Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm Snetfone.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược sản phẩm Snetfone (Trang 41 - 53)

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược sản phẩm Snetfone.

2. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm Snetfone.

Nó cần được xây dựng ít nhất là trong 5 năm. Do đó, công tác nghiên cứu chu kì sản phẩm là rất quan trọng để xác định là có tiếp tục đầu tư cho công tác chiến lược sản phẩm nữa hay không. Song để đảm bảo một chiến lược mang tính dài hạn, đúng đắn thì ngay từ ban đầu khi xây dựng chiến lược người lập chiến lược phải có hệ thống thông tin về mọi vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Các thông tin này không nhất thiết phải chính xác 100% nhưng phải đảm bảo tính hệ thống của thông tin.

2. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm Snetfone. Snetfone.

a. Sử dụng ma trận EFE xác định phản ứng của Trung tâm viễn thông IP trước những biến động của các yếu tố môi trường bên ngoài.

Ma trận EFE (External Factors Evaluation) là một công cụ hiệu quả nhằm xác định mức độ phản ứng của doanh nghiệp trước những biến động của các yếu tố trong môi trường kinh doanh. Sau khi phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài, nhà quản trị sẽ thực hiện tóm tắt kết quả trong ma trận EFE.

Mô hình 9: Ma trận EFE của Trung tâm viễn thông IP Số

thứ tự Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan trọng (1) Phân loại (2) Số điểm quan trọng(3)=(1)*(2) 1. Sự tăng trưởng của nền kinh tế

trong nước.

0.12 3 0.36

tăng trên internet tăng.

3. Sự phát triển của thị trường

chứng khoán. 0.16 3 0.48

4. Thuận lợi trong quan hệ hợp tác với nước ngoài.

0.06 3 0.18

5. Thị trường chưa khai thác hết. 0.12 2 0.22 6. Tình trạng hàng lậu còn phổ biến. 0.2 2 0.4

7. Tâm lý “sính ngoại” 0.1 2 0.2

8. Đối thủ cạnh tranh 0.08 2 0.16

9. Tổng số 1 2.48

Giải thích:

- Các yếu tố đưa vào ma trận là những yếu tố bên ngoài quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của Trung tâm IP và của ngành viễn thông.

- Mức độ quan trọng được xác định từ 0.0 (không quan trọng) cho đến 1.0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố ảnh hưởng. Tổng số của mức độ quan trọng này phải bằng 1.0.

- Các mức phân loại cho thấy mức độ phản ứng của Trung tâm IP với mỗi yếu tố, mức phân loại (4) cho thấy sự phản ứng tốt, (3) ứng với mức trên trung bình, (2) thể hiện Trung tâm chỉ phản ứng ở mức độ trung bình, còn (1) là mức ít phản ứng yếu.

- Số điểm quan trọng = mức độ quan trọng × số phân loại. Cộng số điểm về tầm quan trọng của mỗi yếu tố để xác định tổng số diểm quan trọng cho Trung tâm. Mức độ trung bình của điểm số quan trọng là 2.5. Nếu trên 2.5 là Trung tâm phản ứng ở mức độ khá và tốt với ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Nếu dưới 2.5 là Trung tâm chỉ phản ứng ở mức dưới trung bình và yếu với các yếu tố bên ngoài.

Nhận xét: Từ ma trận EFE của Trung tâm như trên chúng ta có thể thấy: - Ba yếu tố: xu hướng sử dụng các giá trị gia tăng trên internet tăng, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và tình trạng hàng lậu còn phổ biến là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nghiệp viễn thông trong đó có Trung tâm IP với mức độ quan trọng tương ứng là

