1. Lý do chọn đề tài:
1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy học nghe, nói với quan điểm giao tiếp
Tiếp cận giao tiếp trong dạy học là quá trình người dạy sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạt tri thức, kinh nghiệm của bản thân vào những hoàn cảnh khác nhau của quá trình giao tiếp, giúp người học lĩnh hội được những sản phẩm đó trong quá trình giao tiếp với người dạy.
Giao tiếp trong dạy học là hoạt động bao gồm nhiều nhân tố có quan hệ qua lại, tác động, ràng buộc lẫn nhau. Người tham gia giao tiếp gồm GV và HS. Trong đó, GV và HS luân phiên nhau đóng vai trò là người nhận và người phát, hay người nói và người nghe.
Dạy học nghe, nói chính là dạy HS biết cách giao tiếp. Cụ thể đối với HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng thì việc dạy học ngôn ngữ chủ yếu là giúp các em biết cách lắng nghe, biết tôn trọng người giao tiếp cùng, biết cách phản hồi một cách phù hợp, biết cách trình bày ý tưởng, suy nghĩ, tâm tư của mình rành mạch, ngắn ngọn, mang lại hiệu quả trong giao tiếp.
Biết cách lắng nghe các em sẽ tiếp thu được những gì người GV truyền đạt một cách có hiệu quả, biết cách trình bày ý kiến các em sẽ biểu hiện được
suy nghĩ của mình rõ ràng, súc tích, có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt trong học tập.
Không chỉ vậy, việc có kĩ năng nghe, nói sẽ giúp các em giao tiếp thành công trong cuộc sống, với thầy cô, bạn bè, gia đình,… Mà điều này là vô cùng cần thiết. Ở lớp 5 các em không còn quá bé như ở lớp 1, 2, suy nghĩ các em đã trưởng thành hơn, cùng với việc chuẩn bị bước vào giai đoạn Trung học cơ sở, thì việc có kĩ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết. Mà kĩ năng giao tiếp cần rèn cho các em ở đây chính là kĩ năng nghe và kĩ năng nói.
Như vậy, kĩ năng nghe, nói và quan điểm giao tiếp có mối quan hệ mật thiết, chúng ảnh hưởng, tác động lẫn nhau và không thể tách rời. Rèn kĩ năng nghe, nói cho HSTH nhìn từ quan điểm giao tiếp là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, phải được thực hiện có kế hoạch cụ thể và khoa học, cần được rèn luyện bài bản, lâu dài.