Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động kể chuyện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 47 - 50)

1. Lý do chọn đề tài:

2.2.2. Rèn kỹ năng nghe, nói thông qua hoạt động kể chuyện

2.2.2.1. Vai trò của hoạt động kể chuyện trong rèn kĩ năng nghe, nói

Hoạt động kể lại chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia giúp học sinh kể về những gì các em đã biết về một câu chuyện. Đây là hoạt động đóng vai trò rất lớn trong quá trình rèn kĩ năng nghe, nói cho HS. Đặc biệt đối với HS lớp 5, hoạt động kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia được đưa vào trong nội dung chương trình. Đối với hoạt động kể chuyện đã nghe, đã đọc, GV cần tổ chức cho HS nhắc lại xem các em đã tìm những câu chuyện này ở đâu, được nghe người thân, thầy cô, bạn bè kể lại, hay trên sách, báo,… sau đó, cho các em đọc những gợi ý mà SGK đã có. Đối với kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia GV cho HS đọc yêu cầu đề bài, đọc các gợi ý có trong SGK, sau đó hướng dẫn các em chọn tên cho câu chuyện mình kể, giú các em nhớ lại những câu chuyện đó,…

2.2.2.2. Các bước tiến hành xây dựng hoạt động kể chuyện nhằm rèn kĩ năng giao tiếp

- Hướng dẫn HS tìm những câu chuyện phù hợp với yêu cầu của tiết học (Theo gợi ý sách giáo khoa)

- HS tập kể chuyện: - Kể chuyện trong nhóm. - Kể chuyện trước lớp.

- HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. - Nói về nhân vật chính

- Nói về ý nghĩa câu chuyện

- GV nhận xét, đánh giá.

2.2.2.3. Ví dụ minh họa

* Ví dụ 1: Kể chuyện đã nghe đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta

(SGK Tiếng Việt 5 tập 1 – trang 18)

- GV cho HS đọc yêu cầu trong SGK: kể một câu chuyện về một anh hùng, danh nhân nước ta, sau đó thảo luận với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Xác định nội dung câu chuyện (chuyện về một anh hùng, danh nhân của nước ta)

- Xác định tìm nội dung đó ở đâu (được nghe kể lại, hay đọc trên báo, truyện đọc, sách,…)

- Hướng dẫn trình tự kể:

+ Giới thiệu câu chuyện: Nêu tên câu chuyện, nêu tên nhân vật + Kể diễn biến câu chuyện.

- GV đưa ra tiêu chí kể chuyện.

- HS thi kể trước lớp: Cá nhân HS sẽ đứng trước lớp kể lại câu chuyện của mình. Các HS khác sẽ nhận xét, góp ý cho phần trình bày của các bạn.

- Đối thoại, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Học sinh có thể nói như sau:

Câu chuyện ca ngợi vị anh hùng, danh nhân… họ đã có công trong việc…

Chẳng hạn HS kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em có thể nói như sau:

Câu chuyện ca ngợi vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam thân yêu, đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã giúp nhân dân ta dành được độc lập, tư do, được sống trong hòa bình, hạnh phúc. Chúng ta luôn luôn nhớ ơn Bác, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy cố gắng học tập tốt và rèn luyện đạo đức tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy…

- GV, HS nhận xét, đánh giá HS khi đứng nói trước lớp có tốt không, câu kể có lưu loát, mạch lạc không, có tự tin không,…

* Ví dụ 2: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia. (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 60)

- GV cho HS đọc yêu cầu trong SGK: kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia, sau đó thảo luận với các bạn về suy nghĩ của em về hành động của nhân vật trong truyện.

- Xác định nội dung câu chuyện (chuyện về một việc làm tốt góp phần bảo vệ an ninh, trật tự)

- Xác định tìm nội dung đó ở đâu (được chứng kiến hoặc chính mình tham gia trong gia đình, ở trường, trong làng xóm, khu phố,…)

- Hướng dẫn trình tự kể: + Giới thiệu câu chuyện. + Kể diễn biến câu chuyện. - GV đưa ra tiêu chí kể chuyện.

- HS thi kể trước lớp: Cá nhân HS sẽ đứng trước lớp kể lại câu chuyện của mình. Các HS khác sẽ nhận xét, góp ý cho phần trình bày của các bạn.

- Đối thoại, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

Chẳng hạn khi kể về việc làm dũng cảm của chú công an bắt cướp mà em được chứng kiến, học sinh có thể nói như sau:

Hành động của chú công an thật dũng cảm, nhờ có chú mà mọi người đã bắt được tên cướp. Em cảm thấy rất khâm phục, ngưỡng mộ hành động đó của chú. Chú đã rất gan dạ và mưu trí để bắt được tên cướp, trả lại đồ bị lấy cắp cho bà cụ. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành người công an tốt, giữ gìn bình yên cho mọi người.

- HS, GV nhận xét, đánh giá HS trính bày có lưu loát, mạch lạc không. Khi nói về suy nghĩ của bản thân các em có thể hiện được rõ ý không, có tự tin khi đứng nói trước lớp không,…

* Ví dụ 3: Kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp. Kể chuyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng”, SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 40:

- Chuẩn bị: Bộ tranh minh họa câu chuyện. - Tiến hành:

+ GV kể mẫu, và hướng dẫn HS cách kể chuyện.

+ GV đặt câu hỏi, gợi ý để HS tìm các câu minh họa cho các bức tranh. + Hướng dẫn HS quan sát tranh và giơ tay lên kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS nhận xét cách kể, giọng kể của bạn. Chú ý nhận xét bạn nói có lưu loát, rõ ý hay không, khi đứng lên trình bày có tự tin không. Dưới lớp cũng cần có kĩ năng nghe để hiểu bạn mình kể gì, từ đó có những nhẫn xét phù hợp.

2.2.2.4. Lưu ý

- Khi kể chuyện cần kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng kể tự nhiên. - GV cần chú ý quan sát HS khi HS đang làm việc để hỗ trợ các em. - GV cần đưa ra thời gian phù hợp để các em có đủ thời gian chuẩn bị, tuy nhiên cũng đảm bảo đủ thời gian để các em kể được câu chuyện, tránh để chuẩn bị quá lâu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh lớp 5 trong dạy học tiếng việt ở tiểu học nhìn từ quan điểm giao tiếp (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)