Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 58 - 71)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2.2.1. Quản lý quy trình thu bảo hiểm xã hội

Việc quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Tuy Phƣớc đƣợc thực hiện theo đúng quy trình thu do BHXH Việt Nam quy định. Cụ thể, quy trình thu BHXH tại BHXH huyện Tuy Phƣớc đƣợc phản ánh thông qua Hình 2.2 sau đây:

Hình 2.2: Quy trình quản lý thu BHXH huyện Tuy Phƣớc

(Nguồn: BHXH huyện Tuy Phước)

Đơn vị, cá nhân Ngân hàng, Kho bạc Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Bộ phận Kế toán BHXH tỉnh Bộ phận Cấp sổ, thẻ 1 8 9 4 2 10 Bộ phận Thu 7 5 3 6

* Chú thích:

(1) Đơn vị, cá nhân lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.

(2) Đơn vị, cá nhân chuyển tiền thu BHXH vào tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH huyện mở tại ngân hàng, kho bạc.

(3) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ đã nhận cho bộ phận thu. (4) Ngân hàng, kho bạc chuyển chứng từ nộp tiền thu BHXH tới Bộ phận Kế

toán của BHXH huyện.

(5) Bộ phận Kế toán nhập số tiền thu BHXH chi tiết từng đơn vị, chuyển dữ liệu đến Bộ phận Thu.

(6) Bộ phận Thu giải quyết hồ sơ có phát sinh cấp thẻ BHYT, sổ BHXH chuyển hồ sơ đến Bộ phận Cấp sổ, thẻ.

(7,8) Bộ phận Thu và Bộ phận Cấp sổ, thẻ chuyển hồ sơ đã giải quyết đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả.

(9) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết cho đơn vị, cá nhân. (10) Hàng ngày, Bộ phận Kế toán theo dõi và chuyển tiền thu BHXH về BHXH tỉnh Bình Định.

Từ Hình 2.2 cho thấy quy trình thu BHXH rất chặt chẽ, khoa học, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý quỹ BHXH. Ngành BHXH luôn chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính để từng bƣớc hiện đại hóa trong quản lý và phát triển Ngành BHXH. Từ nhiều năm trƣớc, BHXH Việt Nam đã áp dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý nghiệp vụ thu, cấp sổ thẻ, kiểm tra, giải quyết chế độ, kế toán, giám định. Việc nâng cấp, liên kết dữ liệu nội bộ đối với các phần mềm ứng dụng đƣợc kết nối chặt chẽ. Ngày nay, BHXH Việt Nam đã bắt đầu triển khai liên kết với các ngành khác nhƣ y tế, thuế, công an để chia sẻ, tích hợp dữ liệu quốc gia nhằm khai thác thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành để ngày càng hiện đại hóa công tác quản lý BHXH, nâng tầm tri thức quản lý kỹ thuật số Ngành BHXH lên tầm cao mới.

Nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tránh gây phiền hà cho tổ chức và cá nhân, từ năm 2018, Ngành BHXH

bắt đầu triển khai giao dịch điện tử về BHXH đối với đơn vị, cá nhân. Hiện nay, huyện Tuy Phƣớc đã đạt 95% đơn vị SDLĐ thực hiện giao dịch điện tử về BHXH, chỉ có một số hộ kinh doanh cá thể chƣa thể đăng ký chữ ký số nên chƣa thực hiện. Mục tiêu của Ngành là đảm bảo 100% đơn vị SDLĐ thực hiện giao dịch điện tử về BHXH. Từ năm 2021, BHXH Việt Nam đã triển khai ứng dụng VSSID - BHXH số áp dụng cho điện thoại thông minh để mỗi ngƣời tham gia BHXH, BHTN, BHYT đều có thể tra cứu thông tin về quá trình tham gia, chế độ đã hƣởng, sổ khám chữa bệnh. Đây là một ứng dụng thiết thực nhằm công khai, minh bạch dữ liệu tham gia BHXH, BHYT, BHTN đối với ngƣời tham gia, đồng thời hỗ trợ ngƣời tham gia tra cứu thông tin cá nhân liên quan đến BHXH, BHYT khi cấn thiết. Việc giao trả kết quả nhƣ sổ BHXH, thẻ BHYT cho tổ chức, cá nhân đƣợc thực hiện 100% qua chuyển phát bƣu chính, toàn bộ chi phí chuyển phát đều đƣợc tính vào chi phí quản lý của cơ quan BHXH. Đây là những bƣớc phát triển vƣợt bậc của Ngành BHXH trong công tác cải cách hành chính theo hƣớng hiện đại, khoa học, đúng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc nên rất đƣợc tổ chức, cá nhân và Nhân dân đánh giá cao và đồng tình, ủng hộ. Vì những cải cách tiến bộ này mà Ngành BHXH là một trong những ngành đƣợc đánh giá cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, cải cách hành chính.

2.2.2.2. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý tốt đối tƣợng tham gia BHXH là căn cứ, tiền đề quan trọng để mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH. Thực hiện thu nộp BHXH đúng quy định, để hình thành và phát triển quỹ BHXH, đảm bảo khả năng chi trả các chế độ cho NLĐ và thân nhân. Trong thời gian qua, BHXH huyện Tuy Phƣớc đã và đang nỗ lực tăng cƣờng rà soát, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan để quản lý chặt chẽ lao động thuộc diện tham gia BHXH, phát triển lực lƣợng lao động chƣa đƣợc tham gia đóng BHXH. Số đối tƣợng tham gia

BHXH thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và đƣa vào chƣơng trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH. Việc phối hợp chặt chẽ các cấp, ngành trong việc tuyên truyền, vận động các đơn vị SDLĐ đã ngày càng đem lại kết quả tích cực, số đơn vị, số lao động tham gia BHXH tăng lên, năm sau cao hơn năm trƣớc.

Quản lý các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm NLĐ tham gia BHXH và đơn vị SDLĐ tham gia BHXH.

(1) Quản lý người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Số lao động và biến động lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc qua 5 năm 2016-2020 thể hiện ở Bảng 2.4 sau đây:

Bảng 2.4: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn

(Đơn vị: Ngƣời; tỷ lệ %)

STT Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Đơn vị hành chính, sự nghiệp, đoàn thể 3.496 3.535 3.461 3.352 3.306 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 4,2 1,1 -2,1 -3,1 -1,4 Tỷ trọng 69,8 68,2 63,2 60,1 57,9

2 Doanh nghiệp ngoài QD 1.353 1.486 1.838 2.044 2.211

Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 17,1 9,8 23,7 11,2 8,2 Tỷ trọng 27,0 28,7 33,6 36,7 38,7 3 Hợp tác xã 142 143 143 142 148 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc -3,4 0,7 0,0 -0,7 4,2 Tỷ trọng 2,8 2,8 2,6 2,6 2,6 4 Hộ kinh doanh cá thể 18 16 31 35 43 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 157,1 -11,1 93,8 12,9 22,9 Tỷ trọng 0,4 0,3 0,6 0,6 0,8 Tổng 5.009 5.180 5.473 5.573 5.708 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 7,1 3,4 5,7 1,8 2,4

Theo số liệu thống kê của Bảng 2.4 thì tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Tuy Phƣớc tăng lên hàng năm. Tùy từng khối loại hình đơn vị SDLĐ mà số lƣợng lao động có biến động khác nhau.

- Đối với khối đơn vị hành chính sự nghiệp thì số lao động năm 2020 giảm 190 ngƣời (giảm 5,4%) so với năm 1996. Nguyên nhân là vì Nhà nƣớc có chủ trƣơng giảm số lƣợng cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để giảm gánh nặng chi ngân sách Nhà nƣớc, thay đổi biên chế theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại và khoa học.

- Đối với khối đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh: thì số lao động tăng đáng kể. Năm 2020 tăng 858 ngƣời (tăng 63,4%) so với năm 1996. Nguyên nhân là do Bộ luật lao động năm 2019 và Luật BHXH năm 2014 mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH, Ngành BHXH ngày càng có nhiều giải pháp phát triển ngƣời tham gia thuộc đối tƣợng này.

