7. Kết cấu luận văn
2.2.3. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH đƣợc Ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện; đặc biệt từ năm 2016, thực hiện Nghị định số 21/2016/NĐ-CP, Ngành BHXH đƣợc giao thêm chức năng thanh tra
chuyên ngành về đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH năm 2014 đã tạo sự chuyển biến trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Hàng năm, BHXH huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan thực hiện kiểm tra liên ngành về thực hiện BHXH tại các đơn vị SDLĐ; đề nghị BHXH tỉnh thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH.
Qua thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH phát hiện nhiều đơn vị SDLĐ đóng BHXH chƣa đủ số lƣợng NLĐ thuộc diện tham gia BHXH; đóng chƣa đúng mức tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH theo quy định; xác định số nợ BHXH của các đơn vị tại thời điểm thanh tra, kiểm tra để làm căn cứ thu, truy thu theo quy định. Đồng thời, qua kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ BHXH phát hiện các trƣờng hợp hƣởng chế độ BHXH ngắn hạn sai quy định phải thu hồi.
BHXH huyện đã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm ngay từ đầu năm trên cơ sở kế hoạch của BHXH tỉnh giao. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã đƣợc phê duyệt, BHXH huyện đề nghị giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định lập đoàn kiểm tra các đơn vị SDLĐ trên địa bàn. BHXH huyện đã phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện và Phòng Lao động – Thƣơng binh & xã hội, tham mƣu UBND huyện ban hành Quyết định thành lập đoàn để tiến hành các cuộc kiểm tra liên ngành, các đơn vị có biểu hiện vi phạm pháp luật BHXH. Tuy nhiên, trong năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra, thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam phải tạm dừng kế hoạch trong thời gian dịch bệnh bùng phát phải cách ly xã hội nên công tác thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu vào nội dung thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những đơn vị SDLĐ có dấu hiệu vi phạm chính sách BHXH, chủ yếu là nợ đọng BHXH kéo dài, số nợ lớn. Số lƣợng đơn vị thanh tra, kiểm tra ít, hạn chế về thời gian làm việc của một cuộc thanh tra, kiểm tra nên việc khai thác và
phát triển đối tƣợng tham gia BHXH trong năm thấp hơn các năm trƣớc.
Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành khá thƣờng xuyên nhƣng còn mang tính hình thức, chƣa thực hiện mạnh tay trong vấn đề xử phạt. Vì vậy, tính răn đe đối với những đơn vị SDLĐ trốn đóng, chây ỳ đóng BHXH còn hạn chế. Kết quả là tình trạng nợ đọng vẫn diễn ra, số đơn vị SDLĐ trốn đóng vẫn còn tồn tại.