7. Kết cấu của luận án
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm toán
Trong khi số lượng các nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng là rất lớn và được thực hiện với nhiều cách thức tiếp cận khác nhau về chủ thể, đối tượng, khoảng cách, số lượng các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán là chưa nhiều và kết quả còn thiếu nhất quán.
Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết các bên có liên quan, các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng có thể xác định căn cứ vào những bên có ảnh hưởng và đồng thời cũng là bên bị ảnh hưởng bởi khoảng cách kỳ vọng bao gồm người sử dụng thông tin, kiểm toán viên và cơ quan ban hành chuẩn mực. Bên cạnh đó, các nghiên
cứu tiền nhiệm cũng lựa chọn cách tiếp cận này để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đưa vào mô hình nghiên cứu.
Các nhân tố liên quan đến người sử dụng thông tin như kỳ vọng quá mức, giáo dục về kiểm toán, nhu cầu của người sử dụng thông tin có thể ảnh hưởng đáng kể tới sự tồn tại và mức độ của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Lý thuyết niềm tin cảm tính của Limperg (1926), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (1973), Mautz (1975), Hayes và cộng sự (2005), cho rằng một trong những nguyên nhân khiến niềm tin đối với kiểm toán bị phá vỡ là do kỳ vọng của xã hội đã bị phóng đại. Điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Lin và Chen (2004), Lee và Ali (2008), Enofe và cộng sự (2013). Hay theo lý thuyết phản hồi của người đọc, nền tảng kiến thức của người sử dụng thông tin ảnh hưởng tới việc giải thích các thông tin được truyền tải qua báo cáo kiểm toán và gây ra khoảng cách kỳ vọng. Nghiên cứu của Kamau (2013), Monroe và Woodliff (1993), Epstein và Geiger (1994), Koh và Woo (1998) cũng đưa ra kết quả cho thấy ảnh hưởng đáng kể của giáo dục tới khoảng cách kỳ vọng trong thực tiễn.
Đối với các nhân tố liên quan tới kiểm toán viên, một số nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố liên quan tới kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng như nghiên cứu của Kamau (2013), Awuor (2018), Akther và Xu (2020). Trong đó, nghiên cứu của Kamau (2013) và Awuor (2018) đã cho thấy các nhân tố như: nỗ lực, kỹ năng, tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng nghịch chiều tới khoảng cách kỳ vọng. Akther và Xu (2020) cũng cho rằng tính độc lập và khả năng truyền đạt thông tin của kiểm toán viên có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách kỳ vọng. Vai trò của kiểm toán viên trong việc thu hẹp khoảng cách kỳ vọng cũng được nhấn mạnh trong lý thuyết niềm tin cảm tính của Limperg (1926). Theo Limperg (1926), kiểm toán viên cần thực hiện các công việc để đáp ứng những kỳ vọng mà họ đã khơi dậy trong xã hội và một trong hai nguyên nhân khiến cho niềm tin của xã hội dành cho kiểm toán bị suy giảm chính là vì kiểm toán viên thực hiện công việc không đạt yêu cầu. Vì vậy, luận án dựa trên kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng như các lý thuyết nền tảng xác định các nhân tố thuộc về kiểm toán viên bao gồm tính độc lập và năng lực của kiểm toán viên đưa vào mô hình nghiên cứu.
Đáng chú ý, mặc dù không được đề cập trong các khái niệm của khoảng cách kỳ vọng, tuy nhiên, theo lý thuyết các bên có liên quan cũng như cấu trúc khoảng cách kỳ vọng đã được các nghiên cứu tiền nhiệm xây dựng đều chỉ ra rằng cơ quan ban hành
chuẩn mực cũng là bên có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách kỳ vọng. Hơn nữa, kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy các nhân tố liên quan tới cơ quan ban hành chuẩn mực như chuẩn mực báo cáo kiểm toán hay các chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách kỳ vọng như nghiên cứu của Ogbona và Appah (2014), Sikka và cộng sự (1988), Lee và cộng sự (2009).
Bên cạnh các nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng dựa trên các bên có liên quan, một số nghiên cứu khác lại đưa ra các nhân tố ảnh hưởng theo cấu trúc khoảng cách kỳ vọng, cụ thể là cấu trúc của Porter (1993) như Salehi (2007) và Fullop (2017). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra đề xuất về các nhân tố mà chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể. Các nghiên cứu thực nghiệm sau này cũng không dựa trên cách tiếp cận này để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố không chỉ vì sự thiếu nhất quán giữa các nghiên cứu mà còn xuất phát từ nguyên nhân khoảng cách kỳ vọng theo nghiên cứu của Porter (1993) không đo lường theo thang đo Likert nên khi vận dụng vào nghiên cứu thực nghiệm còn gặp nhiều khó khăn.
