Hoạt động chắp ghép là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, trị giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo. Hoạt động chắp ghép là một loại hình hoạt động tổng hợp để trẻ tham gia tích cực vào nhiều quá trình chức năng tâm lí, sinh lí khác nhau (óc quan sát, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng). Hoạt động chắp ghép càng được tổ chức phong phú bao nhiêu thì trẻ có cơ hội giao lưu tiếp xúc với thế giới xung quanh bấy nhiêu. Nhờ đó mà trẻ củng cố vốn hiểu biết về thế giới xung quanh và tích lũy thêm vốn hiểu biết phong phú hơn. Tất cả những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ lĩnh hội được sẽ được vận dụng trên sản phẩm theo trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ 5 - 6 tuổi các kĩ năng về chắp ghép được củng cố và hoàn thiện và cung cấp thêm cho trẻ các kĩ năng khác như cắt, gấp tác động gia công vào sản phẩm. Trẻ biết kết hợp lựa chọn nhiều vật liệu tạo nên sản phẩm và có thể
tạo ra các loại sản phẩm trên mặt phẳng hoặc sản phẩm có hình khối, không gian ba chiều.
Hứng thú và tình cảm khi tham gia vào hoạt động chắp ghép phát triển mạnh nên tưởng tượng của trẻ có tính sáng tạo rất phong phú. Các khả năng tư duy ổn định, chú ý có chủ định trẻ nắm được các đặc điểm tiêu biểu sự vật, hiện tượng, đôi bàn tay trẻ khéo léo hơn vì thế khả năng sáng tạo của trẻ độc đáo, phong phú hơn. Lứa tuổi mẫu giáo nói chung và lứa tuổi 5 – 6 nói riêng đây là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là mảnh đất màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo. Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi. Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, không bao giờ sáng tạo ra cái gì mà tre không thấy hứng thú, không thấy thích và phụ thuộc vào tình huống. Trẻ sẵn sàng chắp ghép, lắp ráp bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Mối quan tâm chính trong sản phẩm chắp ghép của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm, trẻ cố gắng truyền đạt giúp cho người xem hiểu được suy nghĩ thái độ tình cảm qua sản phẩm của mình. Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói qua những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn của riêng mình. Những gì trẻ miêu tả trong sản phẩm chắp ghép thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Ví dụ: Trẻ làm con hươu cao cổ bằng củi ngô, hay làm những chú rùa bằng đá những viên đá cuội .
Trẻ 5 tuổi hình thành biểu tư duy mới - trực quan sơ đồ giúp trẻ hiệu được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Đây là một bước ngoặt trong sự phát triển tư duy của trò chuyển từ tính hình tượng sang tính trừu tượng. Ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo của vận động,
các kĩ năng chắp ghép dần hoàn thiện như các kĩ năng cắt, gấp, gia công vào sản phẩm. Đặc biệt ở lứa tuổi này trẻ khá linh hoạt trong việc biến đổi kết hợp nhiều loại vật liệu để tạo thành sản phẩm. Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ sử dụng màu sắc, chất liệu để thể hiện một các sáng tạo nội dung chắp ghép qua đó thể hiện ý tưởng, ước mơ của trẻ. Vì vậy, hoạt động chắp ghép là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ. Người lớn cần hướng dẫn trẻ một cách phù hợp rèn các kĩ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng và sáng tạo cũng như năng lực bên trong ở trẻ.