Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát huy tính sáng tạo cho trẻ

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 41 - 44)

5 – 6 tuổi thông qua hoạt động chắp ghép

Qua quá trình đàm thoại, dự giờ và sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên chúng tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức về tầm quan trọng của việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên có một số giáo viên cho rằng, HĐCG đối với trẻ là dạng hoạt động khó, trẻ chưa thể tư duy rõ ràng về những sự vật, hiện tượng xung quanh nên việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua HĐCG là rất khó.

Có 40,2% ý kiến cho rằng nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình tổ chức HĐCG ảnh hưởng tới sự sáng tạo trong hoạt động của trẻ, 46,6% ý kiến lại cho rằng chính năng lực của giáo viên là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động cho trẻ. Có 13,4% cho rằng nội dung chương trình rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc trẻ sáng tạo trong hoạt động.

Ngoài những yếu tố khách quan: nội dung chương trình – nhận thức của giáo viên, nguyên vật liệu…ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên mầm non về cách tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Yếu tố cốt lõi đem đến thành công trong hoạt động chính là nhận thức của giáo viên mầm non và nguồn nguyên liệu mà giáo viên cung cấp cho trẻ.

Như vậy, phần lớn giáo viên đã xác định đúng tầm quan trọng của việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Mặc dù các ý kiến đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố không giống nhau nhưng nhìn chung họ đã nhìn nhận đúng. Đây chính là cơ sở để giáo viên mầm non có biện pháp xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều dạng hoạt động phong phú phát huy tính sáng tạo cho trẻ

Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua HĐCG

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Quan trọng 12/15 80,4%

2 Bình thường 3/15 20,1%

3 Không quan trọng 0/15 0%

Có 80,4% ý kiến cho rằng việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua HĐCG rất quan trọng và cần thiết, có ảnh hưởng lớn đối với việc lĩnh hội tri thức của trẻ, chỉ có 20,1% ý kiến cho là bình thường và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Đa phần giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy tính sáng tạo. Sáng tạo giúp trẻ thể hiện được mong muốn của bản thân thông qua sản phẩm của trẻ.

quan trọng của việc phát huy tính sáng tạo thông qua HĐCG. Việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ không chỉ được thực hiện trong hoạt động tạo hình mà cần phải tổ chức trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non, tao cơ hội để trẻ phát triển trí tuệ và thẩm mỹ.

Bảng 2.5. Mục đích của việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua HĐCG

STT Mục đích Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Phát huy tính tích cực, thỏa mãn tính tò mò

của trẻ, phát triển thẩm mỹ cho trẻ 9/15 60,3% 2 Khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan và

trí tuệ 4/15 26,8%

3 Giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân 2/15 12,9% Nhìn vào bảng ta có thể thấy được có 60,3% ý kiến cho rằng việc tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ sẽ giúp trẻ tích cực trong hoạt động, thỏa mãn tính tò mò muốn được khám phá của bản thân và phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Trong đó có 26,8% ý kiến cho rằng việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua HĐCG góp phần khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan và trí tuệ của mình. Còn lại có 13,4% ý kiến cho rằng thông qua sáng tạo trong chắp ghép trẻ sẽ tự tin thể hiện bản thân bằng chính sản phẩm của trẻ.

Qua khảo sát có thể thấy đa số giáo viên đã nhận thức được mục đích của việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ thông qua HĐCG, mỗi giáo viên đều sẽ có những quan điểm riêng của mình về vấn đề này, nhưng nhìn chung giáo viên đều đã có ý thức trong việc phát huy tính sáng tạo cho trẻ. Đa số giáo viên được hỏi đều khẳng định sự cần thiết phải cho trẻ được sáng bởi việc thực hiện không chỉ nhằm đạt được mục tiêu của môn học mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ, đặc biệt là hình thành cho trẻ em nhân cách con người mới trong giai đoạn xã hội phát triển như hiện nay.

2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 41 - 44)