Rèn kỹ năng nghe, nói qua tổ chức hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 59 - 95)

1. Lý do chọn đề tài:

2.2.5.Rèn kỹ năng nghe, nói qua tổ chức hoạt động ngoại khóa

2.2.5.1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong rèn kĩ năng nghe, nói

Để tạo một môi trường thoải mái cho các em học tập, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cần được chú trọng. Trong thời gian vừa qua, các trường Tiểu học đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa thu hút đông đảo các em học sinh tham gia và nhiệt tình hưởng ứng, qua đó còn giúp các em nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực trong cuộc sống, phát triển về kỹ năng giao tiếp cũng như có niềm vui, hứng thú trong học tập.

Thông qua hoạt động ngoại khóa, các em được phát triển kỹ năng giao tiếp tốt vì:

- HS được giao tiếp trong những tình huống khác nhau, đa dạng, phong phú và thực tế.

- Thời gian hoạt động thoải mái hơn so với việc lồng ghép rèn kỹ năng giao tiếp trong các tiết học trên lớp.

- Các em hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói một cách tự nhiên, thoải mái thông qua hoạt động thực tiễn mà các em được tham gia.

- Đối tượng giao tiếp được mở rộng hơn.

- Giáo viên có thể quan sát và giúp đỡ các em tùy theo khả năng và hứng thú khác nhau.

2.2.5.2. Các bước tiến hành xây dựng hoạt động ngoài khóa nhằm rèn kĩ năng nghe, nói

Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa và đặt tên cho hoạt động ngoại khóa

Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực tế, đặc điểm của HS và điều kiện của GV cũng như của nhà trường để lựa chọn chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức. Việc lựa chọn này phải có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích cực, tự lực của HS ngay từ đầu.

Đặt tên cho hoạt động ngoại khóa là việc làm cần thiết vì tên của nó nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của ngoại khóa. Tên hoạt động ngoại khóa cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của HS. Đặt tên cho hoạt động ngoại khóa cần rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.

Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá

Khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá thì GV cần:

- Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

- Xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khoá dưới dạng những nhiệm vụ học tập cụ thể.

- Xác định hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.

- Xác định các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết. - Xác định thời gian và địa điểm tổ chức.

Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch

Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch GV cần:

- Luôn theo dõi quá trình HS thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến.

- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn như khối lớp, trường hoặc liên trường thì GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển các hoạt động.

- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như trong tổ, nhóm, một lớp HS thì cần để cho HS hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giao, GV chỉ có vai trò hướng dẫn khi HS gặp khó khăn hoặc việc không xử lí được.

- Sau mỗi đợt tổ chức hoạt động ngoại khoá thì GV phải đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức những đợt ngoại khoá về sau đạt kết quả cao hơn.

GV đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của HS và cả những kết quả mà HS đạt được trong quá trình hoạt động. Do vậy, cần tổ chức cho HS giới thiệu, báo cáo sản phẩm đã tạo ra được trong quá trình hoạt động ngoại khoá.

2.2.5.3. Ví dụ minh họa

* Ví dụ 1: Tổ chức hoạt động ngoại khóa cuộc thi “Tìm hiểu về các tác giả văn học” cho khối HS lớp 5.

- Lựa chọn và đặt tên chủ đề ngoại khóa:

Các em được học nhiều tác phẩm văn học và được GV giới thiệu qua về các tác giả văn học, tuy nhiên những điều GV giới thiệu còn chung chung. Việc để HS tìm hiểu về các tác giả mà các em đang được học sẽ giúp HS thấy hứng thú, hấp dẫn và biết thêm nhiều điều mới mẻ.

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa

Mỗi HS sẽ tự lựa chọn một tác giả văn học mà mình yêu thích, sau đó các em được tự tìm hiểu về tác giả đó, và chuẩn bị nội dung để thuyết trình trong 1 tuần. Vào buổi tổ chức hoạt động ngoại khóa, các em sẽ lần lượt thuyết trình về hiểu biết của mình, kèm với tranh ảnh hoặc video đã chuẩn bị. Lớp chọn ra một bạn thuyết trình hấp dẫn, lưu loát và tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch

Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về tác giả văn học”, GV theo dõi, quan sát các em tiến hành.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng

Tiến hành thuyết trình về các tác giả văn học, có kèm tranh ảnh, video,… Các HS khác đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn. GV đưa ra kết luận, khen thưởng với HS thuyết trình tốt.

* Ví dụ 2: Tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ điểm: Nhớ nguồn.

