Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.2.4. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.4.1. Lập kế hoạch quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

(1) Xác định đối tượng tham gia BHXH:

- Đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 2, Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, bao gồm:

+ Người lao động:

NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: a) Ngƣời làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dƣới 12 tháng, kể cả HĐLĐ đƣợc ký kết giữa NSDLĐ với ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời dƣới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Ngƣời làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dƣới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, ngƣời làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; ngƣời làm công tác cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học đƣợc hƣởng sinh hoạt phí; g) Ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật ngƣời lao động Việt Nam; h) Ngƣời quản lý doanh nghiệp, ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng; i) Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn.

NLĐ là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép theo quy định của pháp luật.

+ Người sử dụng lao động:

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

* Phương thức đóng:

Theo quy định tại Điều 7, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, phƣơng thức đóng nhƣ sau:

- Đóng hàng tháng hoặc đóng theo kỳ: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phƣơng thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH theo quy định.

- Đóng theo địa bàn: Đơn vị có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh, huyện nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh, huyện đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

* Mức đóng và trách nhiệm đóng:

Theo quy định tại Điều 5, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, mức đóng và trách nhiệm đóng nhƣ sau:

-Với người lao động

+ NLĐ hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lƣơng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

+ Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn: hàng tháng đóng bằng 8% mức lƣơng cơ sở vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

+ Ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng: mức đóng hàng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH của NLĐ trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài, đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lƣơng cơ sở đối với NLĐ chƣa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhƣng đã hƣởng BHXH một lần.

+ NLĐ là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép theo quy định: Từ ngày 01/01/2022, NLĐ hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lƣơng tháng vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

-Với người sử dụng lao động

định nhƣ sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hƣu trí và tử tuất. + Đơn vị hàng tháng đóng 14% mức lƣơng cơ sở vào quỹ hƣu trí và tử tuất cho ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn.

+ Đơn vị hàng tháng đóng trên quỹ tiền lƣơng đóng BHXH của NLĐ là công dân nƣớc ngoài vào làm việc tại Việt Nam: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hƣu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.

* Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định như sau:

- Tiền lương do Nhà nước quy định

+ NLĐ thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định thì tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lƣơng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vƣợt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lƣơng này tính trên mức lƣơng cơ sở.

+ Ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã, phƣờng, thị trấn: thì tiền lƣơng tháng đóng BHXH là mức lƣơng cơ sở (lƣơng cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1.490.000 đồng).

- Tiền lương do đơn vị quyết định:

+ Đối với doanh nghiệp: tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lƣơng và phụ cấp lƣơng do đơn vị quyết định theo quy định tại Thông tƣ số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

+ Tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc đối với ngƣời quản lý điều hành hợp tác xã có hƣởng tiền lƣơng do đại hội thành viên quyết định.

+ Mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc quy định không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn trong điều kiện lao động bình thƣờng. NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng; NLĐ làm công việc hoặc

chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tƣơng đƣơng, làm việc trong điều kiện lao động bình thƣờng.

+ Nếu mức tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lƣơng cơ sở thì mức đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lƣơng cơ sở.

(3) Quản lý thu - nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH trên quỹ tiền lƣơng tháng của những NLĐ tham gia, đồng thời trích từ tiền lƣơng tháng đóng BHXH của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.

Quá trình thu nộp quỹ BHXH bắt buộc phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình, ngăn chặn hiện tƣợng gian lận, lạm dụng quỹ. Quỹ BHXH đƣợc quản lý tập trung thống nhất theo cơ chế tài chính, tài khoản chuyên thu đi một chiều từ BHXH quận, huyện chuyển lên BHXH tỉnh, thành phố và chuyển về BHXH Việt Nam, việc chuyển tiền đƣợc thực hiện tự động hàng ngày.

Nếu các đơn vị chuyển nộp tiền không đúng hạn thì đƣợc xem và nợ BHXH, nếu chậm đóng từ 30 ngày trở lên sẽ bị tính lãi chậm đóng. Mức lãi suất phạt chậm đóng bằng 02 lần mức lãi suất đầu tƣ quỹ BHXH bình quân năm trƣớc liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

(4) Quản lý nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Nợ phát sinh: các trƣờng hợp nợ phát sinh có thời gian nợ dƣới 1 tháng. - Nợ chậm đóng: các trƣờng hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dƣới 3 tháng.

- Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trƣờng hợp nợ khó thu.

mất tích); Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là ngƣời nƣớc ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có ngƣời quản lý, điều hành; Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

- Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian đƣợc tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất.