0.16; 0.16; 0.2. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì tốc độ truy nhập internet cũng như sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên internet ở Việt Nam trong những năm qua tăng theo cấp số nhân. Vì dịch vụ của Trung tâm là gọi điện thoại quốc tế giá rẻ qua internet nên yếu tố này sẽ làm cho Trung tâm có thêm cơ hội được khách hàng biết đến và sử dụng. Mặc khác, Trung tâm IP là công ty con của công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn là công ty cổ phần đầu tiên trong lĩnh vực bưu chính nên sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ là cơ hội để công ty huy động vốn để đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh. Một vấn đề nóng bỏng ở đây là tình trạng hàng lậu với mức độ quan trọng cao nhất (0.2) là một khó khăn với Trung tâm IP vì nếu không cạnh tranh được với hàng lậu thì Trung tâm có thể mất thị trường và thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Như vậy thì mọi kế hoạch, chiến lược của sản phẩm trở nên vô nghĩa. Tiếp theo là hai yếu tố: “sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước” và “thị trường chưa khai thác hết” với mức độ quan trọng là 0.12 cũng là những nhân tố quan trọng vì nó thể hiện cầu tăng lên tức Trung tâm có thể mở rộng thêm thị trường trong tương lai. “Tâm lý sính ngoại” cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức tiêu thụ của Trung tâm. Do tâm lý này mà rất nhiều khách hàng Việt Nam khi lựa chọn thẻ luôn nghĩ thẻ của nước ngoài chắc là tốt và rẻ hơn vì xưa nay Việt Nam vẫn nổi tiếng là có cước viễn thông đắt mà không biết rằng thẻ ở trong nước có chất lượng cuộc gọi ổn định, giá cước thậm chí còn rẻ hơn cả thẻ lậu.

- Với mức điểm tổng là 2.48 cho thấy Trung tâm hiện đang ở mức gần trung bình cho viêc thay đổi các chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và tránh các nguy cơ từ bên ngoài.

b. Ma trận IFE đánh giá các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược sản phẩm của Trung tâm.

Ma trận IFE (Internal Factors Evaluation) là một trong những công cụ rất hiệu quả để lượng hoá những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.Thông qua ma trận IFE, nhà quản trị có những giải pháp để phát huy điểm mạnh, khác phục

điểm yếu. Quá trình xây dựng ma trận IFE cũng tương tự như ma trận EFE. Sau khi tiến hành phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp, nhà quản trị có thể tiến hành tóm tắt kết quả vào ma trận IFE..

Bảng 12: Mô hình ma trận IFE của trung tâm Viễn Thông IP

Số thứ tự

Các yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ quan trọng (1) Phân loại (2) Số điểm quan trọng (3)=(1)*(2) 1. Hệ thống kênh phân phối được mở

rộng 0.1 3 0.3

2. Có uy tín lâu năm trên thị trường 0.08 3 0.24

3. Vấn đề nhân sự 0.12 3 0.36

4. Giá thành sản phẩm thấp 0.15 3 0.45

5. Hệ thống đại lý riêng 0.13 1 0.13

6. Hình thức mẫu mã sản phẩm đẹp, bắt mắt và chất lượng cuộc gọi ngày càng ổn định 0.13 3 0.39 7. Có đầy đủ các giấy phép và có năng lực cung cấp các dịch vụ về thoại internet 0.12 3 0.36

8. Sự quan tâm đến hoạt động nghiên cứu thị trường 0.1 1 0.1 9. Công tác chăm sóc khách hàng 0.12 4 0.48 10. Tình trạng thẻ lậu còn phổ biến 0.16 1 0.16 11. Tổng điểm 1 2.67 Giải thích:

- Các yếu tố đưa vào ma trận là những yếu tố bên trong quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của Trung tâm IP và của ngành viễn thông.

- Mức độ quan trọng được xác định từ 0.0 (không quan trọng) cho đến 1.0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố ảnh hưởng. Tổng số của mức độ quan trọng này phải bằng 1.0.

- Các mức phân loại cho thấy cách thức mà chiến lược của Trung tâm IP phản ứng với mỗi yếu tố, mức phân loại (4) ứng với điểm mạnh lớn nhất, (3) ứng với điểm mạnh nhỏ nhất, (2) ứng với điểm yếu nhỏ nhất, còn (1) ứng với điểm yếu lớn nhất.

