PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHILE đến NĂM 2020 (Trang 31)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 4P

2.2.1 Sản phẩm giày dép Việt Nam

Một số sản phẩm của ngành có sức cạnh tranh trong xuất khẩu như: giày dép có mũi bằng da, mũi bằng vải, dệt, mũi cao su hoặc nhựa tổng hợp, các loại giày khác, một phần của giày dép và giày dép chịu nước. Tuy cơ cấu sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam đa dạng về chủng loại nhưng đa phần vẫn còn hạn chế về kiểu dáng, mẫu mã thiết kế. Điểm hạn chế lớn nhất của ngành hiện nay chính là thiếu và yếu bộ phận thiết kế. Các doanh nghiệp trong ngành cũng cần có sự sáng tạo mẫu mốt để tạo ra những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ và thiết kế. Mặc dù vẫn có một số doanh nghiệp có bước cải tiến trong vấn đề này, tuy nhiên phần lớn vẫn còn hạn chế ở điểm đội ngũ thiết kế chỉ mới được tập trung cho khâu thiết kế kĩ thuật, phần phát triển ý tưởng, thiết kế phác họa và xây dựng bộ sưu tập mới còn nhiều hạn chế. Một lí do để giải thích cho vấn đề này chính là do khâu đào tạo nhưng một phần thuộc về trách nhiệm của các doanh nghiệp bởi hầu như các doanh nghiệp trong ngành chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ thiết kế và kỹ thuật viên để khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giày dép Việt Nam chính là hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành đổi mới nội dung thiết kế thời trang da-giày, cải tiến mẫu mã sản phẩm và chiến lược phát triển thương hiệu để hoàn thành mục tiêu vào năm 2020 tăng cường xuất khẩu và chiếm lĩnh 80% thị trường nội địa.

Hàng xuất khẩu theo quy cách:

Mặt hàng giày dép từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Chile phải được ghi tên nước xuất xứ trên bao gói trước khi đem bán tại Chile.

Các mặt hàng được bao gói phải được ghi ký mã hiệu thể hiện chất lượng, vệ sinh, nguyên liệu hoặc sự pha trộn, trọng lượng tịnh hoặc phương pháp phân lượng. Có nhãn mác bằng tiếng Tây Ban Nha đối với tất cả các

nguyên liệu, bao gồm cả phụ liệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên nhà sản xuất hoặc nhập khẩu. Kích cỡ và trọng lượng tịnh phải được chuyển đổi theo hệ mét.

Việc chuyển đổi hoặc dán lại mác nhãn có thể được thực hiện tại Chile và sau đó bán cho người sử dụng cuối cùng.

Phân khúc giày dép tại thị trường Chile:

Ngành giày dép ở Chile tăng đều về giá trị và khối lượng qua các năm. Trong đó phân ngành tăng trưởng cao nhất là giày dép phụ nữ có doanh số bán hàng tăng 1,8% theo giá trị và 1,5% theo khối lượng (năm 2008). Ngoài ra, thị trường Chile chưa đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa như các nước EU, Mỹ, Nhật Bản.

1.Giầy thời trang cho phụ nữ luôn theo xu hướng thời trang thế giới. 2.Giầy truyền thống cho nam giới.

3.Giầy an toàn và nhẹ cho người cao tuổi 4.Giầy đi học cho trẻ em.

5.Giầy thể thao đòi hỏi chất lượng cao về độ bền và đẹp. Các cửa hàng bán lẻ tại chỗ cũng gia tăng sản xuất nhãn hiệu riêng của họ về giày dép thể thao.

Phân khúc giày dép của Việt Nam hiện tiêu thụ được:

Khi xuất khẩu giầy da sang thị trường này, chúng ta cần phải chú ý về kích cỡ chân của người dân nơi đây, và cần vạch ra một chiến lược xác định, nên đánh vào khách hàng mục tiêu ở độ tuổi nào để dễ dàng sản xuất sản phẩm theo tiêu chí kích cỡ, hình dáng, chủng loại thích hợp. Hiện tại hàng giầy da Việt Nam xuất sang Chile chủ yếu là giày thể thao cao su/plastic và giày mũ nguyên liệu dệt. Tức là mới chỉ nhắm vào phân khúc giầy thể thao.

