Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 51 - 57)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Tuy Phƣớc

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Tuy Phước

Thực hiện Nghị định số 12/1995/NĐ-CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH, BHXH Việt Nam đƣợc Chính phủ thành lập ngày 16/02/1995. Đến ngày 27/7/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 78/QĐ-BHXH thành lập BHXH tỉnh Bình Định và BHXH 11 huyện, thành phố thuộc BHXH tỉnh Bình Định, trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH của Ngành Lao động - Thƣơng binh xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh; tiếp nhận sự chuyển giao công tác thu từ Cục thuế và Sở Tài chính. BHXH tỉnh Bình Định thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/10/1995.

Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, hệ thống tổ chức bộ máy của BHYT tỉnh đƣợc chuyển giao nguyên trạng sang BHXH tỉnh để quản lý tập trung, thống nhất các chế độ chính sách BHXH, BHYT kể từ ngày 01/01/2003 theo quy định tại Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ.

BHXH huyện Tuy Phƣớc là cơ quan Nhà nƣớc, trực thuộc BHXH tỉnh Bình Định, có trụ sở riêng, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. BHXH huyện Tuy Phƣớc có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN; kiểm tra việc đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam. BHXH huyện Tuy Phƣớc chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn của UBND huyện. Cùng với sự phát triển của Ngành, hơn 25 năm qua BHXH huyện Tuy Phƣớc không ngừng lớn mạnh, phát triển cả về phạm vi quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN và đội ngũ viên chức, ngƣời lao động. Trong những ngày đầu thành lập, BHXH huyện chỉ có 05 cán bộ, công chức, hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị

hết sức thiếu thốn, khó khăn. Đến nay, BHXH huyện đã có 18 viên chức và ngƣời lao động; chất lƣợng đội ngũ cán bộ từng bƣớc đƣợc nâng lên về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác đƣợc giao.

Hiện nay, BHXH huyện Tuy Phƣớc đang quản lý thu BHXH bắt buộc của 298 đơn vị sử dụng lao động gồm hơn 6.300 ngƣời lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, quản lý hơn 163.000 ngƣời tham gia BHYT; tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2020 là 232,338 tỷ đồng, tổng số chi năm 2020 là 183,101 tỷ đồng.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Tuy Phước

Cơ cấu hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Tuy Phƣớc đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của BHXH huyện Tuy Phƣớc

(Nguồn: BHXH huyện Tuy Phước)

Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo BHXH huyện và các tổ nghiệp vụ: - Giám đốc: Là ngƣời đứng đầu cơ quan BHXH huyện, quản lý và điều hành, chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện quản lý. Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc BHXH tỉnh, Chủ tịch UBND huyện và pháp luật.

Giám đốc Các Phó Giám đốc Tổ Thực hiện chính sách BHXH và Tiếp nhận hồ sơ Tổ Kế toán - Chi trả và Giám định BHYT Tổ Thu - Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra

- Các Phó Giám đốc: Là ngƣời giúp việc cho Giám đốc. Giám đốc BHXH huyện phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc đƣợc phân công hoặc ủy quyền giải quyết.

Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH huyện do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ.

- Các tổ nghiệp vụ: Đƣợc quy định tại Quyết định số 1306/QĐ-BHXH ngày 31/7/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, trách nhiệm và chế độ quản lý của các tổ nghiệp vụ thuộc BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ Nghiệp vụ là đơn vị trực thuộc BHXH huyện, quận, thị xã thuộc BHXH tỉnh, thành phố có chức năng giúp Giám đốc BHXH huyện thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam. Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH huyện. Tổ Nghiệp vụ thuộc BHXH huyện do Giám đốc BHXH tỉnh quyết định thành lập sau khi đƣợc Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt. Tùy theo số lƣợng biên chế viên chức hoặc chỉ tiêu dự toán thu – chi BHXH, BHYT của BHXH từng huyện mà đƣợc thành lập số lƣợng tổ nghiệp vụ tƣơng ứng:

