Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát về thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả QL hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

2.1.3. Đối tượng khách thể khảo sát

Để khảo sát thực trạng quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành nghiên cứu, khảo sát 16 CBQL, 99 GV và các sản phẩm, báo cáo thứ cấp ở 7 trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định gồm: MG Canh Vinh, MG Canh Hiển, MG Canh Hiệp, MN Thị trấn Vân Canh, MG Canh Thuận, MG Canh Hòa, MG Canh Liên.

Luận văn tiến hành khảo sát các đối tƣợng: Cán bộ quản lý trƣờng (Hiệu trƣởng và Phó hiệu trƣởng); giáo viên phụ trách lớp, trong đó, số mẫu khảo sát cho từng đối tƣợng nhƣ sau: Cán bộ quản lý: 16 và Giáo viên phụ trách lớp: 99

TT Trƣờng Đối tƣợng khảo sát

CBQL GV

1 Trƣờng mẫu giáo Canh Vinh 3 28

2 Trƣờng Mẫu giáo Canh Hiển 2 5

3 Trƣờng Mẫu giáo Canh Hiệp 2 15

4 Trƣờng MN Thị trấn Vân Canh 3 31

5 Trƣờng Mẫu giáo Canh Thuận 2 10

6 Trƣờng Mẫu giáo Canh Hòa 2 7

7 Trƣờng Mẫu giáo Canh Liên 2 9

Tổng cộng 16 99

115

2.1.4. Xây dựng công cụ khảo sát

Bộ phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV đƣợc thiết kế với 18 câu hỏi, trong đó 12 câu hỏi đóng và 01 câu hỏi mở. Bộ phiếu chia ra thành hai phần chính: Phần lý khảo sát về thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non. Phần 2 khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non: Mỗi câu hỏi chúng tôi thiết kế với mục nhƣ sau: Câu 1 có 08 mục; Câu 2 có 06 mục; Câu 3 có 08 mục; Câu 4 có 06 mục; Câu 5 có 04 mục; Câu 6 có 05 mục; Câu 7 có 04 mục; Câu 8 có 04 mục; Câu 9 có 14 mục; Câu 10 có 07 mục; Câu 11 có 03 mục; Câu 12 có 04 mục; Câu 13 có 04 mục; Câu 14 có 04 mục Câu 15 có 06 mục; Câu 17 có 06 mục (Phụ lục 1).

Bộ phiếu khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đƣợc thiết kế theo 4 mức độ của thang đo Likert.

2.1.5. Phương pháp khảo sát

Để tiến hành khảo sát tôi đã xây dựng phiếu điều tra thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trƣờng mầm non). Câu hỏi đƣợc thiết kế ở dạng câu hỏi đóng và dạng câu hỏi mở. Tôi sử dụng thang đo Likert 4 mức độ. (Phụ lục 1) và (Phụ lục 2).

số điểm từ 1 đến 4 cụ thể nhƣ sau:

+ Không quan trọng/ Không đồng ý/ Không thƣờng xuyên/ Không hứng thú/ Không đảm bảo/ Không hợp lý/ Không ảnh hƣởng/ Yếu: Mức 1.

+ Tƣơng đối không quan trọng/ Tƣơng đối không đồng ý / Tƣơng đối không thƣờng xuyên/ Tƣơng đối không hứng thú/ Tƣơng đối không đảm bảo/ Tƣơng đối không hợp lý/ Tƣơng đối không ảnh hƣởng/ Trung bình: Mức 2.

+ Quan trọng/ Đồng ý/ Thƣờng xuyên/ Hứng thú/ Đảm bảo/ Hợp lý/ Ảnh hƣởng/ Khá: Mức 3.

+ Rất quan trọng/ Rất đồng ý/ Rất thƣờng xuyên/ Rất hứng thú/ Rất đảm bảo/ Rất hợp lý/ Rất ảnh hƣởng/ Tốt: Mức 4.

2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát

Trên cơ sở ý kiến đánh giá của đối tƣợng khảo sát, tôi xử lý kết quả khảo sát bằng phƣơng pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS 20. Các số liệu thu thập đƣợc giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

2.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định Canh, tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Vân Canh

Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 40 km. Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân (Phú Yên), phía Bắc giáp hai huyện An Nhơn và Tây Sơn, phía Tây giáp huyện Kông Chơro (Gia Lai), phía Đông giáp huyện Tuy Phƣớc và thành phố Quy Nhơn.

Đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân ở huyện Vân Canh còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp; điều kiện tự nhiên khá phức tạp, ngăn cách bởi núi, đồi, sông, suối nên việc giao thông liên lạc gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa mƣa lũ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao 23,98%; tốc độ phát triển kinh tế chậm so với bình quân chung của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân hàng năm 14,98%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: nông-lâm-thủy sản 58,9%, công nghiệp-xây dựng 33,4%, thƣơng mại-dịch vụ 7,7%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 29,5 triệu đồng/năm. Thu ngân sách nhà nƣớc phát sinh trên địa bàn ƣớc đạt 72 tỷ đồng,

tăng bình quân 37,34%/năm.

Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đội ngũ cán bộ QLGD và GV đƣợc chuẩn hóa, nâng chuẩn; CSVC, trang thiết bị dạy học đƣợc đầu tƣ đáp ứng nhu cầu dạy và học. Sắp xếp, sáp nhập các đơn vị trƣờng học, hiện có 50% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động của Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng và Hội khuyến học đƣợc duy trì, công tác xây dựng xã hội học tập đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, chất lƣợng giáo dục toàn diện HS, nhất là HS vùng sâu, vùng xa còn thấp. Hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hƣớng nghiệp, chất lƣợng đào tạo nghề chƣa cao.

2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Vân Canh

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Vân Canh đã đƣợc quan tâm đầu tƣ kể cả nguồn lực và cơ sở vật chất, đến nay 100% xã, thị trấn có đủ trƣờng lớp từ cấp học mẫu giáo đến THCS. Lĩnh vực GD&ĐT có nhiều chuyển biến tích cực: số lƣợng HS đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định; chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc củng cố, phát triển; hệ thống trƣờng lớp đầu tƣ xây dựng khang trang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập con em nhân dân trong huyện.

Đến cuối năm học 2020-2021, toàn ngành Giáo dục huyện Vân Canh có 19 trƣờng. Trong đó có 7 trƣờng Mầm non (có 02 trƣờng có HS bán trú), 07 trƣờng TH, 05 trƣờng THCS (trong đó có 02 trƣờng bán trú dân tộc). Số phòng học hiện có là 259 phòng. Tổng số HS các cấp 6.062 em. Hàng năm huy động trẻ em 5 tuổi ra lớp học mẫu giáo, HS 6 tuổi vào lớp 1 đều đạt 100%. Huy động HS lớp 5 hoàn thành chƣơng trình Tiểu học vào lớp 6, đạt tỷ lệ 100%.

Về công tác phổ cập giáo dục tiếp tục đƣợc giữ vững. Đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục TH đạt mức độ 3; phổ cập THCS đạt mức độ 2.

2.2.3. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non

- Quy mô trường, lớp, học sinh: Huyện có 7 Trƣờng mẫu giáo trực thuộc PGD huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Tổng số trƣờng MN của huyện là 7/7 trƣờng, có 1 số trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩn kiểm định; trong các năm học gần đây giảm là do sáp nhập trƣờng

(Năm 2019 sáp nhập trƣờng MN Thị trấn Vân Canh và trƣờng MN huyện Vân Canh thành trƣờng MNTT Vân Canh; Số lƣợng HS cấp TH trong những năm gần đây có xu hƣớng tăng dần, do tăng dân số tự nhiên. Sắp xếp, biên chế lớp phù hợp nên bình quân học sinh trên lớp hàng năm ổn định. (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh)

- Về chất lượng giáo dục: Chất lƣợng giáo dục hàng năm có chuyển biến tích cực, ngành đã chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, Phòng chống bạo hành trẻ em khi ở trƣờng và ở gia đình trẻ; Phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trƣờng học; Chú trọng đầu tƣ xây dựng nề nếp, kỹ cƣơng trong QL, giảng dạy và học tập. Triển khai kịp thời việc thực hiện chƣơng trình GDMN, thiết bị, tài liệu kham khảo sách tham khảo, các phƣơng tiện phục vụ giảng dạy ở tất cả các lớp của bậc học MN. Tăng cƣờng chỉ đạo kiểm tra việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng MN. Do vậy đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lƣợng giáo dục.

