Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khai thác thủy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 76)

7. Kết cấu luận văn

3.3.Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khai thác thủy

thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.3.1. Hoàn thiện việc an hành và triển khai thực hiện các văn ản, chính sách khai thác thủy sản

Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác QLNN trong lĩnh vực KTTS. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lƣợng ngành KTTS. Chú trọng xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017 một cách phù hợp, sát thực tế; quy hoạch năng lực khai thác và cơ cấu đội tàu phù hợp điều kiện nguồn lợi ở các vùng biển; điều chỉnh, bổ sung vào danh mục cấm một số nghề khai thác hủy diệt và một số đối tƣợng khai thác.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng, tỉnh về phát triển thủy sản nhƣ: Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ: s a đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Chính sách hỗ trợ, chi phí nhiên liệu, bảo hiểm cho ngƣ dân đi khai thác trên các vùng biển xa theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg, Quyết định 931/QĐ-UBND, ngày 29/4/2011 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Có chính sách hỗ trợ ngƣ dân nghèo ven biển chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp để ổn định đời sống, góp phần sắp xếp, tổ chức lại nghề cá ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững. Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề kém hiệu quả, gây xâm hại nguồn lợi, không thân thiện với môi trƣờng sang các nghề khác có hiệu quả hơn.

Hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho ngƣ dân tham gia hoạt động KTTS, chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngƣ dân KTTS trên biển.

Cần có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân vào hoạt động KTTS

3.3.2. Kiện toàn ộ máy quản lý nhà nước về khai thác thủy sản tại thị xã Hoài Nhơn

Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ QLNN cấp huyện trong lĩnh vực thủy sản và KTTS. Trên cơ sở định hƣớng về phát triển ngành thủy sản và KTTS của thị xã, cần thống kê, phân tích nhu cầu về số lƣợng cán bộ QLNN về ngành thủy sản và KTTS ở địa phƣơng để có kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ KTTS, tập huấn kỹ thuật cho đội ngũ khuyến nông cơ sở để trực tiếp hƣớng dẫn cho ngƣ dân. Chú trọng tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý KTTS nhằm đáp ứng nhƣ cầu thực tế.

Tăng cƣờng hoạt động, tổ chức trực ban 24/24h khi có tin về bão và áp thấp nhiệt đới trong khu vực tàu thuyền của địa phƣơng thƣờng xuyên hoạt động, c cán bộ kỹ thuật đến các bến cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn để sắp xếp neo đậu tàu thuyền trong khu vực có khả năng chịu ảnh hƣởng của bão và áp thấp nhiệt đới.

Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngƣ dân trên biển, đảm bảo an toàn, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro.

Nhân rộng các mô hình QLNN có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ, giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và ngƣời sản xuất nguyên liệu, sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nƣớc và các tổ chức xã hội nghề nghiệp…

3.3.3. Đổi mới c ng tác quy hoạch, kế hoạch khai thác thủy sản

Với sự ra đời của Luật Quy hoạch, các quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm s đƣợc rà soát để loại bỏ hoặc tích hợp vào quy hoạch tổng thể. Theo đó, các nội dung và định hƣớng về quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản (tích hợp vào quy hoạch ngành hoặc quy hoạch của tỉnh) cần tập trung vào các vấn đề:

Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch theo hƣớng mang tính định hƣớng và dựa vào tín hiệu thị trƣờng thay vì quy hoạch mang chỉ tiêu định lƣợng cụ thể; lập kế hoạch dựa vào kết quả đầu ra thay vì dựa vào các yếu tố đầu vào.

Rà soát, đánh giá và tích hợp quy hoạch tổng thể ngành thủy sản theo Quyết định số 2327/QĐ–UBND ngày 30/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tập trung vào các dịch vụ hậu cần nghề cá: phát triển các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Bổ sung quy hoạch các đơn vị phục vụ nghề cá, khuyến khích đầu tƣ xây dựng các c a hàng xăng dầu tại 06 xã, phƣờng ven biển trên tuyến đƣờng ven biển, kêu gọi đầu tƣ xây dựng các cơ sở phục vụ nghề cá nhƣ s a chữa cơ khí, lƣới cụ, chế biến thủy sản, xây dựng kho đông lạnh.

