6. Kết cấu luận văn
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.3. Quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý NSNN
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình cơng nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với
quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn. (Tô Thiện Hiền, 2012).
Quản lý NSNN là một nội dung trọng yếu của quản lý tài chính, do Nhà nước điều hành và là một mặt của quản lý kinh tế - xã hội quan trọng, do đó trong quản lý NSNN cần được nhận thức đầy đủ.
Chủ thể quản lý NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN. Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
Đối tượng của quản lý NSNN là các hoạt động của NSNN. Nói cụ thể hơn đó là các hoạt động thu, chi bằng tiền của NSNN.
Trong quản lý NSNN, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau như:
- Phương pháp tổ chức: được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của NSNN theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó của quản lý NSNN.
- Phương pháp hành chính: được sử dụng khi các chủ thể quản lý NSNN muốn các địi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.
- Phương pháp kinh tế: được sử dụng thơng qua việc dùng các địn bẩy kinh tế để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động quản lý NSNN.
- Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NSNN được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động quản lý NSNN được xem như một loại công cụ quản lý có vai trị đặc biệt quan trọng.
- Cơng cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê, các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN...
- Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý NSNN như: các địn bẩy kinh tế, tài chính; kiểm tra, thanh tra; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý NSNN.
Mỗi cơng cụ kể trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng khác nhau nhưng đều nhằm cùng một hướng là thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.
Từ những phân tích trên, có thể khái niệm về quản lý NSNN như sau:” Quản lý
NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thơng qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và triển khai hoạt động thu, chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Quản lý thu NSNN
Quản lý NSNN thực chất là quản lý thu, chi NSNN và cân đối hệ thống NSNN. Do đó, từ khái niệm quản lý NSNN nêu trên có thể rút ra khái niệm về quản lý thu
NSNN như sau: Quản lý thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để
tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.
Quản lý thu “NSNN được hiểu là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ thu NSNN lên các khoản thu NSNN bằng cách hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch thu và phối hợp, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu NSNN. Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của xã hội. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ inh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu thuộc chức năng của Nhà nước. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
Như vậy, quản lý thu NSNN là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc hoạch định kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu. Để thực hiện có kết quả hoạt động quản lý thu NSNN điều quan trọng là phải biết bố trí nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực sao cho hợp lý.
Quản lý thu NSNN bao gồm quản lý thu NSNN” trung ương và quản lý thu NSNN địa phương.
Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện
Hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước và được tổ chức theo một cơ cấu nhất định.
Ngân sách Nhà nước là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách chịu sự ràng buộc bởi các chế độ thể lệ chung vừa có tính độc lập tự chịu trách nhiệm thì phân cấp ngân sách Nhà nước được hiểu là phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cấp chính quyền Nhà nước trong quản lý ngân sách Nhà nước. (Đặng Văn Du, 2012)
Ngân sách cấp quận/huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Vì vậy, việc quản lý NSNN cấp quận/huyện phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý chung trong quản lý ngân sách của Nhà nước và do các cơ quản lý “Nhà nước thực hiện, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện đóng vai trị chủ đạo.
Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện như sau: Quản lý thu NSNN cấp
quận/huyện là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ thu NSNN cấp huyện/quận lên các khoản thu NSNN bằng cách lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát thu NSNN nhằm làm cho hoạt động quản lý thu NSNN cấp quận/huyện đạt được mục tiêu đã đề ra .
Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc hoạch định kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra, giám
sát, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu. Để thực hiện có kết quả cơng việc quản lý thu NSNN điều quan trọng là phải biết bố trí nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực sao cho phù hợp.