Khái quát về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 58)

3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của quy trình đã đề xuất có liên quan đến giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.2.1.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi thử nghiệm quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi. Quy trình này được thử nghiệm trong hoạt động học và hoạt động ngoài trời.

Thực nghiệm quy trình tiến hành trên 30 trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Lê Đồng và giáo viên có trình độ ngang nhau.

Khi thực nghiệm tôi trao đổi với các giáo viên tại lớp về các vấn đề liên quan đến khả năng sáng tạo của trẻ. Trong lúc trẻ làm việc tôi quan sát và đánh giá trẻ theo các tiêu chí mà chúng tôi đã xây dựng. Mặt khác tôi cũng dự giờ, trao đổi trò chuyện với trẻ trong từng hoạt động của trẻ.

Kết quả thực nghiệm thu được sẽ được đánh giá quan phân tích, tổng hợp các tư liệu thu thập được trong quá trình thực nghiệm. Sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá mức độ sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau thực nghiệm. Tôi đã tiến hành thực nghiệm 3 hoạt động trong quá trình tổ chức hoa ̣t đô ̣ng cho trẻ, diễn ra trong chủ đề gia đình, thế giới thực vật và thế giới động vật.

3.2.1.3. Tiến hành thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được chia làm 3 bước sau: * Bước 1: Khảo sát trước thực nghiệm

Khảo sát thực nghiệm thông qua dự giờ các hoạt động chắp ghép tại trường mầm non của hai nhóm trẻ. Mỗi nhóm tôi sử dụng bài tập khảo sát 1: Sử dụng các nguyên liệu trẻ tìm được và chắp ghép theo ý thích (Nội dung bài tập có trong phụ lục).

Sau khi tiến hành khảo sát trước thực nghiê ̣m, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động ở nhóm thực nghiê ̣m. Mẫu thực nghiê ̣m là 15 trẻ nhóm đối chứ ng và 15 trẻ ở nhóm thực nghiê ̣m. Thực nghiê ̣m tác đô ̣ng trên 3 bài tâ ̣p khảo sát (Nội dung bài tập có trong phụ lục).

Bài tâ ̣p khảo sát 2: Chắp ghép tranh “Ngôi nhà của bé” từ nguyên vậy liệu thiên nhiên.

Bài tâ ̣p khảo sát 3: Chắp ghép hoa từ các loại hạt. Bài tập khảo sát 4: Chắp ghép các con vật từ phế liệu.

Nhóm đối chứng: Tổ chức cho trẻ thực hiện HĐCG không có sự tác động của quy trình chúng tôi đã đề xuất.

Nhóm thực nghiệm: Tổ chức cho trẻ thực hiện HĐCG trên quy trình chúng tôi đã đề xuất.

* Bước 3: Khảo sát sau thực nghiệm

Giai đoạn này tôi tiến hành thực nghiệm với bài tập khảo sát 5: Lựa chọn hình thức trình bày và giới thiệu sản phẩm (Nội dung bài tập có trong phụ lục).

Sau khi kết thúc hoạt động, chúng tôi tiến hành so sánh sản phẩm của hai nhóm, trao đổi với hai nhóm trẻ để đánh giá sự khác biệt và hiệu quả của quy trình mà chúng tôi đã đề xuất.

3.2.2. Phân tích và đánh giá kết quả

3.2.2.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Bảng 3.1. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực nghiệm (Tính theo %)

Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Đối chứng 15 1 6,7 2 13,4 7 46,4 5 33,5 Thực nghiệm 15 1 6,7 3 20,1 6 39,7 5 33,5

Biểu đồ 3.1. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực nghiệm (Tính theo %)

Kết quả mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi ở bảng 3.1 cho ta thấy:

- Số trẻ có mứ c đô ̣ tốt, khá ở cả thực nghiê ̣m và đố i chứng đều chỉ có rất ít trẻ, chỉ có từ 1 đến 3 trẻ. Nhóm đối chứng số trẻ tốt và khá chỉ chiếm 20,1%, nhóm thực nghiệm số trẻ tốt và khá chiếm 26,8%. Những trẻ đạt ở mức độ này đều biết đưa ra ý tưởng, lựa chọn nguyên liệu phù hợp, trẻ đã tạo khác biệt về bố cục và màu săc so với những trẻ khác.