3.3.4. Quan tâm đầu tư xây ựng cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư cho c ng nghệ th ng tin phục vụ c ng tác quản lý nhà nước và hoạt động khai thác thủy sản

Ứng dụng CNTT trong hoạt động QLNN về thủy sản và hoạt động KTTS góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND thị xã và công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính từ thị xã đến cơ sở; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thị xã, bƣớc đầu hình thành nhận thức và thói quen ứng dụng CNTT trong thực hiện công tác QLNN, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi thực hiện các TTHC với cơ quan nhà nƣớc và thu hút đầu tƣ vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng nói chung và ngành thủy sản nói riêng.

Có các chính sách hỗ trợ đầu tƣ trực tiếp các tàu cá ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong khai thác nhƣ trang thiết bị máy dò ngang

đối với nghề lƣới vây khơi, công nghệ bảo quản trên tàu cá, máy chế biến nƣớc ngọt trên biển…

Có cơ chế đầu tƣ hiện đại hóa đội tàu thuyền KTTS xa bờ, thay thế những tàu nhỏ, cải hoán nâng cao công suất, trang thiết bị hiện đại ra khơi cũng nhƣ chính sách khuyến khích ngƣ dân đóng tàu sắt ra khơi đảm bảo sự an toàn cũng nhƣ bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nƣớc.

Đầu tƣ xây dựng các trung tâm các cảng cá và hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo điều kiện cho tàu cá cập bến, lên cá; kiểm soát chặt ch (số lƣợng, chủng loại, xuất xứ) các lô hàng thủy sản.

Thƣờng xuyên cập nhật và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ KTTS và bảo quản sản phẩm sau khai thác... thông qua chƣơng trình khuyến ngƣ xây dựng các mô hình, triển khai áp dụng rộng rãi và kịp thời vào sản xuất các mô hình có hiệu quả.

Áp dụng công nghệ số, công nghệ viễn thám, s dụng vệ tinh để theo dõi, hƣớng dẫn đội tàu trong khai thác thuỷ sản.

Tổ chức chuyển giao công nghệ mới trong KTTS, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình KTTS đạt hiệu quả cao.

3.3.5. Tăng cường c ng tác tuyên truyền, phổ iến, giáo ục pháp luật và kiến thức về khai thác thủy sản

Tăng cƣờng cơ chế phối hợp hành động giữa các lực lƣợng chức năng với chính quyền, cộng đồng địa phƣơng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KTTS, đặc biệt là Luật Thủy sản 2017 và quy định phòng chống khai thác IUU.

Thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngƣ dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện nghiêm ngặt quy định về mùa vụ, nghề nghiệp, vùng tuyến khai thác, đối tƣợng khai thác trong KTTS.

Định kỳ tập huấn nghiệp vụ cho các lực lƣợng thực thi pháp luật tại địa phƣơng, chủ tàu, thuyền trƣởng, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần KTTS. Đa dạng

hóa phƣơng thức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở nhằm phổ biến chính sách, pháp luật; giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, trong đó ƣu tiên tập trung tuyên truyền tới các chủ tàu, thuyền trƣởng, ngƣ dân, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần KTTS.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng biển và ven biển, lồng ghép các vấn đề môi trƣờng trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế biển theo từng lĩnh vực. Nâng cao ý thức chấp hành về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý môi trƣờng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng ngừa dịch bệnh…Tăng cƣờng công tác vận động, tập hợp cộng đồng ngƣ dân tham gia các hội nghề cá nhƣ Chi hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, Chi hội sản xuất giống… để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng cƣờng sự giám sát tuân thủ quy định của pháp luật trong cộng đồng, góp phần hỗ trợ công tác QLNN đối với ngành thủy sản ở địa phƣơng.

Tích cực tuyên truyền, hƣớng dẫn, hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận các cơ chế, chính sách để phát triển hoạt động thủy sản có hiệu quả theo hƣớng bền vững.

3.5.6. Tăng cường và đổi mới c ng tác kiểm tra, kiểm soát, x lý vi phạm trong khai thác thủy sản

Kết hợp chặt ch giữa phát triển kinh tế với bảo vệ và tái tạo tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, các hệ sinh thái trên biển, ven biển. Quản lý, khai thác và s dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hạn chế tác động xấu của sự biến đổi khí hậu, bất lợi và suy thoái môi trƣờng biển, ven biển và vùng phụ cận.

