II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược sản phẩm Snetfone.
1. Các yêu cầu đối với công tác xây dựng chiến lược sản phẩm Snetfone.
a. Đảm bảo tính thực thi.
Bất kì một chiến lược nào cũng phải đảm bảo tính khả thi. Nếu một chiến lược được xây dựng rất công phu nhưng khi đi vào thực hiện lại không đủ nguồn lực để thực hiện thì dù nó có đúng đắn đến đâu cũng trở nên vô nghĩa. Do vậy, chiến lược sản phẩm Snetfone phải đảm bảo tính thực thi trên cơ sở các nguồn lực và điều kiện cụ thể của Trung tâm. Không những vậy, người làm công tác xây dựng chiến lược phải am hiểu về sản phẩm, nắm rõ các yếu tố tác động đến sản phẩm, xác định đúng chu kì sống của sản phẩm xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào, vị thế của sản phẩm trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh để có được sách lược đúng đắn cho sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm Snetfone phải chỉ rõ giới hạn của thời gian thực hiện chiến lược, phải cụ thể hoá chiến lược, phải có kế hoạch, chương trình thực hiện chiến lược theo các giai đoạn và mục tiêu cần đạt được ở mỗi giai đoạn.
Chiến lược sản phẩm Snetfone phải được xây dựng trên cơ sở các thông tin chính xác, kịp thời trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại, đảm bảo tính khách quan, trung thực.
Các yếu tố rủi ro khi lập phương án chiến lược sản phẩm Snetfone cần được tính đến. Bên cạnh chiến lược chính cần có các chiến lược dự phòng và các chiến lược nhỏ để thực hiện, hỗ trợ cho chiến lược lớn.
b. Đảm bảo tính hiệu quả.
Một chiến lược khi xây dựng phải giúp doanh nghiệp có được kim chỉ nam để theo đó mà đi đúng hướng. Chiến lược phải giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ, tăng sự thoả mãn cho khách hàng, tăng thị phần, củng cố thương hiệu và phát triển sản phẩm. Nếu xây dựng chiến lược sản phẩm xong mà doanh thu lại kém đi, khách hàng ít dần, thị phần giảm xuống thì việc xây dựng chiến lược thật lãng phí và không hiệu quả. Tính hiệu quả ở đây còn được thể hiện là chi phí cho công tác xây dựng và thực hiện chiến lược phải nhỏ hơn lợi ích mà nó đem lại. Điều này rất khó lượng hoá. Tuy nhiên, chúng ta có thể so sánh bằng cách xem xét doanh thu, số lượng khách hàng, lợi nhuận trước và sau khi thực hiện chiến lược một thời gian.
c. Phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Chiến lược cho một sản phẩm phải tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì suy cho cùng mọi công tác hỗ trợ cho sản phẩm đều nhằm tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thê, đem lại sự “happy” cho khách hàng cũng chính là mang lại thành công cho doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm phải được hình thành trên cơ sở sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm, cách thức marketing, cách quản lý…của đối thủ để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình tức là phải thực sự tạo ra được lợi thế riêng cho sản phẩm của mình mà đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước hoặc khi bắt chước thì ta đã chiếm lĩnh được thị trường một cách tương đối.
Nhắc đến chiến lược là nói đến tính dài hạn. Chiến lược là đường lối, là cái đích mà ta đặt ra để thực hiện, để nhắm tới nó. Do đó, chiến lược phải được