Dựa trên kết quả từ các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm cũng như trên cơ sở các lý thuyết nền tảng, luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đưa vào mô hình nghiên cứu và tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu có liên quan bao gồm:
- Nhóm nhân tố liên quan người sử dụng thông tin: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin; Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin; Nhu cầu của người sử dụng thông tin.
- Nhóm nhân tố liên quan đến kiểm toán viên: Tính độc lập của kiểm toán viên; Năng lực của kiểm toán viên.
- Nhóm nhân tố liên quan đến cơ quan ban hành chuẩn mực: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán; Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng
TT Nhân tố Tác giả Cơ sở lý thuyết
1 Kỳ vọng MacDonald (1988), Humphrey (1) Lý thuyết các bên có liên quá mức và cộng sự (1992), Humphrey quan.
của người và cộng sự (1993), Lin và Chen (2) Lý thuyết phản hồi của người sử dụng (2004), Lee và cộng sự (2009), đọc.
TT Nhân tố Tác giả Cơ sở lý thuyết
Enofe và cộng sự (2013), Kamau (2013), Albeksh (2017), Awuor (2018), Akther và Xu (2020)
2 Giáo dục, Koh và Woo (1998), Lee va (1) Lý thuyết các bên có liên đào tạo về cộng sự (2009), Awuor (2018), quan.
kiểm toán Akther và Xu (2020) (2) Lý thuyết phản hồi của người
của người đọc.
sử dụng
thông tin
3 Nhu cầu của Lotfi và cộng sự (2010), Al (1) Lý thuyết các bên có liên người sử qtaish (2014), Litjens và cộng quan.
dụng thông sự (2015), Alawi và cộng sự (2) Lý thuyết phản hồi của người
tin (2018) đọc.
4 Tính độc Beattie và cộng sự (1998), Koo (1) Lý thuyết niềm tin cảm tính. lập của và Sim (1999), Odelabu (2016), (2) Lý thuyết các bên có liên kiểm toán Al qtaish (2014), Ruhnke và quan.
viên Schmidt (2014), Awuor (2018), Akther và Xu (2020)
5 Năng lực Odelabu (2016), Al qtaish (1) Lý thuyết niềm tin cảm tính. của kiểm (2014), Awuor (2018), Alawi (2) Lý thuyết các bên có liên toán viên và cộng sự (2018) quan.
6 Chuẩn mực Al qtaish (2014), Ruhnke và (1) Lý thuyết niềm tin cảm tính. về báo cáo Schmidt (2014), Litjens và (2) Lý thuyết các bên có liên kiểm toán cộng sự (2015), Akther và Xu quan.
(2020) (3) Lý thuyết phản hồi của người
đọc.
7 Chuẩn mực Beattie và cộng sự (1998), (1) Lý thuyết niềm tin cảm tính. kiểm toán Sikka và cộng sự (1998), Al (2) Lý thuyết các bên có liên chưa đầy đủ qtaish (2014), Awuor (2018), quan.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ, bổ sung và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.
Trước hết, luận án đã trình bày các cơ sở lý thuyết đóng vai trò nền tảng cho quá trình nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng và các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng, bao gồm: lý thuyết niềm tin cảm tính, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết các bên có liên quan, lý thuyết phản hồi của người đọc, lý thuyết cảnh sát.
Luận án đã tổng hợp các quan điểm khác nhau từ đó phân tích và làm rõ khái niệm, mô hình cấu trúc và phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán làm cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể, luận án kế thừa khái niệm và mô hình cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của Porter (1993), tuy nhiên có mở rộng về đối tượng cũng như xác định rõ hơn về chủ thể được đề cập trong khái niệm. Trong chương 2, luận án cũng đã trình bày cơ sở lý luận của phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán từ phía người sử dụng thông tin được sử dụng trong luận án với thang đo Likert 5 điểm.
Trên cơ sở các lý thuyết nền tảng và kết quả các nghiên cứu tiền nhiệm, chương 2 đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán đưa vào mô hình nghiên cứu của luận án.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU