phân bổ chi hoạt động: 21 triệu/1 biên chế/ năm; ngoài phân bổ định mức theo biên chế đơn vị còn đƣợc phân bổ một khoản chi nghiệp vụ tùy vào tính chất hoạt động của từng đơn vị [19].

Định mức CTX cho ĐVSNCL GDNN - GDTX: Chi đủ lƣơng và các khoản đóng góp theo lƣơng theo quy định hiện hành; định mức phân bổ chi hoạt động: 21 triệu/1 biên chế/ năm; ngoài phân bổ định mức theo biên chế đơn vị còn đƣợc phân bổ một khoản chi nghiệp vụ tùy vào tính chất hoạt động của từng đơn vị [19].

Từ các định mức trên và tình hình thực tế tại huyện An Lão, có thể thấy, mặc dù với huyện An Lão đã rất tích cực trong việc khuyến khích, kêu gọi, tuyên truyền vận động các ĐVSNCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo NĐ số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN. Tuy nhiên, An Lão là một địa phƣơng nghèo, mức độ xã hội hóa đối với ĐVSN còn rất chậm. Ở An Lão trong những năm vừa qua, mặc dù

các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tƣ ngân sách cho

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44 - 60)