7. Kết cấu luận văn
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, việc ban hành, triển khai thực hiện các văn bản, chính sách KTTS còn thiếu, chưa đồng bộ
Thị xã chƣa điều tra tổng thể về NLTS, cũng nhƣ mối liên hệ giữa năng lực KTTS và khả năng KTTS của thị xã. Vì vậy, thị xã không có cơ sở thực tế để đề ra kế hoạch tổ chức lại sản xuất trong KTTS theo quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh Bình Định. Chính quyền địa phƣơng, chƣa chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển NLTS của địa phƣơng. Các văn bản hƣớng dẫn Luật Thủy sản chƣa kịp thời, gây những khó khăn trong hoạt động quản lý đối với KTTS ở các địa phƣơng. Công tác chỉ đạo, điều hành chƣa kịp thời, động bộ, thiếu chú trọng đến ngành KTTS, vì vậy thị xã Hoài Nhơn vẫn thiếu cơ sở pháp lý để xây dựng các văn bản về quản lý hoạt động KTTS ở địa phƣơng.
Thứ hai, bộ máy QLNN đối với KTTS tại thị xã Hoài Nhơn chưa hoàn thiện
Hiện nay, Phòng Kinh tế thị xã Hoài Nhơn là đơn vi trực tiếp giúp UBND thị xã quản lý đối với lĩnh vực KTTS nói riêng và lĩnh vực thủy sản nói chung. Với cơ cấu hiện tại gồm 1 trƣởng phòng, 2 phó trƣởng phòng và 5 chuyên viên. Phòng Kinh tế có chức năng rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khoa học - công nghệ, thƣơng mại. Tuy nhiên, chỉ có 1 chuyên viên đảm nhận riêng về lĩnh vực thủy sản, chủ yếu
thực hiện việc thống kê, báo cáo.
Ngoài ra, có Trạm khuyến nông thuộc Phòng Kinh tế, chức năng khuyến ngƣ của trạm nay còn chƣa thể hiện rõ, chủ yếu chờ đợi vào sự phối hợp và chỉ đạo ở cấp trên, nên việc quản lý còn thụ động, công tác khuyến ngƣ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, đội ngũ nhân sự trong Trạm khuyến nông của thị xã còn thiếu nhiều ngƣời chuyên về lĩnh vực thủy sản, không đảm bảo chuyên môn.
Cấp xã là cấp hành chính gần dân nhất, và cũng theo quy định thì cấp xã phải có cán bộ khuyên nông, khuyến ngƣ. Tuy nhiên, với 6 xã, phƣờng ven biển, thì trình độ của các cán bộ khuyến ngƣ, khuyến nông này không đảm bảo và vai trò của họ trên thực tế không đƣợc thể hiện rõ.
Bên cạnh đó, vai trò của Đồn Biên Phòng Tam Quan Nam trong quản lý KTTS vẫn còn mờ nhạt, thể hiện rõ nhất ở việc rất ít khi phát hiện các trƣờng hợp KTTS trái phép, mà trên thực tế thì diễn ra tƣơng đối nhiều. Vai trò của đồn biên phòng tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KTTS cũng nhƣ kiểm tra các giấy tờ trong hoạt động KTTS. Do đó, tác giả cho rằng, đồn biên phòng vẫn chƣa thực hiện hết vai trò của mình, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ ba, trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa thực sự phát triển, nguồn vốn để tài trợ cho phát triển kinh tế nói chung, ngành thủy sản và KTTS nói riêng hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngƣời dân con nhiều khó khăn do không nắm đƣợc điều kiện, thủ tục, cũng nhƣ năng lực của cán bộ thẩm định hạn chế nên số tàu đƣợc phê duyệt và đƣợc bàn giao trên thực tế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣ dân. Bên cạnh đó, về phía ngân hàng cho vay vốn thì họ chƣa thực sự chủ động, nhiệt tình tiếp nhận và giải quyết kịp thời đối những ngƣ dân đăng ký đóng tàu mới, tiếp nhận hồ sơ nhƣng không kiểm tra, kéo dài thời gian trả lời kết quả.
Thứ tư, năng lực thực thi quản lý, kểm tra, giám sát hoạt động KTTS còn thiếu, cụ thể: Nguồn lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Phòng Kinh tế về KTTS là không đảm bảo, một mặt là thiếu nhân lực chất lƣợng, thực sự có chuyên môn trong việc lên kế hoạch, cũng nhƣ xây dựng nên các quy định quản lý thuộc thẩm quyền của thị xã trong quản lý KTTS, mặt khác là thiếu kinh phí để cho bộ máy có thể hoạt động. Cho nên, công việc chủ yếu của thị xã là thống kê, báo cáo lên cấp trên, việc quản lý chƣa thực sự rõ, đặc biệt là trong hoạt động BVNL thủy sản. Nhân lực làm việc trong các tổ chức, cơ quan liên quan đến KTTS nhƣ Đồn biên phòng, Trạm khuyến nông thị xã, cũng nhƣ các cán bộ, công chức cấp xã thiếu kiến thức về KTTS, chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Thứ năm, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về KTTS chưa thực chất, ý thức của ngư dân còn chưa tốt, có thể vì cuộc sống khó khăn nên họ vẫn phải vi phạm hoặc có những hành vi do cố ý, vì sức răn đe pháp luật về việc x lý các hành vi này tại thị xã Hoài Nhơn chƣa đƣợc đƣa vào thực tế hay chƣa có văn bản cụ thể để x phạt. Ví dụ thực tế: tình trạng cố tình xâm phạm lãnh hải các nƣớc láng giềng KTTS bất hợp pháp diễn ra ở thị xã vẫn còn diễn ra bởi chế tài x phạt chƣa thật mạnh, chỉ có 1 quy định là tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP thì đối với hành vi này s bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi bị nƣớc ngoài bắt thì tàu thuyền cũng s bị tịch thu, cho nên, việc mất đi tài sản và bị phạt số tiền lớn là không khả thi, ngƣ dân s không thể nộp phạt, do đó, cá nhân tác giả cho rằng, quy định này khó mà triển khai trong tình hình hiện nay.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI THỊ XÃ
HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH