Xu hướng, quan điểm của xã hội

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHILE đến NĂM 2020 (Trang 27 - 30)

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.3.2 Xu hướng, quan điểm của xã hội

Giày dép phụ nữ thường có mức tiêu thụ cao vì sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, nhiều phong cách mới lạ đã thu hút đông đảo chị em không chỉ giày dép bình thường mà cả các loại giày thể thao. Không thể không kể đến phân ngành giày dép trẻ em, nó cũng có mức tiêu thụ khá mạnh vì sự phát triển của trẻ kéo theo sự thay đổi về kích thước bàn chân và chúng buộc phải có

những đôi giày mới. Khi xuất khẩu giầy da sang thị trường này, chúng ta cần phải chú ý về kích cỡ chân của người dân nơi đây, và cần vạch ra một chiến lược xác định, nên đánh vào khách hàng mục tiêu ở độ tuổi nào để dễ dàng sản xuất sản phẩm theo tiêu chí kích cỡ, hình dáng, chủng loại thích hợp.

Nguồn(9): http://vifash.vn

Hình 3: Dự kiến thống kế số lượng giày dép bán theo phân ngành từ 2008 - 2013

- Giày trẻ em: được chia làm 2 nhóm: giày đi học và giày đi chơi. Đối với giày đi học thì phải thật đơn giản, thường thì chỉ cần là màu đen hoặc xanh đậm. Và độ bền là tiêu chuẩn hàng đầu cho một quyết định mua. Ngoài giờ ở trường thì trong thời gian còn lại, trẻ em và ngay cả thanh thiếu niên trong mọi tầng lớp đều có một xu hướng là thích những đôi giày thể thao của những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Nike, Adidas, Puma, Reebok…Đặc biệt, trong những năm gần đây thì giày dành cho các em bé bắt đầu được chú trọng. “Một đôi giày chất lượng tốt nhất sẽ giúp những bước đi đầu tiên vững chắc nhất” – MATRADE.

9() Nguồn: http://vifash.vn/p0c133n9502/xu-huong-phat-trien-cua-nganh-giay-dep-o- chile.htm

- Giày phụ nữ: Thông qua những kênh truyền hình và các tạp chí thời trang, phụ nữ Chile luôn bắt kịp với nhịp độ thời trang thế giới. Có thể lấy ví dụ trong năm 2006, những đôi scan-đan Ai Cập và giày cao gót là bán chạy nhất suốt trong cả mùa xuân và mùa hè. Nhưng sang mùa đông, xu hướng lại chuyển sang những đôi giày bằng len và giày ống cao gót đảm bảo cho sự ấm áp của đôi chân.

- Giày nam giới: Ở Chile thì nam giới thường theo những tiêu chuẩn truyền thống hơn khi chọn mua cho mình một sản phẩm giày dép. Họ thường đánh giá theo vật liệu làm giày, được ưa chuộng nhất là da, và những kiểu dáng cổ điển truyền thống phù hợp với trang phục của họ.

- Giày dành cho người lớn tuổi: Trong dân số Chile thì người cao tuổi, trên 65 tuổi, chiếm tỉ lệ là 8,2%. Và quyết định mua của họ thường phụ thuộc tập trung vào các yếu tố như là sự thoải mái, an toàn và nhẹ.

Tiêu chí về xuất xứ hàng hóa của Chile rộng hơn so với một số nước Nam Mỹ. Thị trường Chile là thị trường mở, quan điểm của Chính phủ Chile trong hội nhập là bảo về người tiêu dùng. Đối với hàng giầy dép chủng loại phải từ chất lượng từ khá đến tốt. Hàng chất lượng trung bình khó có khả năng cạnh tranh tại thị trường này. Bởi vì hàng chất lượng trung bình khó cạnh tranh hàng Trung Quốc.

Bảng 5: SỐ LIỆU XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM VÀO CHILE THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU 2011

Mặt hàng ĐVT Tháng 4/2012 4 tháng đầu 2012

Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)

Tổng 19.449.482 43.980.751

Giày dép các loại USD 8.283.865 16.827.691

Hàng dệt may USD 2.952.199 7.413.331

Các chuyên gia thương mại cho rằng, kim ngạch thương mại giữa hai nước còn thấp. Bởi vì, sự cách trở về địa lý, khác biệt về ngôn ngữ văn hóa. Hiệp định Tự do thương mại (FTA)là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với thị trường Chile để phát triển thương hiệu. Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) Việt Nam – Chile đã mở cửa cho hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia năm 2011 tăng 43% so với năm 2010. Trong 4 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Chile đạt 43,98 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biêt, Chile sẽ là cửa ngõ để hàng hóa của Việt Nam sang các nước thứ ba tại thị trường Nam Mỹ.

Những năm gần đây suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây tác động tiêu cực trên thị trường kinh tế nói chung, thị trường thời trang nói riêng, trong đó có thị trường giày dép. Người tiêu dùng ngày càng có thói quen sửa chữa những đôi giày cũ của họ thay vì mua một đôi mới - một đôi giày đắt tiền và phong cách không thay đổi nhiều qua các năm ví như những đôi giày mùa đông chẳng hạn. Tuy nhiên, có 1 chút thay đổi ở phong cách ăn mặc bình thường là có một sự gia tăng nhỏ trong nhu cầu về giày thể thao trong giai đoạn này. Thương hiệu giày thể thao ngày càng xâm nhập vào thị trường thời trang nhận thấy rõ qua việc các cửa hàng bán lẻ cũng gia tăng sản xuất nhãn hiệu riêng của họ về giày dép thể thao.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CHO NGÀNH GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHILE đến NĂM 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)