2.2.2 Giá

2.2.2.1 Giá xuất khẩu

Chile là thị trường mở nên hàng hóa phân phối trên thị trường Chile rất cạnh tranh. Tổng kim ngạch giày dép của Việt Nam sang Chile là 81,70 triệu

USD – trị giá CIF cảng Chile (2008). Giá xuất khẩu giày dép của Việt Nam ở mức 9,2-9,5 USD/đôi là một mức giá tương đối lý tưởng (năm 2006).

Đối với hàng giày dép giá rẻ, chất lượng trung bình trở xuống thì hàng hóa của Việt Nam không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc giá rẻ.

Do vị trí địa lý xa xôi, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile chưa nhiều nên cước phí vận tải từ các cảng của nước ta sang Chile hiện cao hơn các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin từ một hãng tàu để tính giá cước container từ các cảng Việt Nam đi các cảng của Chile, Pê ru,… (Giá cước bên dưới chỉ có hiệu lực giới hạn. Doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu để xác nhận giá chính thức tại thời điểm ký hợp đồng)

Ví dụ: Hãng FOCUS SHIPPING CORP, Ho Chi Minh City, Vietnam

Bảng 6: BÁO GIÁ CHO VẬN TẢI BIỂN TỪ VIỆT NAM SANG CHILE

(Hạn định: Cuối tháng 8 năm 2010)

Cảng lên hàng Cảng xuống hàng Cước vận tải biển (US$) 20' 40' 40'HC Haiphong Valparaíso Iquique Lirquen Puerto Angamos 2650 5300 5400

Hochiminh Valparaíso Iquique Lirquen

Puerto Angamos

2550 5100 5200

(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Chile)

2.2.2.2 Chính sách ưu đãi về giá

Việt Nam và Chile đã ký Hiệp định Thương mại tự do vào ngày 11 tháng 11 năm 2011. Dự kiến Hiệp định sẽ có hiệu lực trong quý IV năm 2012 này. Khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có khoảng 82% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Chile sẽ được hưởng thuế nhập khẩu là 0%, tạo điều kiện lợi thế về giá cho hàng giày dép của Việt Nam.

Chile ít áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhất là đối với các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại 06/2012, Chile

chưa áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu và điều tra chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về thanh toán, cho đến nay, chưa thấy có các vướng mắc phát sinh trong khâu này giữa các doanh nghiệp hai nước.

2.2.3 Phân phối

Trước năm 2007, hạn chế lớn nhất khiến kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép chưa thể phát triển mạnh là do việc xuất khẩu gián tiếp.

Từ năm 2007, Việt Nam đã có mối giao thương trực tiếp qua các tập đoàn đa quốc gia của Chile. Theo thống kê, doanh thu của các tập đoàn nhập khẩu và phân phối lớn tại Chile đạt 9,2 tỷ USD trong năm 2007, tương đương 27% tổng doanh thu thương mại của Chile. Trong đó, bốn tập đoàn lớn là D&S (Lider), Cencosud, Falabella, Rendic chiếm 81,26% tổng doanh thu, đạt 7,475 tỷ USD. Hơn nữa, các tập đoàn kinh doanh siêu thị của Chile có ở hầu hết các nước Nam Mỹ nên sẽ có nhiều cơ hội để làm cầu nối cho xuất khẩu của Việt Nam vào các nước này.

Về các kênh phân phối khác Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thông tin điều tra thăm dò cụ thể nên chưa có hướng xuất khẩu khác.

2.2.4 Chiêu thị

Khâu xúc tiến thương mại tại thị trường Chile của các doanh nghiệp giày dép Việt Nam chưa đầu tư, còn đang bỏ ngõ. Ngôn ngữ Tây Ban Nha không phải là lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, khâu quảng bá, xúc tiến đều dựa vào Thương vụ Việt nam tại Chile như vận động doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ và triển lãm quốc tế tại Chile qua từng năm.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa phát huy được thương mại điện tử - chưa có trang web riêng. Trong khi phía Chile rất quan tâm đến website của các doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch, qua đó họ đánh giá uy tín của đối tác. Ngay cả chính Thương vụ Việt Nam tại Chile cũng khuyến cáo nên xây dựng website trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời tại Chile rất thiếu thông tin cũng như catalogue của các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp muốn giới thiệu sản phẩm của mình, cần

gửi một kiện cataloge kèm theo các đĩa CD và mẫu hàng hoá (nếu có thể) thông qua Thương vụ để giới thiệu cho các khách hàng Chile.