- Đa số trẻ khảo sát trước thực nghiệm đều ở mứ c đô ̣ trung bình (đố i chứ ng là 46,4%, thực nghiê ̣m là 39,7%). Những trẻ này thường gặp khó khăn khi lên ý tưởng, trẻ chọn nguyên liệu chưa phù hợp với ý tưởng của mình.

- Ở mức độ yếu, trẻ mất thời gian khá lâu để lên ý tương, trẻ sắp xếp bố cục cho sảm phẩm khá lộn xộn, trẻ kết hợp màu sắc chưa được hài hòa. Số trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN là 33,5%, chiếm khá nhiều trên tổng số trẻ.

6,7% 13,4% 46,4% 33,5% ĐC Tốt Khá Trung bình Yếu 6,7% 20,1% 39,7% 33,5% TN

Bảng 3.2. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực nghiệm (Theo tiêu chí)

Nhóm trẻ Tổng điểm Tiêu chí Kết quả chung (X ) TC1 TC2 TC3 TC4 ĐC 10 1 1,45 1,89 1,05 5,39 TN 10 1,05 1,45 1,92 1,34 5,76

Bảng 3.2 cho thấy mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ ở cả hai nhóm thực nghiê ̣m và đối chứng là tương đương nhau và đều còn thấp, tập trung chủ yếu ở mức trung bình (Nhóm TN được 5,76 điểm và nhóm ĐC được 5,39 điểm). Để thấy rõ hơn kết quả khảo sát trước thực nghiê ̣m, khóa luâ ̣n thể hiện kết quả khảo sát qua biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực nghiệm (Theo tiêu chí)

Khi so sánh khả năng hoạt động của trẻ ở cả 2 nhóm thực nghiê ̣m và đối chứng ở các tiêu chí có thể thấy:

- Có nhiều trẻ khó khăn trong việc lựa chọn ý tưởng cho sản phẩm của mình (Tiêu chí 1). Đây là tiêu chí mà số điểm của trẻ thấp nhất (thực nghiê ̣m là 1,05 điểm/2,5 điểm và đố i chứ ng là 1 điểm/2,5 điểm). Trẻ thường lựa chọn những ý tưởng trẻ đã được thực hiện trước đó và áp dụng dập khuôn.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 TC4 ĐC TN

- Ở tiêu chí 2, trẻ biểu hiện khá tốt việc sắp xếp bố cục cho tấc phẩm của mình. Tuy nhiên, sự sắp xếp của trẻ vẫn chưa có sự sáng tạo, trẻ thường nhờ giáo viên trợ giúp mình. Trẻ ở hai nhóm nhìn chung là tương đương nhau, nhóm ĐC và nhóm TN là 1,45 điểm/2,5 điểm.

- Việc trẻ biết đàm phán, kết hợp với bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ của mình (Tiêu chí 3) đạt điểm cao nhất trong các tiêu chí so với điểm tối đa trẻ cần đạt được (TN là 1,92 điểm/2,5 điểm và ĐC là 1,89 điểm/2,5 điểm). Trẻ thực hiện công việc cùng với bạn, trẻ sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, trẻ giúp đỡ nhau trong hoạt động.

- Đối với tiêu chí 4, trẻ biết thể hiện sản phẩm của mình nhưng số trẻ có thể trình bày lưu loát, rõ ràng chiếm số lượng rất ít. Một số trẻ còn chưa thể hiện được ý nghĩa của tác phẩm, vì sao con lại chọn nguyên liệu đó mà không phải nguyên liệu khác...Số điểm của cả hai nhóm trẻ đều ở mức khá thấp: Nhóm ĐC đạt 1,05/2,5 điểm, nhóm TN đạt 1,34/2,5 điểm.