(Nguồn: Phòng GD &ĐT huyện Vân Canh)

- Về Chất lượng đội ngũ CBQL GV: Phòng GD&ĐT đã tích cực tham mƣu cấp ủy, chính quyền địa phƣơng xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL, GV, đội ngũ nhân viên phục vụ trƣờng học đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phƣơng.

“Tổng số CBQL 16 ngƣời, nữ 16 ngƣời. CBQL đã tốt nghiệp Trung cấp chính trị16/16, tỉ lệ 100%; Đánh giá, xếp loại Chuẩn Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng: Tốt 16/16, tỉ lệ 100%. Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp GDMN Tốt 60/99, tỉ lệ 60,60%; Khá 25/99, tỉ lệ: 25,25%; Đạt: 14/99, tỉ lệ 14,14%. Số GV trực tiếp đứng lớp: 99. Số GV đạt chuẩn trở lên: 99/99, tỉ lệ 100%. Trong đó số GV trên chuẩn: 90/99, tỉ lệ 90,9% . Tỉ lệ GV/lớp: 1,48[2] (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh)

- Tình hình CSVC trang thiết bị dạy học: CSVC các trƣờng MN trên địa bàn huyện Vân Canh đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy học và vui chơi hiện tại và theo CTGDMN mới 2018. Các cơ sở giáo dục trong toàn ngành thông qua nhiều nguồn khinh phí để đầu tƣ, bổ sung nhiều thiết bị dạy học, vui chơi mới nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó có chú trọng đầu tƣ thiết bị tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non và ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và dạy học. (Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh)

2.3. Thực trạng hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng thực hiện các loại hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Trẻ thƣờng thích khám phá những điều mới lạ, hứng thú trong các hoạt động vui chơi phong phú và đa dạng. Thể hiện ở câu hỏi số 1 phụ lục 1, thể hiện qua bảng tổng hợp khảo sát 2.1.

Bảng 2.1. Tổng hợp việc thực hiện các hoạt động vui chơi

TT Nội dung Mức độ đánh giá% KTX (1) TĐTX (2) TX (3) RTX (4) SL % SL % SL % SL % ĐTB 1 2.1.1 0 0 96 83,5 7 6,1 12 10,4 2,27 2 2.1.2 0 0 0 0 33 28,7 82 71,3 3,71 3 2.1.3 0 0 0 0 29 25,2 86 74,8 3,75 4 2.1.4 0 0 19 16,5 96 83,5 0 0 3,67 5 2.1.5 0 0 0 0 47 41,7 67 58,3 3,58 6 2.1.6 1 9 95 82,6 7 6,1 12 10,4 2,25 7 2.1.7 0 0 14 12,2 30 26,1 71 61,7 3,49

(Nguồn: Phiếu khảo sát)

Ghi chú: (hệ số trung bình); KTX (Không thường xuyên); TĐTX (Tương đối thường xuyên); TX (Thường xuyên); RTX (Rất thường xuyên)

+ 2.1.1) Trò chơi đóng vai. + 2.1.2) Trò chơi đóng kịch.

+ 2.1.3) Trò chơi xây dựng lắp ghép. + 2.1.4) Trò chơi học tập.

+ 2.1.5) Trò chơi vận động. + 2.1.6) Trò chơi dân gian.

+ 2.1.7) Trò chơi với phương tiện hiện đại.

Từ kết quả khảo sát cho thấy các loại hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh là khá đa dạng nhƣ: “Trò chơi đóng vai; trò chơi đóng kịch; trò chơi xây dựng; trò chơi lắp ghép; trò chơi học tập; trò chơi vận động; trò chơi dân gian; trò chơi với phƣơng tiện hiện đại”. Ở mỗi loại trò chơi đều hƣớng đến giúp trẻ hình thành đƣợc kiến thức và các kỷ năng cần thiết; qua các loại hoạt động vui chơi này sẽ giúp hình thành trí tƣởng tƣợng, phát triển tƣ duy, giúp trẻ

thỏa mãn nhu cầu chơi và khám phá thế giới huyền bí xung quanh trẻ.