BHXH huyện Tuy Phƣớc có 18 viên chức NLĐ, tổng số thu BHXH, BHYT là 230 tỷ đồng nên đƣợc thành lập 03 tổ nghiệp vụ theo nhƣ Hình 2.1.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội huyện Tuy Phước giai đoạn 2016-2020

(1) Kết quả thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Công tác phát triển ngƣời tham gia BHXH bắt buộc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc huyện Tuy Phƣớc mỗi năm đều tăng. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc

Đơn vị tính: Ngƣời

Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số ngƣời tham gia 5.009 5.180 5.473 5.573 5.708 Số ngƣời tăng so với năm trƣớc 332 171 293 100 135 Tỷ lệ tăng so với năm trƣớc (%) 7,1 3,4 5,7 1,8 2,4

(Nguồn: BHXH huyện Tuy Phước)

- Số thu BHXH bắt buộc hàng năm đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.2: Số thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số thu 61,193 66,548 73,546 81,261 86,671 Tỷ lệ tăng so năm trƣớc (%) 8,3 8,8 14,3 10,5 6,7 Tỷ lệ đạt kế hoạch (%) 100,2 103,2 100,2 101,2 100,9 Tỷ lệ nợ (%) 2,0 1,8 2,0 1,5 1,2

(Nguồn: BHXH huyện Tuy Phước)

Kết quả: Số thu BHXH hàng năm đều đạt vƣợt mức kế hoạch BHXH tỉnh giao, số ngƣời tham gia BHXH ngày càng phát triển, tỷ lệ nợ BHXH giảm.

(2) Giải quyết chế độ

Số chi BHXH bắt buộc hàng năm đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Số chi BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc

Đơn vị tính: Tỷ đồng Quỹ thành phần Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Quỹ ốm đau, thai sản 4,914 5,461 6,551 7,499 7,966 Quỹ TNLĐ, BNN 1,207 1,311 1,486 1,547 1,916 Quỹ hƣu trí, tử tuất 66,658 77,819 94,767 111,905 128,641

Cộng 72,779 84,591 102,804 120,951 138,523

Tỷ lệ tăng so với năm trƣớc (%)

15,0 16,2 21,5 17,7 14,5 Tỷ lệ bội chi so với số thu

(%)

18,9 27,1 39,8 48,8 59,8

Theo số liệu phân tích tại Bảng 2.3 cho thấy số tiền chi BHXH hàng năm tăng rất cao so với năm trƣớc, một phần là do Chính phủ điều chỉnh chỉ số trƣợt giá theo tỷ lệ lạm phát, mặt khác còn do số ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH ngày càng tăng.

Từ Bảng 2.3 còn cho thấy số bội chi quỹ BHXH tại BHXH huyện Tuy Phƣớc so với tổng số thu BHXH. Điều này không có nghĩa là đây là bức tranh u ám đối với Ngành BHXH. Sự bội chi này chỉ xảy ra nội tại ở 1 địa phƣơng nhƣ huyện Tuy Phƣớc do đặc thù về lực lƣợng lao động di cƣ của địa phƣơng. Đây là vấn đề nổi cộm đối với một huyện nông thôn nhƣ huyện Tuy Phƣớc. Ngƣời lao động sẽ di cƣ đến các địa phƣơng lân cận hoặc đến các tỉnh, thành phố khác phát triển hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm và tham gia BHXH tại các địa phƣơng đó. Nhƣng khi nghỉ việc để giải quyết hƣởng các chế độ BHXH thì lại theo quy định về hộ khẩu thƣờng trú nên phải quay về địa phƣơng để nộp hồ sơ hƣởng chế độ BHXH. BHXH Việt Nam với tƣ cách là cơ quan quản lý thống nhất quỹ BHXH, sẽ cân đối thu, chi quỹ BHXH toàn quốc, phân bổ kinh phí chi giữa các địa phƣơng để đảm bảo duy trì và tăng trƣởng quỹ, ổn định an sinh xã hội.

