Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động đóng vai

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 50 - 55)

1. Lý do chọn đề tài:

2.2.3.Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động đóng vai

2.2.3.1. Vai trò của hoạt động đóng vai trong rèn kĩ năng nghe, nói

Hoạt động đóng vai là phương pháp tốt nhất khi dạy kĩ năng giao tiếp – một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một tập thể, cộng đồng. Thông qua hoạt động này, HS có nhiều cơ hội luyện tập, rèn kĩ năng nghe, nói trong từng vai giao tiếp khác nhau.

Biện pháp đóng vai được sử dụng hiệu quả trong phân môn Tập Đọc. Nhưng ưu điểm của nó được thể hiện rõ nhất là trong phân môn Kể chuyện. Việc đóng vai giúp học sinh nhớ được cốt truyện, không những thế nó còn giúp HS tiếp thu ý nghĩa câu chuyện, có sự cảm thông, chia sẻ, nhận xét, đánh giá về hành vi của các nhân vật trong câu chuyện, vì khi đóng vai các em như hòa mình vào nhân vật trong chuyện.

- Bày tỏ thái độ, quan điểm và khả năng ứng xử thích hợp trong thực tế. - Khuyến khích, gây hứng thú và chú ý cho HS đối với việc học tập môn Tiếng Việt.

- Động viên sự thay đổi hành vi, thái độ, tư tưởng của HS theo chuẩn mực qua lời nói và việc làm của các vai diễn.

- Tạo điều kiện cho sự sáng tạo của HS được phát huy.

- Các em học được cách ra quyết định và đảm đương nhiệm vụ.

2.2.3.2. Các bước tiến hành xây dựng hoạt động đóng vai nhằm rèn kĩ năng nghe, nói

Bước 1: Chuẩn bị

- GV cần xác định chủ đề đóng vai, nội dung, thời gian,… - GV nêu yêu cầu chung, chia nhóm.

- Giao nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện

- Tổ chức hoạt động. HS sẽ thống nhất cách diễn và phân vai - GV đưa ra các câu hỏi gợi mở.

- Các nhóm thực hành đóng vai. - Thảo luận sau đóng vai.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá

- Nhận xét về kỹ năng giao tiếp, thái độ, phong cách, kiến thức,…

- GV tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá và rút ra kinh nghiệm, định hướng điều chình cho phù hợp.

* Ví dụ 1: Tuần 11, lớp 5: Truyện “ Người đi săn và con nai”

Các bƣớc Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1:

Chuẩn bị

- Chia nhóm: mỗi tổ là một nhóm

- Giao nhiệm vụ: Phân vai dựng lại câu chuyện “Người đi săn và con nai”

- Quy định thời gian

+ Thời gian chuẩn bị: 10 phút + Thời gian đóng vai: 15 phút

- HS nêu yêu cầu của BT

- Nhận nhiệm vụ Bước 2: Tổ chức thực hiện - Khuyến khích HS nhận vai: + Người dẫn chuyện

+ Người đi săn + Dòng suối + Cây tràm

- Quan sát hoạt động của HS và hướng dẫn gợi ý cho các em về cách thể hiện của từng nhân vật. - Quan sát các hoạt động đóng vai của HS, cảm xúc và cách ứng xử của HS khi thể hiện các tình huống giao tiếp khác nhau.

HS thảo luận và thống nhất về: - Phân vai - Dàn cảnh - Cách thể hiện của từng nhân vật - Diễn thử - Các nhóm HS lần lượt lên biểu diễn.

- Các nhóm ở dưới quan sát thảo luận để chuẩn bị những ý kiến đánh giá, nhận xét.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá nhận xét của mình về nhóm bạn. - GV kết luận bằng cách đặt câu hỏi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dòng suối khuyên người đi săn như thế nào?

+ Cây tràm tức giận vì điều gì? + Người đi săn đã quyết định làm gì? diễn: + Cách thể hiện hành động nhân vật. + Sắc thái cảm xúc biểu lộ qua nhân vật.

