Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

An Lão là một huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, đƣợc bao bọc xung quanh chủ yếu là những dãy núi, có tổng diện tích tự nhiên 69.201 ha, cách thành phố Quy Nhơn 120 km. Phía Bắc giáp 2 huyện Ba Tơ và Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi; phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh; phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; phía Tây một phần giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định và Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 09 xã (An Hòa, An Tân, An Quang, An Nghĩa, An Toàn, An Trung, An Dũng, An Vinh, An Hƣng), 1 thị trấn (An Lão), với 57 thôn.

Huyện An Lão có địa hình tƣơng đối phức tạp, chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam.

Núi rừng chiếm hầu hết diện tích tự nhiên của toàn huyện. Rừng núi An Lão có các loại gỗ quý nhƣ lim, sơn, chò, nhiều loại thú nhƣ nai, trăn, nhiều mật ong, song mây.

An Lão có mạng lƣới sông suối chằng chịt, lớn nhất là các sông: sông Đinh, sông Vố, sông Sang, chảy về phía hạ lƣu là đầu nguồn của sông Lại Giang lớn nhất nhì trong tỉnh Bình Định. Sông suối ở An Lão có nhiều loại cá, ốc, đặc biệt có đặc sản cá niên nổi tiếng. Các sông suối là nguồn nƣớc quan trọng và còn chứa tiềm năng về thuỷ lợi, thuỷ điện nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Các sông ở đây đều có lòng sông đào sâu, khuất khúc, lòng sông dốc, nƣớc chảy xiết, nên thƣờng gây lũ lớn về mùa mƣa và dễ khô

kiệt về mùa nắng.

Đồng bằng nằm dọc theo thung lũng các sông, đất đai khá màu mỡ, nhƣ đồng bằng dọc sông Đinh chảy qua các xã An Tân, An Hòa. Đồng bằng thƣờng có các cánh đồng lúa, hoặc trồng các loại hoa màu.

Khoáng sản rải rác trong huyện An Lão có đá granit và hiện nay nhà nƣớc đang có dự án khai thác các mỏ đá này, cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình đang xây dựng tại huyện.

Khí hậu tƣơng tự nhƣ khí hậu các huyện miền núi trong tỉnh Bình Định. Mùa mƣa hay đến sớm hơn các huyện đồng bằng và lƣợng mƣa khá lớn. Khí hậu lúc bình thƣờng ở An Lão khá dễ chịu. Tuy nhiên, huyện An Lão đƣợc hợp thành từ 2 con sông lớn là sông Đinh và sông Vố nên khi mùa mƣa đến lƣợng nƣớc hợp lại từ 2 con sông này gây lụt cho các hộ dân ở hạ lƣu.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)