Về nguyên tắc sản xuất, các doanh nghiệp đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của đối tác – theo đúng hợp đồng. Bởi hiện nay yêu cầu của người tiêu dùng rất cao. Tuy nhận xét yêu cầu của thị trường Chile không khó tính bằng các thị trường EU, Mỹ, Nhật, nhưng nếu sản phẩm không đáp ứng yêu cầu thì nó sẽ bị loại khỏi thị trường.

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Chile là thị trường mở nên hàng hóa phân phối trên thị trường Chile rất cạnh tranh; đối với hàng giá rẻ, chất lượng trung bình trở xuống thì hàng hóa của Việt Nam không thể cạnh tranh được. Do vị trí địa lý xa xôi, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile chưa nhiều nên cước phí vận tải từ các cảng của nước ta sang Chile hiện cao hơn các nước trong khu vực. Điều này sẽ làm cho sản phẩm giày dép của chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước khác về giá, vì đa số sản phẩm của chúng ta chất lượng đều ở mức trung bình mà giá cả lại cao hơn vì chi phí vận chuyển cao.

Bảng 7: GIÀY XUẤT KHẨU VÀO CHILE TỪ CÁC QUỐC GIA

Hạng Quốc gia 2006 US$ CIF Tăng trưởng Thị phần 2005 US$ CIF Thị phần 1 TRUNG QUỐC 252,595,506 26.53% 67.59% 199,638,033 65.32% 2 BRASIL 36,943,137 1.86% 9.89% 36,268,778 11.87% 3 VIỆT NAM 29,671,946 48.39% 7.94% 19,995,901 6.54% 4 ARGENTINA 13,976,560 23.11% 3.74% 11,352,858 3.71% 5 INDONESIA 9,324,331 -4.44% 2.49% 9,757,351 3.19% 6 ĐÀI LOAN 5,314,158 20.64% 1.42% 4,405,019 1.44% 7 HONG-KONG 4,342,548 7.39% 1.16% 4,043,782 1.32% 8 THÁI LAN 3,313,526 10.63% 0.89% 2,995,202 0.98%

10 Ý 1,908,907 3.59% 0.51% 1,842,716 0.60%

20 MALAYSIA 411,350 33.10% 0.11% 309,051 0.10%

Tổng 373,724,283 22.29% 100.00% 305,613,381 100.00%

(Nguồn: Lexis Nexis theo nghiên cứu của MATRADE năm 2006)

2.3.1 Trung Quốc

Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần 29% và giá trị xuất khẩu 21.8 tỉ USD năm 2006. Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu với gần 2.04 tỉ đôi năm, giá trị 13.6 tỉ USD (73% thị phần), theo sau là EU với 1.446 tỉ đôi với giá trị xuất khẩu là 5.3 tỉ Euro (6.8 tỉ USD) (20.2% thị phần) năm 2006. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới. (ITC, USstat, CBI)

Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình và có số lượng rất lớn.

Tuy nhiên sự phát triển của ngành giày dép Trung Quốc dựa trên các yếu tố truyền thống này được dự đoán là đã gần tới điểm cực đại của chu kỳ kinh doanh, những vấn đề mới nảy sinh như sự gia tăng chi phí nhân công và nguyên liệu, nguy cơ kiện bán phá giá và các rào cản phi thương mại, các vấn đề môi trường và quyền con người và sự đa dạng hóa nguồn cung của các nhà mua lớn sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì vị trí thống lĩnh này trong trung hạn . (10)

2.3.2 Brazil

Braxin là trung tâm sản xuất giày lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ với sản lượng hàng năm khoảng 755 triệu đôi. Mặc dù phục vụ thị

10() Nguồn: Trần Thị Huyền Trang, Chiến lược xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015,,Hiệp hội giày dép Việt Nam, tháng 1- 6 năm 2009

trường trong nước là chủ yếu (72% tổng giá trị sản lượng, 543 triệu đôi), xuất khẩu của Braxin hiện diện trên 130 nước, với Mỹ là thị trường lớn nhất (70% tổng giá trị XK). Braxin là nhà cung cấp thứ 3 vào thị trường Mỹ, sau Trung Quốc và Việt Nam. Gía trị xuất khẩu trung bình của các dòng sản phẩm xuất khẩu chính thường thấp hơn giá trị xuất khẩu TB toàn cầu (xem thêm biểu đồ 1-trang 12).