2.1.2.4. Những nhân tố tác động đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tuy Phước

(1) Nhân tố bên ngoài

Nhân tố bên ngoài tác động đến quản lý thu BHXH gồm 3 nhân tố tác động lớn nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1, đó là chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, những quy định của pháp luật của nƣớc ta và ý thức tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH bắt buộc.

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp tới nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN nói riêng và chính sách an sinh xã hội của toàn Ngành BHXH nói chung, khi kinh tế - xã hội kém phát triển thì các doanh nghiệp đang hoạt động cũng sẽ không đủ điều kiện để đóng BHXH, BHYT,

BHTN cho NLĐ, nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN sẽ bị giảm sút, đồng thời khi nền kinh tế đi xuống, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động dẫn tới NLĐ sẽ bị mất việc làm, tình trạng thất nghiệp tràn lan, bùng phát. Nguồn thu bị giảm sút nhƣng chế độ về chính sách cho NLĐ nhƣ: thất nghiệp, ốm đau, thai sản, hƣu trí, thất nghiệp… vẫn phải tiếp tục và đƣợc quan tâm thực hiện, dẫn tới nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN không đủ cho nguồn chi các chế độ BHXH, BHYT, BHTN sẽ làm cho nguồn quỹ BHXH, BHYT, BHTN bị thâm hụt, dẫn tới sự thay đổi của chính sách Nhà nƣớc.

Các quy định của pháp luật liên quan đến chính sách, chế độ về BHXH, BHYT, BHTN nhƣ Bộ luật lao động, Luật việc làm, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức… đều tác động đến công tác quản lý thu BHXH.

Nhận thức của NSDLĐ trong việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN không những đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ, gắn kết NLĐ với đơn vị mà còn thực hiện trách nhiệm của mình đối với các chính sách an sinh xã hội của đất nƣớc.

Mức độ nhận thức của NLĐ và mọi thành viên trong xã hội về các chế độ, chính sách cụ thể của từng loại hình BHXH, BHYT, BHTN cũng là nhân tố tác động đến quản lý thu BHXH. NLĐ luôn có nếp suy nghĩ “đƣợc chăng hay chớ”, nhận tiền lƣơng đầy đủ trƣớc cho chắc ăn chứ không hề tính đến các rủi ro có thể xảy ra do giảm thu nhập, mất việc làm hoặc chết, nên có một bộ phận NLĐ thờ ơ, không mấy mặn mà tham gia BHXH.

Bản chất, ý nghĩa, tính nhân văn, nhân đạo, chia sẻ cộng đồng và lợi ích thiết thực của việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN; sự khác nhau căn bản về mục đích, cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động giữa BHXH, BHYT, BHTN với bảo hiểm thƣơng mại khác… cũng có tác động đến công tác quản lý thu BHXH của ngành BHXH nói chung và đối với BHXH huyện Tuy Phƣớc nói riêng.

(2) Nhân tố bên trong

Nhân tố bên trong tác động đến quản lý thu BHXH gồm 2 nhân tố tác động lớn là năng lực của đội ngũ cán bộ BHXH huyện Tuy Phƣớc và công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH.

Đội ngũ cán bộ BHXH là những ngƣời trực tiếp quản lý, giải quyết nghiệp vụ về chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH. Cho nên trình độ, năng lực, mức độ chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngành BHXH là rất quan trọng, ảnh hƣởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan BHXH, ảnh hƣởng đến sự hài lòng, tin tƣởng của ngƣời tham gia, ngƣời dân đến chính sách BHXH, BHYT của Nhà nƣớc.

Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, là cầu nối đƣa các quy định của pháp luật đến với từng ngƣời dân, đi vào thực tiễn cuộc sống. Tuyên truyền là nhân tố, là phƣơng tiện có sức mạnh đặc biệt trong việc định hƣớng nhận thức, hình thành dƣ luận xã hội; đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững BHXH, BHTN, BHYT. Cho nên cơ quan BHXH đều rất chú trọng đến công tác truyền thông, tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHTN, BHYT đến mọi thành phần của xã hội, mọi tầng lớp Nhân dân để đảm bảo hiệu quả mà chính sách BHXH hƣớng tới.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)