Qua quá trình thực nghiệm khảo sát tôi nhận thấy rằng khả năng sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi giữa hai nhóm thực nghiê ̣m và đố i chứng là tương đương nhau, không có sự chênh lệch nhau quá lớn. Hầu hết trẻ có biểu hiện ở mức độ trung bình, yếu. Trẻ không mấy hứng thú với HĐCG, thái độ của trẻ trong khi hoạt động chưa tích cực dẫn đến hiệu quả công việc của trẻ còn kém. Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ không mấy hứng thú với hoạt động như trẻ không thích HĐCG, trẻ không được làm theo ý thích, trẻ thường xuyên thực hiện hoạt động dập khuôn, máy móc,...Do vậy đòi hỏi giáo viên cần có những nội dung mới mẻ, tránh dập khuôn, máy móc cho trẻ, tổ chức nhiều thể loại hoạt động cho trẻ, tổ chức cho trẻ thi đua theo nhóm...khơi dậy cho trẻ khả năng sáng tạo trong HĐCG.

3.2.2.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Bảng 3.3. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi sau thực nghiệm (Tính theo %)

Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % ĐC 15 2 13,4 8 53,1 3 20,1 2 13,4 TN 15 7 46,9 6 39,7 1 6,7 1 6,7

Biểu đồ 3.3. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi sau thực nghiệm (Tính theo %)

Nhìn vào biểu đồ 3.3 ta có thể thấy rõ sự thay đổi giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:

- Ở mứ c đô ̣ tốt trẻ lớp thực nghiê ̣m nhiều hơn trẻ ở lớp đố i chứng là 33,5% (thực nghiê ̣m là 46,9% và đố i chứng là 13,4%). Những trẻ ở nhóm thực nghiê ̣m có khả năng phản xạ nhanh hơn khi giáo viên giao nhiệm vụ. Trẻ nhanh chóng hình thành ý tưởng và chọn lựa nguyên liệu cho sản phẩm của

13.4% 53,1% 20.1% 13.4% ĐC Tốt Khá Trung bình Yếu 46,9% 39.7% 6.7% 6.7% TN

mình, trẻ cũng lựa chọn nguyên liệu rất phong phú, đặc biệt là trong hoạt động nhóm.

- Sự chênh lệch giữa lớp thực nghiê ̣m và lớp đố i chứng ở mức đô ̣ khá là không cao, chỉ có 13,4% trong đó lớp đố i chứ ng là 53,1%, lớp thực nghiê ̣m là 39,7%. Trẻ ở mứ c đô ̣ trung bình, nhóm đố i chứng cao hơn nhóm thực nghiê ̣m là 13,4% (nhóm ĐC là 20,1% và nhóm TN là 6,7%). Những trẻ ở mức độ này đều biết lên ý tưởng, nhưng ý tưởng của trẻ khá dời dạc dẫn đến sản phẩm của trẻ không được sắp xếp gọn gàng. Vì vậy, kết quả của hoạt động không cao.

- Số trẻ ở mứ c đô ̣ yếu chiếm tỷ lệ rất ít, trẻ ở mức độ này hầu hết đều dựa vào sự giúp đỡ của giáo viên và bạn bè. Trẻ thường không tương tác nên nguyên liệu hay ý tưởng của trẻ rất đơn giản, trẻ sắp xếp bố cục một cách rất vụng về, lộn xộn.

Nhìn chung, những trẻ ở mức độ tốt thường thể hiện rõ trẻ chủ động hơn trong hoạt động, khi hoàn thành sản phẩm trẻ cũng chủ đọng trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Còn những trẻ có mức khá hoặc trung bình thì cũng được biểu hiện ở việc trẻ biết thực hiện hoạt động nhưng mức độ thẩm mỹ của sản phẩm so với trẻ ở mức độ tốt thì thấp hơn, thời gian hứng thú ít hơn, có quan tâm tới kết quả nhưng không được chi tiết.

