Tình hình xây dựng các mô hình tổ chức khai thác và bảo vệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 50)

7. Kết cấu luận văn

2.3.4. Tình hình xây dựng các mô hình tổ chức khai thác và bảo vệ

sản xuất theo hƣớng liên kết thành nghiệp đoàn nghề cá, tổ đoàn kết (TĐK) để tƣơng trợ lẫn nhau trong quá trình đánh bắt trên biển, ngày 15/01/2014, UBND tỉnh đã có công văn số 181/UBND-TH, về việc thống nhất chủ trƣơng thành lập nghiệp đoàn nghề cá tỉnh Bình Định, đến ngày 15/11/2016 nghiệp đoàn nghề cá Tam Quan Bắc đƣợc thành lập, đây nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên trên địa bàn tỉnh lúc đó, đặt nền móng đầu tiên cho việc tập hợp ngƣ dân làm việc trên tàu và hoạt động trên biển nhƣ một tổ chức công đoàn cơ sở, tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách pháp luật đến tận chủ tàu và ngƣời lao động, giúp họ hiểu biết và tự giác chấp hành, giúp gắn kết ngƣ dân, tạo sức mạnh đoàn kết, liên kết cùng phát triển nghề cá, tƣơng trợ lẫn nhau lúc khó khăn trên biển để làm ăn, đảm bảo an toàn và góp phần phát triển kinh tế biển của địa phƣơng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các TĐK khai thác xa bờ tại thị xã Hoài Nhơn phát triển rất mạnh trong giai đoạn vừa qua, thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Số lƣợng tổ đoàn kết khai thác xa bờ tại thị xã Hoài Nhơn (2016 – 2020)

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Hoài Nhơn

Qua bảng trên ta thấy, đến năm 2020 toàn thị xã có 680 TĐK khai thác trên biển tăng 503 tổ so với năm 2016, với hơn 2000 tàu cá và 10.000 thuyền viên tham gia, chủ yếu là tàu đánh bắt tại các ngƣ trƣờng Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Các TĐK và nghiệp đoàn nghề cá đã tăng cƣờng liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, cứu hộ cứu nạn, giúp ngƣ dân yên tâm bám biển.

TĐK thành lập, các tàu thành viên hỗ trợ với nhau tốt hơn, giúp đỡ nhau trong cứu hộ cứu nạn trên biển đƣợc kịp thời. Khi một tàu bị nạn nhƣ hỏng máy, hay bị va chìm thì có 3 - 4 tàu khác dừng đánh bắt để hỗ trợ, kể cả kéo tàu bị nạn vào bờ... Ngoài việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong đánh bắt, việc hình thành các TĐK, tổ sản xuất giúp các tàu cá hỗ trợ nhau vƣơn khơi đƣợc xa hơn, chuyến đi biển đƣợc dài ngày hơn. TĐK trên biển để các tàu cá vƣơn xa ở những ngƣ trƣờng đánh bắt truyền thống còn giúp lực lƣợng chức năng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Thông qua TĐK sản xuất trên biển, ngƣ dân đã từng bƣớc nâng cao tinh thần hỗ trợ nhau trong sản xuất cũng nhƣ trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Những năm gần đây đứng trƣớc thực trạng một số bãi bồi, đầm phá ven biển có đông ngƣ dân hoạt động nghề cào sò, giã cào, lờ dây..., những hoạt động khai thác tận diệt trên địa bàn, trong nỗ lực bảo vệ và phát triển NLTS ven bờ, năm 2017 huyện Hoài Nhơn (nay là thị xã) đã xây dựng, thành lập đƣợc mô hình đồng quản lý giữa UBND phƣờng Hoài Hƣơng và nhân dân ven vùng c a biển An Dũ, nơi giao thoa giữa sông Lại Giang và biển Đông bãi đầm phá này với hệ sinh thái phong phú, là nơi sinh cƣ của nhiều loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi lớn cho ngƣời dân, với số lƣợng tổ bảo vệ và phát triển NLTS gồm 7 đồng chí, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phƣờng Hoài Hƣơng là tổ trƣởng, các thành viên còn lại là những ngƣ dân sống ven các bãi đầm phá, có uy tín trong cộng đồng dân cƣ là thành viên tổ, tổ bảo vệ với mục tiêu nâng cao ý thức và trách nhiệm của ngƣời dân trong hoạt động BVNL thủy sản, từng bƣớc thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa, tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý hoạt động BVNL thủy sản, đem lại sinh kế cho ngƣời dân.