Dạng trò chơi đƣợc tổ chức “Rất thƣờng xuyên” với ý đánh giá của CBQL và GV là “Trò chơi xây dựng và lắp ghép 74,8% với ĐTB 3,75, đạt ở mức Tốt ; Trò chơi đóng kịch 71,3% với ĐTB 3,71%, đạt ở mức tốt; Trò chơi vận động 58,3%, ĐTB 3,58%”đạt ở mức tốt. kịch”, Có thể nói hoạt động chơi đóng kịch vui đem lại nghệ thuật nhập vai diễn kịch giúp trẻ phát triển con đƣờng nghệ thuật sau này cho trẻ.

Tổ chức “Thƣờng xuyên” với đánh giá của CBQL và GV “Trò chơi học tập” 83,5%, với ĐTB 3,67; trò chơi là phƣơng tiện chủ yếu giáo dục thể lực cho trẻ, giải quyết các nhiệm vụ vận động dƣới dạng trò chơi nên trẻ vận động tích cực, thoải mái. với “Trò chơi phƣơng tiện hiện đại” 61,7%, với ĐTB 3,49, đạt ở mức khá. Qua đây nhận thấy đối với trẻ mầm non các trò chơi vận động là rất thú vị với trẻ, có vai trò tác động mạnh đến sức khỏe, tầm vóc và trí thông minh của trẻ, mang đến cho trẻ những lợi ích lâu dài nhƣ các kỷ năng sống tuyệt vời, các cảm xúc tích cực và khả năng kiểm soát bản thân…

Mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia vào các loại hoạt động vui chơi đƣợc tác giả dùng câu hỏi số 2 phụ lục 1 thể hiện qua bảng tổng hợp kết quả ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tổng hợp về mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia các loại trò chơi

TT Nội dung Mức độ đánh giá% KHT (1) TĐHT (2) HT (3) RHT (4) SL % SL % SL % SL % ĐTB 1 2.2.1 0 0 86 74,8 8 7,0 21 18,3 2,43 2 2.2.2 0 0 2 1,7 25 21,7 88 76,5 3,75 3 2.2.3 0 0 2 1,7 16 13,9 97 84,3 3,82 4 2.2.4 0 0 0 0 6 5,2 109 94,8 3,94 5 2.2.5 0 0 26 22,6 20 17,4 69 60,0 3,37 6 2.2.6 0 0 86 74,8 8 7,0 21 18,3 2,43 7 2.2.7 0 0 7 6,1 29 25,2 79 68,7 3,62

(Nguồn: Phiếu khảo sát)

Ghi chú: (hệ số trung bình); KHT (Không hứng thú); TĐHT (Tương đối hứng thú); HT (Hứng thú); RHT (Rất hứng thú)

+ 2.2.1) Trò chơi đóng vai. + 2.2.2) Trò chơi đóng kịch.

+ 2.2.4) Trò chơi học tập. + 2.2.5) Trò chơi vận động. + 2.2.6) Trò chơi dân gian.

+ 2.2.7) Trò chơi với phương tiện hiện đại.

Kết quả khảo sát cho thấy trẻ ở các trƣờng mầm non rất hào hứng khi đƣợc tham gia các dạng hoạt động vui chơi do GV tổ chức với số điểm trung bình dao động từ (2,43 đến 3,94). Với ý kiến đánh giá “Rất hứng thú” 78% “Trò chơi học tập” là trẻ tham gia rất hứng thú, với ĐTB 3,94% đạt ở mức tốt.“Trò chơi xây dựng lắp ghép” 84,3% với ĐTB 3,82, đạt ơ mức tốt. 60% “Trò chơi đóng kịch” 76,5%, với ĐTB là 3,75, đạt ở mức tốt và “Trò chơi với phƣơng tiện hiện đại” 68,7%%, ĐTB 3,62, đạt ở mức tốt. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy một dạng hoạt động vui chơi vẫn còn một số lƣợng nhỏ trẻ ít hứng thú khi tham gia chơi nhƣ: 18,3% “Trò chơi đóng vai” với ĐTB 2,43, đạt ở mức Trung bình; 18,3% “Trò chơi dân gian”, với ĐTB 2,43, điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân nhƣ: Trẻ mệt mỏi, đồ chơi phục vụ cho hoạt động chơi thiếu hấp dẫn, cách tổ chức của cô chƣa hứng thú, chƣa lôi cuốn.

Do vậy, để giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các dạng hoạt động vui chơi đó giáo viên cần lƣu ý những vấn đề sức khỏe của trẻ, bổ sung các phƣơng tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)