Dự báo về hoạt động khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)

7. Kết cấu luận văn

3.1.Dự báo về hoạt động khai thác thủy sản

Thứ nhất, thay đổi về phương pháp, công cụ và quản lý trong hoạt động

KTTS

Thế giới đang bƣớc vào quỹ đạo phát triển mới do tiến bộ khoa học – công nghệ diễn ra với tốc độ cao, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này thay đổi phƣơng thức sản xuất và thay đổi phƣơng pháp, công cụ quản lý trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ QLNN nhƣ thực hiện chính phủ điện t , dịch vụ hành chính công trực tuyến (cấp độ 3, cấp độ 4).

Tự do hóa thƣơng mại, mở c a diễn ra với tốc độ, trình độ phát triển ở mức cao với sự ra đời các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Trong thƣơng mại quốc tế ngày nay, nhất là với các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, các hàng rào thuế quan ngày càng giảm xuống, thậm chí là giảm về mức 0 , trong khi các hàng rào kỹ thuật ngày càng tăng và yêu cầu ngày càng cao. Đối với lĩnh vực thủy sản, việc gia nhập thị trƣờng quốc tế ngày càng gắn với các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang xảy ra những xung đột về tranh chấp lãnh thổ, nhất là tranh chấp trên biển, dẫn đến những tiềm ẩn rủi ro và ảnh hƣởng tới KTTS trên biển Đông của các tỉnh ven biển miền Trung nói chung và của ngƣ dân thị xã Hoài Nhơn nói riêng.

Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng mạnh m tác động của biến đổi khí hậu. Các tỉnh miền Trung của Việt Nam lũ lụt, bão xảy thƣờng xuyên hơn, ngày càng nặng hơn, phạm vi không gian và thời gian

lớn hơn. Tình trạng này ảnh hƣởng tới các ngành kinh tế và với hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản với đặc trƣng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên dễ bị tổn thƣơng trƣớc các biến động của thời tiết.

Vì vậy, Chính phủ đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc đổi mới nội dung, phƣơng thức QLNN nói chung và trong lĩnh vực thủy sản và KTTS nói riêng. Yêu cầu đặt ra là cần tăng cƣờng du nhập công nghệ tiên tiến trong hoạt động KTTS từ một số nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và các nƣớc tại khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Malaysia, Indônêxia … có đặc điểm ngƣ trƣờng tƣơng tự nhƣ nƣớc ta. Chú trọng những tàu có công suất lớn đƣợc áp dụng công nghệ bảo quản mới nhƣ: bảo quản bằng nƣớc biển lạnh, s dụng hầm cách nhiệt, s dụng hệ thống dàn lạnh trong các khoang chứa... Các loại vật liệu tổng hợp nhân tạo đƣợc nghiên cứu làm vỏ tàu, dự báo s đƣợc ngƣ dân s dụng trong thời gian tới. Ứng dụng công nghệ viễn thám, định vị vệ tinh trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động của tàu cá, nhằm BVNL và môi trƣờng sống của các loài thủy sinh trên các vùng biển; trang thiết bị, máy dò cá và công nghệ đánh bắt.

Thứ hai, dự báo về KTTS

Giai đoạn 2021-2025, tăng sản lƣợng KTTS nuôi, giảm sản lƣợng KTTS tự nhiên nhằm bảo đảm khai thác phù hợp với trữ lƣợng NLTS, hạn chế rủi ro thiên tai và nhất là chấm dứt tình trạng đánh bắt bất hợp pháp để đảm bảo nguồn nguyên liệu thủy sản có chất lƣợng, hợp pháp phục vụ chế biến xuất khẩu.

Bảng 3.1. Dự báo nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam năm 2025 Đơn vị tính: Tấn T Vùng biển T 1 Vịnh Bắc Bộ 2 Miền Trung 3 Đông Nam Bộ 4 Tây Nam Bộ 5 Giữa Đông Tổng cộng Toàn vùng biển

Nguồn:Viện Nghiên cứu hải sản Việt Nam

Tập trung nâng cao tỷ lệ khai thác, chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh, xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu cho hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm. Phát triển khai thác, xuất khẩu thủy sản theo hƣớng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu: tôm, cá tra, cá basa, cá ngừ, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ…

phẩm giá trị gia tăng đạt 60-70 . Năm 2030 sản lƣợng KTTS đạt 120.000 tấn, trong đó: sản lƣợng khai thác xa bờ 100.000 tấn, khai thác gần bờ 15.000 tấn. Đội tàu KTTS có công suất > 90 CV chiếm trên 90 . Giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 115 triệu USD.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với khai thác thủy sản tại thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 73)