Thông qua tổ chức đồng quản lý, cộng đồng ngƣ dân tích cực tham gia, cùng chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo vệ NLTS; tuyên truyền cho ngƣ dân chấp hành tốt các quy định về quản lý NLTS, khai thác hợp lý tài

nguyên, bảo vệ các bãi sinh sản của thủy sản nhằm phục hồi và phát triển NLTS, đa dạng sinh học trên các đầm phá, phối hợp chặt ch với cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa, phát hiện, truy bắt và x lý những hành vi vi phạm trong việc khai thác bất hợp pháp, khai thác không đúng quy định. Mô hình đồng quản lý gắn kết việc bảo vệ hệ sinh thái môi trƣờng biển với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển và tăng thu nhập cộng đồng thông qua các mô hình sinh kế từ sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng.

Trải qua hơn 3 năm hoạt động, tổ đã đạt đƣợc những thành tích hết sức nổi bật, trƣớc đây toàn phƣờng Hoài Hƣơng có hàng chục ghe cào sò, giã cào, hoạt động thƣờng xuyên, đến nay không còn ghe nào hoạt động, tất cả đã chuyển sang các nghề lƣới khác thân thiện hơn hoặc lên bờ làm nghề khác; trên cơ sở thỏa ƣớc của tập thể, cộng đồng khu dân cƣ, ngƣ dân s tuân thủ kích cỡ mắt lƣới, phƣơng tiện, mùa vụ đƣợc nhà nƣớc và cộng đồng tự quản quy định, đồng thời tổ cộng đồng cũng kịp thời ngăn chặn các tàu cá bên ngoài xâm nhập ngƣ trƣờng để đánh bắt, cùng với nhân dân trong vùng chung tay bảo vệ môi trƣờng biển, giúp nhau vƣơn lên trong cuộc sống. Đây là cơ sở trong thời gian đến thị xã Hoài Nhơn đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế của tổ bảo vệ và phát triển NLTS, nhằm tiền đề để thành lập đƣợc nhiều hơn nữa các tổ bảo vệ và phát triển NLTS khác trên địa bàn thị xã.

2.3.5. Tình hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Với những nỗ lực triển khai thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Chi cục Thủy sản đã tổ chức tuyên truyền và hƣớng dẫn thanh tra, kiểm tra nghề cá cho cán bộ quản lý các xã, phƣờng, ban quản lý cảng cá và các tổ hợp tác nghiệp đoàn nghề cá. Năm 2020, UBND thị xã đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền với hơn 2.500 lƣợt ngƣ dân tham dự, địa phƣơng cấp phát gần 2.000 tờ rơi, 500 sổ tay pháp luật tuyên truyền cho ngƣ dân; tổ chức cho hơn 2300 chủ tàu khai

thác xa bờ, ký cam kết không vi phạm các quy định về khai thác và BVNL thủy sản, không vi phạm ranh giới các vùng biển, lãnh thổ nƣớc ngoài để KTTS; phối hợp với đài phát thanh - truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, Bản tin Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền về các nội dung phòng, chống khai thác IUU.

Công tác tuyên truyền và chỉ đạo ngƣ dân yên tâm bám biển sản xuất, tổ chức khai thác theo TĐK đƣợc quan tâm qua các năm trong giai đoạn 2016

