Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua tổ chức hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 55 - 59)

1. Lý do chọn đề tài:

2.2.4. Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua tổ chức hoạt động nhóm

2.2.4.1. Vai trò của tổ chức hoạt động nhóm trong việc rèn kĩ năng nghe, nói

Tổ chức hoạt động nhóm là một trong những biện pháp rèn kĩ năng nghe, nói hiệu quả nhất cho HS. Tổ chức hoạt động theo nhóm là phương pháp dạy học đã và đang được giáo viên đưa nhiều vào các hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của việc dạy và học. Đặc biệt là trong chương trình Tiểu học đổi mới, biện pháp này có tác động rất lớn tới khả năng tiếp nhận nguồn tri thức của HS, vì:

- Thông qua hoạt động nhóm, HS sẽ tích cực tham gia, đóng góp ý kiến của mình với các thành viên trong nhóm.

- Hoạt động nhóm giúp các kĩ năng giao tiếp và một số kĩ năng sống được phát triển.

- HS có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

- HS được đảm nhiệm các vị trí và vai trò khác nhau như: nhóm trưởng, thư kí, thành viên.

- Hoạt động nhóm giúp HS dần tự tin hơn trong cách trình bày ý tưởng, tính chủ độn và sáng tạo được phát huy.

- Các kĩ năng ngôn ngữ của HS phát triển thông qua việc diễn đạt bằng lời. - GV có thể quan sát và giúp đỡ những HS theo nhu cầu khác nhau. Để khắc phục tình trạng lười suy nghĩ và bị động ở HS, GV nên chia nhóm sao cho phù hợp với mục tiêu của bài học. Làm sao cho tất cả HS trong lớp đều phải tham gia hoạt động nhóm để khám phá ra nguồn kiến thức cần đạt trong giờ học đó.

2.2.4.2. Các bước tiến hành xây dựng hoạt động nhóm nhằm rèn kĩ năng nghe, nói

Bước 1: Chuẩn bị

GV nêu yêu cầu chung, chia nhóm và giao nhiệm vụ về các nhóm. Bước 2: Thực hiện

Tổ chức cho HS thảo luận vấn đề (GV có thể gợi ý, dẫn dắt, định hướng cho HS bằng các câu hỏi; quan sát, lắng nghe và hỗ trợ các nhóm) Bước 3: Báo cáo kết quả

- Các nhóm báo cáo kết quả Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- Tổng hợp ý kiến nhận xét - Định hướng điều chỉnh

- Tổ chức nhận xét, đánh giá xếp loại, bổ sung những ý kiến cần thiết, động viên tinh thần làm việc của nhóm

2.2.4.3. Ví dụ minh họa

* Ví dụ 1: Truyện “Lý Tự Trọng” (Tiếng Việt 5- trang 9)

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập: Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo), em hãy thuyết minh cho nội dung mỗi tranh

- Chia nhóm 4 và giới hạn thời gian hoạt động nhóm. - Giao nhiệm vụ HS phải làm

- Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện thông qua một số câu hỏi gợi ý: + Câu chuyện có mấy đoạn?

+ Bức tranh thứ nhất có nhân vật nào? Có sự việc gì? + Kể lại nội dung đoạn

+ Kể lại toàn bộ câu chuyện

- Khi các nhóm thảo luận, các thành viên đều đóng góp ý kiến của mình, trao đổi lẫn nhau, HS vừa trình bày ý kiến của bản thân, vừa lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, gợi ý và hỗ trợ các nhóm.

- GV mời một số nhóm lên kể lại câu chuyện. Khi kể HS trình bày tự tin, lời kể trôi chảy, lưu loát, có thể hiện giọng kể phù hợp, dưới lớp HS chú ý lắng nghe để nhận xét bạn.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét và bình chọn - GV đánh giá, xếp loại, bổ sung.

* Ví dụ 2: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh, SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 59:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2: Tìm những danh từ, động từ có thể kết hợp với từ an ninh.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn và giới hạn thời gian hoạt động nhóm (5 phút).

- Giao nhiệm vụ HS phải làm: Trong 3 phút từng thành viên trong nhóm viết ý kiến của mình vào các ô ở 4 góc của “khăn trải bàn”. Sau đó, cả nhóm thảo luận, các thành viên đưa ra ý kiến, các thành viên khác lắng nghe, bổ sung để hoàn thành vào phần ô giữa của “khăn trải bàn”. Thông qua quá trình thảo luận đó, các em trong nhóm sẽ thống nhất ý kiến chung của cả nhóm để trình bày trước lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện đúng quy trình khi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Đảm bảo mọi thành viên dều được trình bày ý kiến, biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, có khả năng thống nhất ý kiến giữa các thành viên trong nhóm,…

- GV quan sát, gợi ý và hỗ trợ các nhóm.

- GV mời một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Dưới lớp HS lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, xếp loại, bổ sung.

* Ví dụ 3: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên, SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 78:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.

a) Tả chiều rộng. b) Tả chiều dài (xa). c) Tả chiều cao. d) Tả chiều sâu.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận và làm bài tập ra phiếu. - Giao nhiệm vụ HS phải làm: Trong 3 phút HS thảo luận với nhau để tìm những từ ngữ miêu tả không gian phù hợp.

a) Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận,…

b) Tả chiều dài (xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng, thăm thăm, vời vợi, ngút ngàn,…(dài) dằng dặc, lê thê, loằng ngoằng,…

c) Tả chiều cao: chót vót, cao vút, chất ngất, vời vợi,…

d) Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, hoăm hoẳm,… Sau đó mỗi HS trong nhóm tự đặt câu với từ mình chọn.

- GV quan sát, gợi ý và hỗ trợ các nhóm.

- GV mời một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Dưới lớp HS lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu cả lớp nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. - GV đánh giá, xếp loại, bổ sung.

2.2.4.4. Lưu ý

- GV cần đưa ra nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo HS có thể hiểu và đủ thời gian để hoạt động nhóm.

- HS được chia sẻ suy nghĩ, câu trả lời của mình trong nhóm và trước lớp. - GV cần bao quát được lớp để biết được khả năng hoạt động nhóm, phát hiện được khó khăn của nhóm để hỗ trợ.

- GV cần khuyến khích, động viên những cá nhân và nhóm hoạt động tích cực, đồng thời nhắc nhở những HS chưa tập trung, lười hoạt động nhóm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)