(5) Cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội

- Cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho NLĐ; định kỳ hàng năm in tờ rời quá trình tham gia BHXH cho NLĐ, đồng thời công khai thông tin tham gia BHXH cho NSDLĐ và NLĐ biết; NLĐ đƣợc cấp và quản lý sổ BHXH.

- Việc cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH theo đúng quy định.

1.2.4.2. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Điều 36 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định tổ chức thu và thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Phòng/Tổ Quản lý thu: Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định. Trƣờng hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng: Cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, lập Biên bản làm việc; Gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần; Sau 02 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ đến Phòng/Tổ Khai thác và Thu nợ tiếp tục xử lý.

- Phòng/Tổ Khai thác và Thu nợ: Căn cứ hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lý thu bàn giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đôn đốc đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN. Phối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất. Đối với chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam thì phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra: Nhận hồ sơ từ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; Trƣờng hợp

đơn vị có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, phối hợp chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định pháp luật hình sự.

- Đánh giá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ BHXH theo quy định.

1.2.4.3. Quản lý và phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Đối với BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam chỉ đạo hƣớng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh,

- Đối với BHXH tỉnh: Căn cứ tình hình thực tế của địa phƣơng để phân cấp quản lý thu BHXH cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến ngƣời lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.

- Đối với BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH và thẻ BHYT đối với NSDLĐ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ quản lý xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH hàng năm với cơ quan BHXH Việt nam.

- Đối với BHXH huyện: Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh. Giải quyết các trƣờng hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất đối với đơn vị, ngƣời tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.

1.2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Công tác thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu không thể thiếu đƣợc trong công tác quản lý nói chung, trong quản lý BHXH và quản lý thu BHXH nói riêng, có thể thấy vai trò của kiểm tra trong biểu thức:

Quản lý = Quyết định + Tổ chức thực hiện + Kiểm tra.

Hàng năm, cơ quan BHXH phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH tại các đơn vị thuộc địa bàn mình quản lý.

Nội dung kiểm tra thu BHXH bắt buộc gồm có hai nội dung:

- Kiểm tra việc chấp hành luật BHXH tại đơn vị SDLĐ bao gồm: NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; quỹ tiền lƣơng tham gia BHXH bắt buộc; mức lƣơng của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc; việc thực hiện trích nộp BHXH cho cơ quan BHXH có kịp thời hay không.

- Kiểm tra việc thực hiện thu BHXH bắt buộc của cơ quan cấp dƣới. - Việc thực hiện các quy định của Luật BHXH và các văn bản quy định và hƣớng dẫn thực hiện.

- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2018 của Chính phủ quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ- CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2018 của Chính phủ.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.5.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN nói riêng và chính sách an sinh xã hội của toàn Ngành BHXH nói chung, khi kinh tế - xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp đang hoạt động cũng sẽ không đủ điều kiện để đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ, nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN sẽ bị giảm sút, đồng thời khi nền kinh tế đi xuống, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động dẫn tới NLĐ sẽ bị mất việc làm, tình trạng thất nghiệp tràn lan, bùng phát. Nguồn thu bị giảm sút nhƣng chế độ về chính sách cho NLĐ nhƣ: thất nghiệp, ốm đau, thai sản, hƣu trí, thất nghiệp… vẫn phải tiếp tục và càng đƣợc quan tâm thực hiện, dẫn tới nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN không đủ cho nguồn chi các

chế độ BHXH, BHYT, BHTN sẽ làm cho nguồn quỹ BHXH, BHYT, BHTN bị thâm hụt, dẫn tới sự đổ vỡ của cả hệ thống ngành BHXH.

1.2.5.2. Quy định của pháp luật

Để triển khai thực hiện chế độ, chính sách về BHXH thì chúng ta không chỉ thực hiện riêng Luật BHXH còn phải thực hiện các quy định có liên quan của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Luật Việc làm về chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động. Ngoài các luật, bộ luật nêu trên thì còn phải thực hiện theo quy định của hơn 60 văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện (từ nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ và các thông tƣ của Bộ). Đối với NSDLĐ và nhất là NLĐ cần một hệ thống văn bản làm sao gọn hơn, dễ tìm hơn thay vì nhiều loại văn bản nhƣ hiện nay.

Hệ thống quy định của pháp luật liên quan chính sách lao động, tiền lƣơng cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu BHXH. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định không mang tính khả thi; một số nội dung mới nảy sinh trong thực tiễn chƣa đƣợc kịp thời điều chỉnh nhƣ tiền lƣơng của cán bộ, công chức,

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)