Triển khai việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá theo đúng lộ trình quy định tại Điều 44, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản năm 2017.

Kiểm tra, x lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ về quy định x phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là tàu cá lắp đặt thiết bị

VMS nhƣng tắt thiết bị, thiết bị mất kết nối khi hoạt động trên biển.

Triển khai việc đánh dấu tàu cá theo quy định tại Thông tƣ số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngƣ; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.

Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát tàu cá ra, vào cảng, kiểm soát sản lƣợng thủy sản qua cảng, công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, ghi nhật ký KTTS theo quy định tại Thông tƣ số 21/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký KTTS; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá KTTS bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. Đặc biệt là kiểm soát chặt ch khối lƣợng nguyên liệu thủy sản còn dƣ trong các xác nhận và chứng nhận nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ khâu khai thác trên biển đến quản lý nguyên liệu còn tồn tại doanh nghiệp.

Kiểm soát, giám sát chặt ch hoạt động của tàu cá trên biển; xây dựng các tiêu chí đối với tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, tiến hành lập danh sách và tổ chức theo dõi, giám sát đặc biệt để ngăn ngừa những chủ tàu có tàu cá từng vi phạm vùng biển nƣớc ngoài hoặc những nghề khai thác thƣờng vi phạm vùng biển nƣớc ngoài.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát của cộng đồng để quản lý môi trƣờng. Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh có cam kết x lý môi trƣờng, lập đề án bảo vệ môi trƣờng và đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.

Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, dự báo ngƣ trƣờng khai thác trên vùng biển tỉnh Bình Định, công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tƣợng cấm khai thác. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai thác theo mùa vụ, nghiêm cấm khai thác trong mùa sinh sản, nghiêm cấm s dụng các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản.

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm cơ sở cho quy hoạch và tổ chức sản xuất trong KTTS. Phối hợp với các ngành chức năng ở tỉnh xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi nhằm quản lý các sản phẩm khai thác, hạn chế tình trạng đánh bắt bất hợp pháp.

3.5.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành khai thác thủy sản

Tập trung đào tạo lao động nghề cá phù hợp với thực tế, khuyến khích con em ngƣ dân theo nghề KTTS, khuyến khích ngƣ dân có kinh nghiệm tham gia đào tạo và truyền nghề cho lao động trẻ.

Tăng cƣờng đào tạo nghề, kỹ thuật vận hành tàu xa bờ cho ngƣ dân, tổ chức tham quan, học tập các mô hình tiên tiến. Đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho thuyền trƣởng, máy trƣởng và thuyền viên, đặc biệt đối với tàu cá đƣợc hiện đại hóa, nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho ngƣ dân, nhân viên và chủ cơ sở doanh nghiệp thu mua, chế biến.

Có chính sách ƣu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển, đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá. Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cƣ và xây dựng làng cá ven biển.

Thực hiện xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hƣớng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trƣờng. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo thuyền trƣởng, máy trƣởng cho ngƣ dân, tập huấn về kỹ thuật KTTS cho ngƣ dân.

KẾT LUẬN

Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Quy mô của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng, vai trò của ngành thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Theo xu thế phát triển hiện nay, ngành thủy sản đang trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của thị xã Hoài Nhơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của ngƣời dân tại các xã, phƣờng ven biển thị xã Hoài Nhơn

QLNN đối với KTTS tại thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong những hoạt động mang tính quyết định ảnh đến sự phát triển của ngành, đến mức độ đóng góp của ngành này vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cũng nhƣ sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của thị xã Hoài Nhơn. Qua nghiên cứu, phân tích đánh giá và tổng hợp luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác QLNN ngành Thủy sản, cụ thể:

Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của ngành KTTS và hoạt động QLNN đối với ngành KTTS hiện nay, nhƣ khái niệm, vai trò, công cụ, các yếu tố tác động đến QLNN đối với KTTS; nội dung QLNN đối với KTTS.

Hai là, phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát triển lĩnh vực KTTS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 76)