- Số điểm quan trọng = mức độ quan trọng × số phân loại. Cộng số điểm về tầm quan trọng của mỗi yếu tố để xác định tổng số diểm quan trọng cho Trung tâm. Mức độ trung bình của điểm số quan trọng là 2.5. Nếu tổng điểm trên 2.5 là ứng với mức thị trường mạnh ở mức trung bình. Nếu tổng điểm tiến gần đến 4 là thị trường rất mạnh. Nếu tổng điểm ở mức tiến gần đến 0 là thị trường rất yếu.

Nhận xét: Qua ma trận IFE đánh giá môi trường nội bộ bên trong Trung tâm IP chúng ta có thể thấy ( Trung tâm IP có tổng điểm là 2.67):

- Yếu tố giá thành sản phẩm thấp là điểm mạnh quan trọng nhất của Trung tâm với mức độ quan trọng là 0.16. Yếu tố này làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm với các loại thẻ lậu cũng như với các đối thủ cạnh tranh. Tiếp theo là yếu tố hệ thống đại lý riêng, mẫu mã thẻ đẹp, bắt mắt cùng với chất lượng cuộc gọi ổn định là yếu tố quan trọng thứ hai với mức độ quan tọng là 0.14. Vì nếu chất lượng các cuộc gọi ổn định sẽ giữ chân khách hàng cũ đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Đặc biệt là khách hàng là các doanh nghiệp. Với ba điểm mạnh còn lại: hệ thống kênh phân phối được mở rộng, có uy tín lâu năm trên thị trường, đội ngũ nhân viên trẻ hoá có trình độ, công tác chăm sóc khách hàng được chú trọng sẽ giúp sản phẩm dễ dàng tiếp xúc với khách hàng hơn, củng cố được uy tín và thương hiệu sản phẩm.

- Điểm yếu nhất của Trung tâm là chưa có giải pháp hữu hiệu để áp đảo thẻ lậu, giành lấy thị trường với mức độ quan trọng lớn nhất 0.16. Tiếp đó là điểm yếu chưa xây dựng được hệ thống đại lý riêng trên thị trường với mức độ quan trọng là 0.14. Do đó, mối quan hệ của Trung tâm với khách hàng sẽ lỏng lẻo, từ đó dễ bỏ qua các cơ hội kinh doanh cũng như cơ hội thoả mãn khách hàng và các đại lý. Tiếp theo đó là hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức với mức độ quan trọng là 0.1 là một trong những điểm yếu trong việc phát triển và mở rộng thị trường.

- Với tổng số điểm là 2.67 cho chúng ta thấy Trung tâm đang ở mức trên trung bình về vị trí chiến lược nội bộ.

* Phân tích điểm mạnh (S).

- S1: Trung tâm là một thành viên của Công ty cổ phần bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) là một công ty cổ phần đầu tiên trong lĩnh vực bưu chính được thành lập từ năm 1995 tức là đã đi qua hơn 10 năm chặng đường phát triển của ngành viễn thông. Do đó Trung tâm IP đã có kinh nghiệm kinh doanh cũng như những cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đầy đủ và hiện đại. Thương hiệu SPT nói chung và thương hiệu sản phẩm Snetfone đã được khá nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Snetfone là loại thẻ điện thoại internet đầu tiên có mặt ở thị trường Việt Nam do Việt Nam sản xuất và cung ứng.

- S2: Chất lượng thẻ Snetfone được đánh giá ở hai khía cạnh. Thứ nhất, mẫu mã, bao bì của thẻ được trình bày rõ nét, bắt mắt. Thứ hai, chất lượng cuộc gọi được đánh giá ngày càng cao, đường truyền ngày càng được nâng cấp, tốc độ gọi nhanh hơn. Trong quá trình sản xuất thẻ Trung tâm đã áp dụng chặt chẽ và đúng quy cách, đặc biệt là tiêu chuẩn ISO 9001, SA8000 và hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM. Các tiêu chuẩn này được cơ quan chứng nhận quốc tế cấp. - S3: Trung tâm luôn chú trọng vấn đề kiểm soát và tiết kiệm chi phí để hạ giá thành cước phí cho các cuộc gọi. Năm 2006, mức độ tiết kiệm chi phí của Trung tâm vượt định mức 20%, năm 2007 là 25%. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Trung tâm đều cam kết thực hiện công tác tiết kiệm chi phí để hạ giá cước tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh và đẩy lùi thẻ lậu.