- Đối với khối hợp tác xã: thì số lao động qua 5 năm (2016-2020) không có biến động nhiều. Nguyên nhân chính là do khối loại hình này đang hoạt động cầm chừng, không phát triển nhƣ những loại hình đơn vị khác.

- Đối với loại hình hộ kinh doanh cá thể: thì số lao động năm 2020 tăng 25 ngƣời (tăng 138,9%) so với năm 1996, tăng chủ yếu là ở các cơ sở mầm non tƣ thục, các nhóm giữ trẻ tƣ nhân, mặc dù số lƣợng tăng tuyệt đối cũng không nhiều so với tổng thể thành phần kinh tế tƣ nhân.

Qua Bảng 2.4, cũng cho thấy rất rõ thực trạng về tỷ trọng số lao động tại các khối loại hình đơn vị tham gia BHXH bắt buộc có sự khác biệt. Số lao động thuộc khối hợp tác xã và hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc và qua 5 năm (1996-2020) tỷ trọng này cũng không biến động nhiều. Tỷ trọng lao động thuộc khối cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể có sự biến động giảm qua 5 năm. Nguyên nhân là do số lao động loại hình này biến động giảm, trong khi tổng số lao động tham gia BHXH

bắt buộc lại tăng qua 5 năm. Riêng tỷ trọng số lao động của khối đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì lại tăng 11,7%. Điều này cho thấy ngoài số lao động thuộc khối cơ quan hành chính sự nghiệp giảm ổn định theo cơ chế quản lý bộ máy chính quyền của Nhà nƣớc, có sự gia tăng lao động đáng kể từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo định hƣớng phát triển ngƣời tham gia BHXH, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nƣớc đề ra.

Nhiệm vụ phát triển ngƣời tham gia BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với Ngành BHXH nói chung và đối với BHXH huyện Tuy Phƣớc nói riêng. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị SDLĐ vì lý do lợi nhuận nên không đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ. Họ luôn viện lý do để không đăng ký tham gia BHXH, rằng đó là lao động thời vụ, lao động vụ việc nên không ký hợp đồng lao động, hoặc có trƣờng hợp bản thân NLĐ cũng không muốn tham gia BHXH vì sợ làm giảm thu nhập do bị trừ tiền đóng BHXH. Thông qua việc phối hợp với cơ quan thuế khai thác dữ liệu mà các đơn vị xản xuất, kinh doanh quyết toán với cơ quan thuế để phát hiện những trƣờng hợp trốn đóng BHXH cho NLĐ. Vấn đề này cũng đƣợc cơ quan BHXH huyện quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá mức độ trốn đóng BHXH của đơn vị SDLĐ, từ đó đồng thời thực hiện nhiều phƣơng thức khai thác, phát triển ngƣời tham gia nhƣ: gởi thông báo đến đơn vị SDLĐ k m danh sách NLĐ chƣa tham gia BHXH; cử cán bộ chuyên quản đến làm việc với đơn vị SDLĐ; tham mƣu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra nhằm khai thác, phát triển ngƣời tham gia.

(2) Quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Số đơn vị SDLĐ và biến động đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc qua 5 năm 2016-2020 thể hiện ở Bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn

(Đơn vị tính: Đơn vị)

STT Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Đơn vị hành chính, sự nghiệp, đoàn thể 114 115 114 114 112 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc -0,9 0,9 -0,9 0,0 -1,8 Tỷ trọng 57,0 55,0 51,8 45,6 39,0

2 Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 60 68 79 106 142 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 22,4 13,3 16,2 34,2 34,0 Tỷ trọng 30,0 32,5 35,9 42,4 49,5 3 Hợp tác xã 19 19 19 20 19 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 0,0 0,0 0,0 5,3 -5,0 Tỷ trọng 9,5 9,1 8,7 8,0 6,6 4 Hộ kinh doanh cá thể 7 7 8 10 14 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 0,0 0,0 14,3 25,0 40,0 Tỷ trọng 3,5 3,4 3,6 4,0 4,9 Tổng 200 209 220 250 287 Tỷ lệ (+,-) so với năm trƣớc 4,7 4,5 5,3 13,6 14,8

(Nguồn: BHXH huyện Tuy Phước)

Từ số liệu trên Bảng 2.5 cho thấy tổng số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện năm 2020 tăng 87 đơn vị (tăng 43,5%) so với năm 2016, mỗi năm đều tăng số đơn vị tham gia mới. Từ cơ cấu số liệu trong Bảng 2.5 thấy đƣợc tỷ lệ phát triển số đơn vị ở 2 khối loại hình hành chính sự nghiệp và hợp tác xã ổn định, không biến động nhiều qua 5 năm (2016-2020).

