Các chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ

Một phần của tài liệu LATS_Nguyen Thu Hoai_NCS31A (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận án

1.2.7. Các chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ

Theo Porter (1993), khoảng cách chuẩn mực là khoảng cách giữa các trách nhiệm của kiểm toán viên được kỳ vọng một cách hợp lý và các trách nhiệm hiện hành của họ trong chuẩn mực kiểm toán. Sikka và cộng sự (1998) cho rằng nguyên nhân tồn tại khoảng cách này là do các tiêu chuẩn cho dù được quy định bởi luật

pháp hay tổ chức nghề nghiệp hay các cơ quan khác mà kiểm toán viên dự kiến tuân theo là chưa đầy đủ.

Nhiều quốc gia đã lấy ISAs làm nền tảng để xây dựng các chuẩn mực nghề nghiệp và có bổ sung thêm các yêu cầu mới với mục đích làm cho hệ thống chuẩn mực này phù hợp với thị trường nội địa hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của ROSC (World bank report on the Observance of standards and codes – Báo cáo của ngân hàng thế giới về việc tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc), các chuẩn mực kiểm toán tại các quốc gia vẫn còn thiếu sót do ảnh hưởng của yếu tố chính trị hoặc việc vận động hành lang trong các hoạt động xây dựng chuẩn mực và các chuẩn mực nghề nghiệp thiếu các nguyên tắc chi tiết. Ví dụ, ở nhiều quốc gia tồn tại sự tranh cãi về việc phát hiện gian lận có nên được công nhận là trách nhiệm của kiểm toán viên trong luật định hay không? Một số quốc gia cho rằng phạm vi kiểm toán phải được mở rộng hơn so với các yêu cầu trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện tại và việc phát hiện gian lận nên được khẳng định là nghĩa vụ của kiểm toán viên. Mặt khác, chuẩn mực kiểm toán nên trình bày rõ ràng và chi tiết hơn về mức độ chịu trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các gian lận.

Theo nghiên cứu của Lee và cộng sự (2009), các chuẩn mực nghề nghiệp tại Malaysia chưa chỉ ra một cách rõ ràng các trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến phát hiện gian lận và các hoạt động bất hợp pháp. Cosserat (2004) cho rằng kể từ vụ sụp đổ của Enron và Worldcom, các chuẩn mực kiểm toán đã được sửa đổi nhằm nhấn mạnh trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến việc phát hiện gian lận. Theo đó, trước sự sụp đổ của Enron và Worldcom, các chuẩn mực đã nhấn mạnh vào sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, bất kể sai sót là vô tình hay cố ý. Cosserat (2004) tin rằng sự kiện Enron và Worldcom đã cho thấy cách tiếp cận như vậy khiến cho kiểm toán viên không quan tâm đúng mức đối với việc nhà quản lý có chủ ý tạo ra các báo cáo tài chính gian lận hay không. Chính vì vậy, chuẩn mực kiểm toán ISA 240 “Trách nhiệm kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính” và ISA 315 “Nhận diện và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu” đã ra đời nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến các khía cạnh nêu trên.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Porter và Gowthorpe (2004) cho rằng cần kiểm soát tốt hơn việc thực hiện công việc của kiểm toán viên. Việc gia tăng chất lượng kiểm soát tại các công ty kiểm toán đòi hỏi sự ra đời của chuẩn mực kiểm toán mới

trong việc đảm bảo chất lượng thực hiện của kiểm toán viên, điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách chất lượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu LATS_Nguyen Thu Hoai_NCS31A (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w