- Lựa chọn và đặt tên chủ đề ngoại khóa:

Sau khi HS được học chủ điểm Nhớ nguồn (tuần 25-27), GV tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa để HS được kể về những câu chuyện mà các em tâm đắc hoặc nêu cảm nghĩ của mình sau khi học chủ điểm này. Việc để

HS tìm hiểu thêm về các câu chuyện theo chủ điểm Nhớ nguồn hay việc để các em nói lên suy nghĩ sau khi học chủ điểm này sẽ giúp HS thấy hứng thú, thêm nhiều hiểu biết, các em biết trân trọng, biết ơn những người đi trước đã hi sinh cho độc lập, tự do của dân tộc, biết nhớ về nguồn cội của mình, từ đó có những việc làm cụ thể để thể hiện sự biết ơn đó.

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa

Mỗi HS sẽ tự lựa chọn một câu chuyện mà mình yêu thích hoặc chuẩn bị để nói về suy nghĩ, tình cảm của mình đối với nguồn cội, sau đó các em chuẩn bị nội dung để thuyết trình trong 1 tuần. Vào buổi tổ chức hoạt động ngoại khóa, các em sẽ lần lượt thuyết trình về hiểu biết của mình, kèm với tranh ảnh hoặc video đã chuẩn bị. Lớp chọn ra một bạn thuyết trình hấp dẫn, lưu loát và tốt nhất. Câu chuyện hoặc bài thuyết trình hay, ý nghĩa nhất.

- Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch

Tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ điểm “Nhớ nguồn”, GV theo dõi, quan sát các em tiến hành.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng

Tiến hành kể, thuyết trình về chủ đề nhớ nguồn, có kèm tranh ảnh, video,… Các HS khác đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn. GV đưa ra kết luận, khen thưởng với HS thuyết trình tốt.

* Ví dụ 3: Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Giao lưu Tiếng Việt cho học sinh khối 5”

- Lựa chọn và đặt tên chủ đề ngoại khóa:

Các em đã được học nhiều tác phẩm văn học, bài thơ trong chương trình SGK Tiếng Việt, buổi ngoại khóa này nhằm giúp các em thể hiện bản thân mình. Các em được thi đọc diễn cảm và thi tìm hiểu nội dung văn bản. Khi tham gia buổi giao lưu các em được nói trước đám đông, vừa phải tự tin các em vừa phải suy nghĩ nhanh để đưa ra câu trả lời cho phù hợp. Bên cạnh đó, các HS khác cũng cần lắng nghe để xem các đội chơi có trả lời đúng trọng tâm câu hỏi mà ban giám khảo đưa ra hay không.

- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa

Mỗi đội chơi sẽ bốc thăm chọn bài đọc và chuẩn bị trong 5 phút. Sau đó các em sẽ đọc nối tiếp diễn cảm các đoạn của bài văn mà đội mình vừa bốc thăm. Trả lời các câu hỏi của ban tổ chức đưa ra liên quan đến nội dung bài văn đó. Và cuối cùng các em sẽ nói về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn mà mình vừa bốc thăm.

- Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch

Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Giao lưu Tiếng Việt cho học sinh khối 5”, GV theo dõi, quan sát các em tiến hành.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng

Tiến hành đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi và nói về nội dung, ý nghĩa văn bản mà các đội bốc thăm được. Các HS khác đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn. GV đưa ra kết luận, khen thưởng với đội chơi tốt.

2.2.5.4. Lưu ý:

- GV cần định hình, định hướng cho HS trước khi tổ chức cho các em tham gia hoạt động ngoại khóa.

- Hoạt động này phải gây được sự thích thú, hứng thú cho HS, kích thích sự tò mò, khám phá.

- Hoạt động ngoại khóa cũng cần gắn với hoạt động dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HSTH.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Các biện pháp được đề ra nhằm nâng cao chất lượng việc rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 nhìn từ quan điểm giao tiếp dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản. Dựa vào đó, đề tài đã đề ra một số biện pháp để rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5. Đặc biệt chú trọng vào môn Tiếng Việt, các biện pháp đã bám sát vào chương trình và nội dung để xây dựng 5 biện pháp sau: Tạo tình huống giao tiếp; qua hoạt động kể chuyện; qua hoạt động đóng vai; qua hoạt động nhóm và qua hoạt động ngoại khóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những biện pháp trên, giáo viên sẽ cân nhắc để áp dụng hợp lí vào trong giảng dạy, đáp ứng được nhu cầu rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh. Việc sử dụng những biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình rèn khả năng giao tiếp cho các em, ngoài ra nó gây được hứng thú, tránh nhàm chán trong việc dạy và học. Những biệp pháp này cũng được sẻ dụng các các phân môn khác nhau như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn,…giúp cho việc rền kỹ năng nghe, nói được diễn ra thường xuyên và đầy đủ hơn.

