Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 61 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

Một là, xây dựng định mức dựa chủ yếu trên nguồn lực đầu vào, không tạo ra cầu nối ràng buộc giữa việc sử dụng ngân sách và hiệu quả chi tiêu. Định mức xơ cứng, thiếu tính linh hoạt cần thiết để khuyến khích tính chủ động sáng tạo của đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời chƣa ràng buộc về trách nhiệm chi tiêu với kết quả đầu ra; lập ngân sách ngắn hạn, chủ yếu ngân sách hàng năm, do đó không đƣợc đánh giá, xem xét phân bổ nguồn

lực gắn kết với những chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Do không có tầm nhìn trung hạn nên không chỉ có cơ quan tài chính, UBND huyện bị động về nguồn thu mà các đơn vị thụ hƣởng cũng bị động về nguồn lực. Các đơn vị chi tiêu không thể và cũng không có quyền chủ động bố trí ƣu tiên chi tiêu theo trọng tâm, trọng điểm. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực công, do vậy mà bị giảm đáng kể.

Hai là, thời gian qua, vẫn xảy ra tình trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin cho. Đối với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách, một số đơn vị thực hiện không đúng theo quy trình quản lý chi ngân sách, CTX không theo nhƣ dự toán nhƣng lại không đề nghị điều chỉnh, giữa dự toán và thực hiện dự toán có sự chênh lệnh lớn, nhƣng vẫn đƣợc chấp nhận quyết toán. Điều này là trái với quy định của Luật NSNN. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL theo NĐ số 43/2006/NĐ-CP ở một số đơn vị chƣa tích cực, chƣa triệt để nên không có thu nhập tăng thêm, hoặc không giành phần tiết kiệm đạt đƣợc để bổ sung trích lập quỹ phúc lợi, tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ công tác và điều kiện làm việc. Một số ĐVSNCL chƣa thực sự đổi mới cơ chế quản lý phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng hoạt động.

Ba là, chất lƣợng thẩm định, xét duyệt báo cáo đôi khi còn mang tính hình thức, né tránh; việc quyết toán CTX NSNN tại các ĐVSNCL mới chỉ dừng lại ở việc chấp nhận những khoản đã chi trong năm. Khi phát hiện sai sót chƣa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định, mà chỉ dừng lại ở mức rút kinh nghiệm.

Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát CTX ĐVSNCL tại HĐND huyện, UBND huyện chƣa đƣợc thực hiện từ đầu mà chủ yếu tập trung vào lúc giám sát chuyên đề, duyệt quyết toán vì thế dẫn tới việc đánh giá hiệu quả sử dụng

kinh phí của các đơn vị chƣa thực sự khách quan, toàn diện, chính xác; Trong khâu kiểm soát chi, mặc dù các đơn vị phát hiện đƣợc những sai phạm về chi tiêu chƣa đúng định mức, tiêu chuẩn, thiếu sót hồ sơ, chứng từ của các đơn vị nhƣng KBNN chỉ đƣợc quyền ra thông báo kiểm tra hoặc thông báo từ chối thanh toán, chính vì điều này mà tinh thần, trách nhiệm của thủ trƣởng các đơn vị chƣa đƣợc cao.

2.4.2.2 Nguyên nhân

UBND huyện hiện đang áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống: An Lão cũng nhƣ các địa phƣơng khác đã tuân thủ một cách khá cứng nhắc cơ chế lập ngân sách hàng năm. Do vậy, việc phân bổ ngân sách giữa các năm thƣờng không nhất quán. Mặc dù Luật NSNN chỉ quy định hình thức lập ngân sách hàng năm và chỉ hƣớng dẫn các cơ quan ban ngành, địa phƣơng phân bổ tập trung nguồn vốn, hạn chế dàn trải, nhƣng luật không cấm việc phân bổ nhằm theo đuổi các mục tiêu chiến lƣợc. Hơn nữa Luật cũng quy định cụ thể thời kỳ ổn định ngân sách, trong đó ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi, ổn định mức phân bổ kinh phí và số bổ sung cân đối. Luật cũng trao cho tỉnh, huyện quyền quyết định việc phân bổ ngân sách. Nhƣ vậy, việc không có khả năng phân bổ nhất quán là do tỉnh chƣa dựa vào các mục tiêu cần phải đạt đƣợc để phân bổ. Khi không có một cơ sở xác định để phân bổ ngân sách thì việc phân bổ ngân sách dễ bị chi phối bởi các nhân tố chủ quan, thay đổi theo các nhân tố chi phối từng năm.

Năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế.

Đội ngũ cán bộ QLNN về quản lý, điều hành NSNN trên thực tế còn nhiều cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế, kiến thức tích lũy trong quá trình công tác chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đề ra, chƣa thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo của mình trong quản lý, điều hành NSNN.

Việc lập, chấp hành, quyết toán NSNN cho CTX của ĐVSNCL lâu nay dựa hoàn toàn vào chi phí cho bộ máy, nguyên vật liệu, tài sản cố định...mà không cần quan tâm đến cơ quan đó làm ra sản phẩm nào, tốt hay xấu; hoặc việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị đạt chất lƣợng, hiệu quả nhƣ thế nào.

Với cách làm ngân sách hoàn toàn dựa vào yếu tố đầu vào làm triệt tiêu động lực hƣớng tới hiệu quả, vì muốn có ngân sách nhiều thì phải tăng biên chế và các điều kiện đi kèm chứ không phải là nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác. Tƣ duy và cách làm này ngày càng tỏ ra không phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng vốn coi trọng hiệu quả cuối cùng.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót, việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chƣa nghiêm. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong quản lý CTX ở huyện An Lão đƣợc khái quát ở những điểm chủ yếu sau:

Một số cơ chế, chính sách của nhà nƣớc còn vƣớng mắc do sự bất cập, không đồng bộ. Cơ chế, chính sách của tỉnh đề ra chƣa đủ mạnh, còn thiếu chủ động trong việc nghiên cứu, đề xuất với Trung ƣơng những cơ chế, chính sách mang tính đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện An Lão.

Việc phối hợp với các cấp, các ngành, các đơn vị trong huyện để cụ thể hoá và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chủ trƣơng chính sách lớn của Đảng, Chính phủ trên địa bàn còn chậm.

Quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi, sắp xếp lại các ĐVSN công chƣa quyết liệt. Bên cạnh đó, một số đơn vị còn chƣa chủ động đề xuất cơ chế tự chủ, vẫn còn tâm lý dựa vào vào nguồn ngân sách cấp, chƣa mạnh dạn, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mang tính cạnh tranh. Trong quản lý nhân sự, còn đặt nặng việc giao biên chế, xem biên chế là cơ sở để đảm bảo

tâm lý ổn định cho cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động của đơn vị mình và đảm bảo ổn định số lƣợng ngƣời làm việc cho đơn vị.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, kinh tế của huyện hiện nay vẫn còn những khó khăn, nguồn thu ngân sách của huyện chƣa nhiều, vì vậy việc quản lý các khoản chi ngân sách nhà nƣớc nói chung và quản lý CTX cho các ĐVSNCL đóng vai trò quan trọng.

Hiện nay, công tác quản lý CTX cho các ĐVSNCL đã đƣợc quna tâm. Các cơ quan cấp trên thực hiện và bám sát vào Luật NSNN, Nghị quyết của HĐND tỉnh để tăng cƣờng các biện pháp, hình thức quản lý chi phù hợp. Tuy nhiên, công tác quản lý CTX cho các ĐCSNCL trên địa bàn huyện An Lão trong giai đoạn 2016 - 2020 vẫn còn một số đểm chƣa đƣợc khắc phục.

Từ những nội dung của chƣơng 2 đã nêu trên về thực trạng công tác quản lý CTX cho các DVSNCL huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời gian qua để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý là một yêu cầu đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành trong chƣơng tiếp theo.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN CHO CÁC ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 61 - 66)