Các nhà sản xuất Braxin chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ có dòng sản phẩm và thương hiệu riêng của mình (7,000 doanh nghiệp). Thống kê hiện tại cho thấy có hơn 3,000 nhãn hiệu sản phẩm của Braxin đang lưu hành. Ngành công nghiệp phụ trợ của Braxin cũng phát triển đa dạng, gồm 300 doanh nghiệp linh kiện, 400 doanh nghiệp thuộc và chế biến da và khoàng 100 doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị ngành giày dép.

Dù đã phát triển được các dòng sản phẩm của riêng mình, các nhà sản xuất Braxin đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc và các nước đang phát triển khác về chi phí lao động thấp và qui mô sản xuất khổng lồ. Trình độ quản lý, năng lực sáng tạo, marketing và tài chính của các DN qui mô nhỏ cũng là một trong những khó khăn hiện thời của Braxin trong việc tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

Ngành sản xuất giày dép Braxin có một số lợi thế sau :

Braxin có đất đai và khí hậu thuận lợi, ngành nông nghiệp và

Một là :

chăn nuôi phát triển, số lượng đàn bò gần 200 triệu con nên có nhiều nguyên liệu da. Do không phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, sẵn có nguồn lao động dồi dào, công lao động thấp hơn châu Âu, đa phần các doanh nghiệp được đầu tư trang bị tiên tiến, nên giá thành da giầy rất cạnh tranh so với các nước trong khu vực và thế giới.

Ngành công nghiệp giày dép ở Braxin có truyền thống, bề dầy

Hai là :

và kỹ thuật của châu Âu đưa sang. Dự báo trong tương lai vẫn còn đang phát triển mạnh cả về số và chất lượng do nhu cầu tiêu dùng của thế giới và tiêu

dùng nội địa ngày một tăng. Nhà nước coi trọng, có chính sách phát triển ngành hàng, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân lao động.

Quy mô doanh nghiệp sản xuẩt đa số vừa và nhỏ, đan xen các

Ba là :

liên doanh và nhà máy có đầu tư nước ngoài với quy mô lớn từ vài trăm đến hàng ngàn công nhân. Mỗi doanh nghiệp đều coi trọng các vấn đề sống còn như khâu thiết kế mẫu mã, tạo dựng uy tín thương hiệu đến khâu sản xuất, tiêu thụ.

Bốn là : Trình độ công nghệ, tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm giày dép đạt trình độ cao, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính và có bề dày truyền thống như EU, Nhật Bản, Mỹ ….Một số thương hiệu được đưa vào những quầy hàng sang trọng ở các trung tâm thương mại trên thế giới với giá bán lẻ từ 200-250 USD/ đôi.

Hiệp hội Da giầy và các doanh nghiệp ngành hàng Braxin khá

Năm là :

năng động, có tri thức tiếp thị, kế hoạch chiến lược về sản xuất và xúc tiến thương mại nhằm thâm nhập thị trường toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp Braxin có tầm nhìn xa, đã tích cực thâm nhập thị trường các nước đang phát triển, nhằm vào đối tượng người tiêu dùng có thu nhập khá, mở nhiều đại lý, điểm bán hàng ở thị trường ở khắp châu Âu, châu Á. Hãng giày Arezzo mở hơn 300 quầy điểm bán hàng ở tại Trung Quốc, nước sản xuất nhiều giày nhất thế giới, để phục đối tượng khách hàng có thu nhập khá, ưa chuộng thương hiệu nước ngoài, đơn giá bán lẻ từ 100 đến 150 USD/đôi . (11)

2.4PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH HÀNG

2.4.1 Cơ hội

- Quốc hội Chile thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Chile với Việt Nam. Đây cũng là FTA song phương đầu tiên của nước ta. Một cơ hội mới, một thị trường mới cùng với thuận lợi và những khó khăn mới bắt đầu mở ra với các doanh nghiệp Việt Nam. FTA sẽ giúp hai nền kinh tế bổ trợ cho

11() Nguồn: Trần Thị Huyền Trang, Chiến lược xuất khẩu ngành da giày Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015,Hiệp hội da giày Việt Nam, tháng 1- 6 năm 2009

nhau. Mặc dù Việt Nam vẫn nhập siêu từ Chile, nhưng chúng ta nhập từ Chile

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHILE đến NĂM 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)