- S4: Trung tâm luôn chú trọng đến vấn đề nhân sự, có chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời những thành tích của cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hàng năm, Trung tâm thường xuyên tổ chức đào tạo trong và ngoài công việc cho cán bộ công nhân viên để nâng cao các kĩ năng làm việc cũng như các kĩ năng khác tuỳ theo yêu cầu của từng công việc. Chẳng hạn, Trung tâm đã tổ chức các đợt học tập nâng cao kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng sắp xếp công việc, thực hiện chương trình 5 S và 3 M. Chính sách đánh giá, xếp hạng lao động được thực hiện công bằng, công khai và qua đó cũng đưa ra các mức thưởng, phạt rõ ràng tương ứng với sự xếp

hạng lao động. Chẳng hạn, lao động xuất sắc được thưởng thêm 1 tháng lương, lao động loại A giữ nguyên lương, lao động loại B trừ 200 nghìn vào lương, lao động loại C trừ 500 nghìn vào lương. Không những vậy, Trung tâm luôn có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc và gắn bó với Trung tâm.

- S5: Trung tâm có đầy đủ các giấy phép về các lĩnh vực kinh doanh trong ngành, điều này tạo thuận lợi cho Trung tâm mở rộng các dịch vụ.

- S6: Trung tâm có năng lực cung cấp các dịch vụ về thoại internet mà không phụ thuộc vào bất kì một nhà cung ứng nào. Hệ thống đường truyền và cáp quang của Trung tâm được đánh giá khá hiện đại ở Việt Nam.

- S7: Công ty luôn được sự quan tâm của nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, cũng như có chế tài xử phạt với các loại thẻ lậu để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

- S8: Công tác chăm sóc khách hàng sau bán được đánh giá khá tốt. - S9: Cách thức sử dụng thẻ Snetfone đơn giản, thuận tiện.

* Điểm yếu (W).

- W1: Hệ thống máy móc của Trung tâm được đánh giá là hiện đại ở trong nước song chúng ta vẫn đi sau về mặt công nghệ khoảng 50 năm so với Nhật và Mỹ. - W2: Công tác marketing về sản phẩm của Trung tâm còn nhiều hạn chế, chưa tổ chức một cách có quy mô, hoạt động còn manh mún, chưa thật sự tạo được ấn tượng cho khách hàng. Các chương trình quảng bá sản phẩm chưa rộng khắp. Vẫn xảy ra tình trạng hứa mà không làm gây mất lòng tin ở khách hàng.

- W3: Áp lực cạnh tranh từ thẻ lậu đối với Trung tâm rất cao, là một bài toán khó đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước rất lớn.

d. Phân tích cơ hội và thách thức đối với Trung tâm.

* Cơ hội cho Trung tâm IP (O).

- O1: Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này tạo thuận lợi cho Trung tâm IP trong việc phát triển sản phẩm Snetfone. Vì với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam sẽ thu hút

ngày càng nhiều đầu tư của nước ngoài nên nhu cầu thoại quốc tế sẽ tăng. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự gia tăng về xuất khẩu lao động cũng như nhập khẩu lao động và các chương trình du học, hợp tác đào tạo giáo dục cũng làm tăng một lượng đáng kể nhu cầu về điện thoại internet giá rẻ.

- O2: Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, công nghệ thông tin đươc đánh giá là một trong những công nghệ phát triển cực nhanh. Việc sử dụng internet ngày càng được mở rộng và có tốc độ phổ cập rất nhanh. Đây là cơ hội để Trung tâm mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng trên internet.

- O3: Thị trường chứng khoán đã có một bước phát triển hơn trước là cơ hội để cho Trung tâm cũng như các doanh nghiệp khác có thể thu hút vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

*. Thách thức đối với Trung tâm IP (T).

- T1: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong tương lai với các doanh nghiệp nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược sản phẩm Snetfone (Trang 41 - 53)