- 2020. Năm 2017, Thực hiện Chƣơng trình 188, UBND thị xã, phối hợp với

Chi cục thủy sản tăng cƣờng công tác tuyên truyền sâu rộng Luật Thủy sản, các Chỉ thị 01/1998/CT-TTg, 05/CT-UBND, 14/CT-UBND và 17/CT-UBND về tăng cƣờng công tác BVNL thủy sản, nghiêm cấm và ngăn chặn s dụng chất nổ, xung điện, chất độc để KTTS, quản lý hoạt động KTTS, thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nghề cá, qua các phƣơng tiện thông tin; chỉ đạo địa phƣơng tổ chức cho ngƣ dân và các chủ vựa thu mua thủy sản, tàu giã cào ký cam kết thực hiện đúng các quy định về khai thác và BVNL thủy sản. Chỉ đạo các tổ, đội tàu tăng cƣờng liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trên thực tế nhiều tổ hợp tác, TĐK đã hoạt động thực chất, công tác hỗ trợ nhau vận chuyển sản phẩm khai thác, nhu yếu phẩm và cứu hộ cứu nạn trên biển đƣợc thực hiện tốt. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ kỹ thuật khai thác cho ngƣ dân rất đƣợc quan tâm.

Song song với đó, về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân trong hoạt động kinh tế kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo, hàng năm, tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT, phối hợp với UBND thị xã tổ chức hội nghị phổ biến cho các chủ tàu tham gia khai thác tại vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về quy định mới có liên quan, đồng thời vận động ngƣời dân thƣờng xuyên tham gia đánh bắt khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, Trƣờng Sa vừa khai thác tài nguyên vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thị xã cũng

thành lập Ban Chỉ đạo Thực hiện Nghị định 30/2010/NĐ-CP, hàng năm tổ chức tuyên truyền, phổ biến đồng thời vận động tàu cá vừa tham gia sản xuất khai thác vừa sẵn sàng tham gia thực hiện bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhờ tích cực thực hiện công tác tuyên truyền nên nhận thức của cộng đồng ngƣ dân ngày càng đƣợc cải thiện, số vụ vi phạm chủ quyền biển, hải đảo trên vùng biển nƣớc ngoài của ngƣời dân, tình hình s dụng xung điện, chất nổ, chất độc trong KTTS, tàu giã kéo ngoại tỉnh khai thác sai tuyến đã giảm đáng kể.

Bảng 2.8: Số lƣợng buổi tuyên truyền và các hình thức tuyên truyền về khai thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn, giai đoạn (2016 - 2020)

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định

Qua bảng 2.8, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác thủy sản trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn đã đƣợc triển khai thực hiện, nhƣng chƣa mang tính thƣờng xuyên, số lƣợng các buổi tuyên truyền tăng hàng năm, cụ thể năm 2016 là 01 buổi đến năm 2020 là 08 buổi (tăng 07 buổi). Tuy nhiên, nội dung và các hình thức tuyên truyền chƣa đa dạng chủ yếu là tờ rơi và hội nghị tuyên truyền.

Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản là nhiệm vụ thƣờng xuyên mà các cơ quan QLNN phải thực hiện trong quá trình

quản lý, điều hành của mình. Thực hiện nội dung này vừa bảo đảm hoàn thành chức năng QLNN, đồng thời chính nó lại tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, giúp hoạt động KTTS hiệu quả hơn, những nội dung đƣợc thị xã quan tâm tập trung kiểm tra, kiểm soát các loại tàu cá và gia hạn giấy phép KTTS. Tình hình kiểm tra, kiểm soát hoạt động KTTS ở thị xã Hoài Nhơn đƣợc thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát khai thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn (2016 – 2020)

Năm

Số lƣợng tàu kiểm tra Số giấy phép khai thác thủy sản gia hạn

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Hoài Nhơn

Thị xã Hoài Nhơn đã phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về KTTS, việc

s dụng nghề, ngƣ cụ cấm s dụng KTTS, kiểm tra các thủ tục pháp lý, các trang thiết bị trên tàu cá theo quy định pháp luật. Qua kiểm tra, kiểm soát tình trạng ngƣ dân vi phạm các quy định của pháp luật về KTTS ở thị xã đã giảm qua các năm, nhƣng vẫn còn diễn biến rất phức tạp và dƣờng nhƣ chƣa có một phƣơng pháp x lý triệt để nào nhƣ: tình trạng KTTS quý hiếm thuộc danh mục cấm đánh bắt vẫn diễn ra, mặc dù lực lƣợng kiểm tra đã phát hiện nhƣng lại bỏ qua; việc khai thác một cách tận diệt nhƣ bằng thuốc nổ, điện vẫn diễn ra trên địa bàn thị xã ở vùng biển ven bờ; Một số tàu khai thác không đúng

vùng khai thác theo giấy phép khai thác vẫn diễn ra, nên số lƣợng tàu cá ở thị xã Hoài Nhơn bị nƣớc ngoài bắt giữ vẫn còn, thể hiện bảng 2.10

Bảng 2.10. Số lƣợng tàu cá của thị xã Hoài Nhơn bị nƣớc ngoài bắt giữ (2016 – 2020)

Đơn vị tính: Tàu

Nguồn: Phòng Kinh tế Thị xã Hoài Nhơn

Hiện nay, với sự chỉ đạo của UBND thị xã, việc bảo đảm an toàn tàu thuyền trƣớc khi xuất cảng đƣợc thực hiện rất quyết liệt với sự kiểm tra của Trạm kiểm soát biên phòng Tam Quan Nam, Ban quản lý cảng cá Tam Quan kiên quyết x phạt những tàu cá KTTS vi phạm lãnh hải nƣớc ngoài, không cho ra khơi những phƣơng tiện thiếu các loại giấy tờ cần thiết nhƣ giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và giấy KTTS, hoặc không trang bị đầy đủ các trang thiết bị thông tin liên lạc, cứu sinh, chống đắm, chống thủng theo quy định.

Trƣớc khi tàu cá xuất, nhập cảng đều đƣợc ngành chức năng kiểm tra các giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm, an toàn thiết bị trên tàu, đồng thời tuyên truyền ngƣ dân KTTS không vi phạm vùng biển nƣớc khác. Vì vậy, tàu đánh bắt xa bờ nào cũng trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị máy móc, giấy tờ pháp lý theo quy định

2.4. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc đối với khai thác thủy sảntại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

2.4.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 – 2020, QLNN về KTTS tại thị xã Hoài Nhơn đạt đƣợc những kết quả cơ bản sau:

Thứ nhất, việc triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản nói chung và KTTS nói riêng của thị xã có nhiều chuyển biến, KTTS ngày càng khẳng định đƣợc vị thế, vai trò trong phát triển ngành thủy sản và kinh tế nông nghiệp, nhiều cơ chế, chính sách của Trung ƣơng, của Tỉnh, của địa phƣơng đƣợc thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

ngành KTTS tại thị xã. Mặt khác, công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thủy sản đƣợc UBND thị xã quan tâm đầu tƣ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tổ chức khai thác, sản xuất phù hợp với định hƣớng phát triển chung của địa phƣơng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.

UBND thị xã đã thực hiện cụ thể hóa và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành hoạt động của ngành KTTS bƣớc đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động KTTS. Thủ tục hành chính đối với sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động KTTS nói riêng đang từng bƣớc đƣợc cải thiện. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản và ngƣ dân ngày càng chủ động hơn trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của ngành thủy sản và KTTS.

Thứ hai, công tác quản lý các hoạt động khai thác và BVNL thủy sản đã đƣợc chính quyền địa phƣơng chú trọng; thời gian qua thị xã Hoài Nhơn phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, KTTS theo đúng định hƣớng chung của Chính phủ và của Tỉnh. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ trƣờng học, trạm y tế, chợ, giao thông… tạo điều kiện nhà ở, nƣớc sinh hoạt, điện đƣợc đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các xã, phƣờng ven biển đƣợc nâng lên. Nhiều dự án đầu tƣ đang đƣợc triển khai xây dựng, bƣớc đầu đem lại hiệu quả, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Đã thành lập đƣợc 680 TĐK khai thác với hơn 2000 tàu thuyền tham gia, mặc dù bị sự quấy phá của tàu nƣớc ngoài, nhƣng đa số ngƣ dân vẫn quyết tâm bám biển, thể hiện ý thức và hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo đƣợc nâng lên rất nhiều.

Thứ ba, công tác quản lý đăng ký, đăng kiểm tàu cá đƣợc tiến hành

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w