+ Ngữ điệu, giọng điệu khi thể hiện lời nói của nhân vật.

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

* Ví dụ 2: Kể chuyện: Chiếc đồng hồ, SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 9.

- Chuẩn bị: Phân vai nhân vật cho HS: + Một HS trong vai người dẫn truyện. + Một HS trong vai Bác Hồ.

+ Một số HS (3-5 HS) trong vai các bộ đội ở Bạch Mai. - Tiến hành:

+ Quan sát hoạt động của HS và hướng dẫn gợi ý cho các em về cách thể hiện của từng nhân vật. HS đứng trước lớp đóng vai tự tin, diễn tả được giọng điệu và hành động của nhân vật.

+ Quan sát các hoạt động đóng vai của HS, cảm xúc và cách ứng xử của HS khi thể hiện các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Đánh giá: Cả lớp vỗ tay hoan hô. GV cho HS nhận xét bạn đã đóng lại đúng nội dung câu chuyện chưa, đã thể hiện đúng vai mình đóng chưa,…

* Ví dụ 3: Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại, SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 85:

- Chuẩn bị: Phân vai nhân vật cho HS:

+ Một HS trong vai người dẫn truyện. + Một HS trong vai Trần Thủ Độ.

+ Một HS trong vai Linh Từ Quốc Mẫu. + Một HS trong vai người hiệu.

+ Một vài HS (3-5 HS) tròng vai người lính và gia nô. - Tiến hành:

+ HS viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch “Giữ nghiêm phép nước”. + Quan sát hoạt động của HS và hướng dẫn gợi ý cho các em về cách thể hiện của từng nhân vật. HS đứng trước lớp đóng vai nhân vật của mình, thể hiện được đúng giọng điệu, dáng vẻ của nhân vật. Diễn tự nhiên, lời nói trôi chảy,…

+ Quan sát các hoạt động đóng vai của HS, cảm xúc và cách ứng xử của HS khi thể hiện các tình huống giao tiếp khác nhau. Khi thì ngạc nhiên, tấm tức,… những cảm xúc ấy cần được diễn tả qua giọng nói và cử chỉ, nét mặt.

- Đánh giá: Cả lớp vỗ tay hoan hô. GV cho HS nhận xét bạn đã thể hiện đúng

vai mình đóng chưa, khi nói có diễn tả được đặc điểm của nhân vật không, lời thoại có phù hợp với vở kịch không,…

* Ví dụ 4: Tập đọc: Người công dân số Một (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 4)

- Chuẩn bị: Phân vai nhân vật cho HS:

+ Một HS trong vai người dẫn truyện. + Một HS trong vai anh Thành

+ Một HS trong vai anh Lê - Tiến hành:

+ HS đóng vai các nhân vật thể hiện giọng điệu, thái độ của các nhân vật, nói đúng lời thoại theo SGK.

+ Quan sát hoạt động của HS và hướng dẫn gợi ý cho các em về cách thể hiện của từng nhân vật. HS đứng trước lớp đóng vai tự tin, diễn tả được giọng điệu và hành động của nhân vật.

+ Quan sát các hoạt động đóng vai của HS, cảm xúc và cách ứng xử của HS khi thể hiện các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Đánh giá: Cả lớp vỗ tay hoan hô. GV cho HS nhận xét bạn đã đóng lại đúng

nội dung câu chuyện chưa, đã thể hiện đúng vai mình đóng chưa,…

2.2.3.4. Lưu ý

- GV cần chú ý quan sát, đưa ra gợi ý để HS đóng vai các nhân vật trong chuyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Câu chuyện phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ và điều kiện, hoàn cảnh của lớp học.

- Cần cho HS có đủ thời gian đẻ chuẩn bị diễn xuất, khích lệ HS nhút nhát cùng tham gia.

- GV không nên đưa các em vào các kịch bản có sẵn, HS có thể dựa vào cốt truyện để tự sáng tạo lời thoại nhân vật.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 50 - 55)