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là khâu thực hiện toàn bộ ý tưởng của vấn đề nghiên cứu, để kiểm nghiệm và đánh giá kết quả của những giả thuyết khoa học đã đề xuất trong đề tài.

Tôi tiến hành thực nghiệm bằng cách tiến hành dạy học để đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất để rèn kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 nhìn từ quan điểm giao tiếp thông qua môn Tiếng Việt.

3.2. Tổ chức quá trình thực nghiệm

3.2.1. Thời gian, địa điểm thực nghiệm

3.2.1.1. Địa điểm thực nghiệm:

Tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh khối lớp 5 ở trường Tiểu học Hữu Đô, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Trường Tiểu học Hữu Đô là một trường Tiểu học có bề dày lịch sử, toàn bộ khu nhà là việc của Ban giám hiệu và các phòng học của học sinh đều được xây dựng khang trang, khuân viên sạch sẽ, rộng rãi. Hệ thống trang thiết bị được trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu dạy và học của GV và HS trong trường. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên là những người có kinh nghiệm và trình độ, ham học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng với xu thế xã hội hiện nay.

Hàng năm nhà trường có nhiều giáo viên và học sinh đạt giải cao, thành tích tốt trong các kì thi. Tôi chọn trường Tiểu học Hữu Đô để dạy thực nghiệm một số tiết của môn Tiếng Việt theo các biện pháp mà tôi đã nêu nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức và kĩ năng nghe, nói của HS.

3.2.2.2. Thời gian thực nghiệm

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng tôi lựa chọn thực nghiệm là HS lớp 5A và 5B, trong đó có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. lớp đối chứng là lớp mà GV sẽ dạy theo phương pháp học mà họ vẫn sử dụng từ trước đến nay, còn lớp thực nghiệm là lớp mà GV sẽ tiến hành dạy theo phương pháp dạy học mà tôi đã đề xuất.

Cụ thể, tôi chọn lớp 5A là lớp thực nghiệm và lớp 5B là lớp đối chứng

3.2.3. Soạn phiếu thăm dò ý kiến học sinh

Soạn phiếu thăm dò ý kiến học sinh để tìm hiểu xem các em có hứng thú và sở thích với các tiết học hay không? Qua các tiết học kĩ năng nghe, nói của các em được cải thiện như thế nào?

3.2.4. Soạn giáo án dạy thực nghiệm

Trước khi soạn bài tôi đã có thời gian để nghiên cứu và khảo sát rất kĩ về chương trình cũng như kế hoạch giảng dạy của mỗi trường. Trên cơ sở tôn trọng nội dung chương trình, kế hoạch dạy học của trường tôi đã lựa chọn và soạn bài dạy theo đúng thời khóa biểu và kế hoạch giảng dạy để không làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học của các lớp. Cụ thể như sau:

+ Bài soạn 1: Tập đọc: Lòng dân. + Bài soạn 2: Tập đọc: Chuỗi ngọc lam.

+ Bài soạn 3: Chính tả: Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng.

+ Bài soạn 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc. + Bài soạn 5: Kể chuyện: Lớp trưởng lớp tôi.

3.3. Giáo án thực nghiệm

Tuần 3: SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 29. Tập đọc

Lòng dân (tiếp theo)

Nguyễn Văn Xe

I. Mục tiêu:

- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

- Đọc đúng kịch bản: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật. - HS biết diễn đạt ý của mình bằng lời nói trôi chảy, biết lắng nghe đúng trọng tâm để đưa ra nhận xét.

II. Đồ dùng dạy học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài. - Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức:

- Sĩ số:

- Cho cả lớp hát

2.Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”

- Nội dung chính của bài thơ là gì?

3.Bài mới

3.1. Giới thiệu bài:

- Quan sát tranh và cho cô biết bức tranh vẽ gì?

- Cả lớp hát.

- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS trả lời.

- Để xem nội dung bức tranh có đúng như chúng ta dự đoán, thì ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài tập đọc “Lòng dân”.

3.2. Luyện đọc:

- Mời 1 HS đọc to toàn bài trước lớp. - Quan sát SGK và theo dõi bạn đọc

bài, cho cô biết trong bài tập đọc có

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 59 - 95)