Riêng về số lƣợng đơn vị ở 2 khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Hộ kinh doanh cá thể có sự gia tăng đáng kể qua 5 năm. Đối với số đơn vị thuộc khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2020 tăng 82 đơn vị (tăng 136,7%), chiếm tỷ trọng trong tổng số đơn vị SDLĐ gần 50%, tăng tỷ trọng tới 19,5% so với năm 2016. Đối với số đơn vị thuộc khối Hộ kinh doanh cá thể, năm 2020 tăng 7 đơn vị (tăng 100,0%) so với năm 2016, tỷ trọng trong tổng số đơn vị SDLĐ cũng ngày càng tăng.

Qua phân tích sự biến động số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho thấy ngoài sự ổn định về số ngƣời tham gia BHXH thuộc khối cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nƣớc, còn có sự phát triển số ngƣời tham gia BHXH đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó kéo theo tỷ trọng về ngƣời tham gia và đơn vị tham gia BHXH cũng sẽ phát triển theo hƣớng tăng dần tỷ trọng tham gia của lực lƣợng kinh tế ngoài quốc doanh. Sự phát triển này đúng với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta là phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Ngoài ra, trong bảng số liệu Bảng 2.4 và Bảng 2.5 của BHXH huyện Tuy Phƣớc không thấy xuất hiện loại hình đơn vị doanh nghiệp Nhà nƣớc và đơn vị doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nguyên nhân là vì huyện Tuy Phƣớc là huyện có vị trí địa lý đặc biệt là nằm quá gần và kẹt giữa thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn, hai trung tâm phát triển kinh tế lớn của tỉnh Bình Định, nên các doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không đặt trụ sở trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc. Hơn nữa việc phát triển kinh tế của huyện Tuy Phƣớc cũng là đi sau so với 2 địa phƣơng kia nên khả năng thu hút đầu tƣ của huyện Tuy Phƣớc cũng kém hơn so với 2 đơn vị hành chính là thành phố, thị xã.

Thời gian qua, có rất nhiều đơn vị SDLĐ dù đã hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều năm nhƣng cố tình không tham gia đóng BHXH cho NLĐ. Đây cũng là một vấn đề lớn đối với Ngành BHXH toàn quốc, không chỉ riêng gì

BHXH huyện Tuy Phƣớc. Điều này cho thấy việc thực thi pháp luật về BHXH ở nƣớc ta vẫn còn hạn chế, chƣa nghiêm túc, chƣa đạt đƣợc tầm gọi là văn minh trong thực thi pháp luật. Theo dữ liệu đƣợc cơ quan Đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế cung cấp, số đơn vị SDLĐ chƣa tham gia BHXH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc lên tới 221 đơn vị. Đa số những đơn vị này có quy mô rất nhỏ, có đơn vị chỉ có 1-2 lao động nên họ luôn tìm cách trốn đóng BHXH, vi phạm pháp luật về BHXH. BHXH huyện đã gởi thông báo đề nghị đơn vị tham gia BHXH, sau đó cử cán bộ đến đơn vị thu thập thông tin sau đó hoàn thiện hồ sơ gởi cho Phòng Thanh tra - Kiểm tra của BHXH tỉnh có kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Kết quả đã có 47 đơn vị tham gia mới, với 118 lao động.

2.2.2.3. Quản lý phương thức và mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hiện nay, cơ quan BHXH huyện Tuy Phƣớc đang thực hiện phƣơng thức và mức thu BHXH theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 và hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam.

Với phƣơng thức và mức đóng BHXH nhƣ hiện nay đã đảm bảo cho đối tƣợng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lƣơng, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lƣơng cho ngƣời lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)