Bảng 3.4. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi sau thực nghiệm (Theo tiêu chí)

Nhóm trẻ Tổng điểm Tiêu chí Kết quả chung (X ) TC1 TC2 TC3 TC4 ĐC 10 1,62 1,44 1,90 1,55 6,51 TN 1 2 1,98 2,12 2,03 8,13

Biểu đồ 3.4. Mức độ sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi sau thực nghiệm (Theo tiêu chí)

Bảng 3.4 cho thấy, sau thực nghiê ̣m ta nhận thấy tuy hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều được tiến hành thực nghiê ̣m trên cùng một cơ sở vật chất, cùng hoạt động nhưng khi tác động các quy trình đề ra vào lớp thực nghiệm thì mức độ tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi đã thay đổi rõ rệt và cao hơn so với lớp đố i chứ ng. Cụ thể như sau:

- Tiêu chí 1 trẻ biết lựa chọn ý tưởng ở lớp TN cao hơn ở lớp đố i chứ ng là 0,38 điểm (TN là 2 điểm/2,5 điểm và ĐC là 1,62 điểm/2,5 điểm). Trẻ lớp thực nghiê ̣m sau khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên trẻ lập tức hình thành cho mình ý tưởng từ những điều trẻ đã học, những ý tưởng đều có sự mới mẻ thông qua quá trình quan sát của trẻ. Còn lớp đố i chứ ng chỉ dừng lại là biết lên ý tưởng, ý tưởng của trẻ ở nhóm này chưa thực sự mới mẻ so với nội dung giáo dục của giáo viên.

- Tiêu chí 2 ở lớp thực nghiê ̣m cao hơn lớp đối chứng là 0,54 điểm (TN là 1,98 điểm/2,5 điểm và ĐC là 1,44 điểm/2,5 điểm). Nhóm đố i chứ ng chỉ biết sắp xếp nguyên liệu cho tác phẩm của mình một cách đơn giản, dựa trên sự giúp đỡ cả các bạn và giáo viên. Còn với lớp thực nghiê ̣m thì trẻ đã biết

0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 TC4 ĐC TN

sáng tạo trong cách sắp xếp bố cục cho tác phẩm của mình, ngoài ra trẻ còn biết kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác nhau.

- Ở tiêu chí 3, hầu hết ở cả hai nhóm trẻ đều đạt điểm khá cao trên tổng điểm: Nhóm ĐC đạt 1,90 điểm/2,5 điểm, nhóm TN đạt 2,12 điểm/2,5 điểm. Việc trẻ biết phối hợp, thương lượng với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giúp trẻ dễ dang thực hiện hoạt động, đồng thời cũng giúp trẻ chia sẻ, học hỏi kinh ghiệm từ các bạn.

- Tiêu chí 4 của trẻ cũng khá cao (ĐC là 1,55 điểm/2,5 điểm và TN là 2,03 điểm/2,5 điểm). Trẻ nhóm đố i chứ ng đã bước đầu biết đánh giá, trình bày sản phẩm của mình, tuy nhiên trong suốt quá trình hoạt động mức độ hoạt động của trẻ chưa cao nên việc trình bày kết quả của trẻ cũng chưa tốt. Còn đối với nhóm thực nghiê ̣m thì trẻ đánh giá một cách rõ ràng, khi trình bày trẻ cũng biểu cảm được cảm xúc, sự thỏa mãn khi được thể hiện mình.

Kết quả khảo sát sau thực nghiê ̣m cho thấy có sự thay đổi rõ rệt giữa hai nhóm đố i chứng và thực nghiê ̣m.

3.2.2.3. So sánh mức sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiê ̣m

Bảng 3.5. So sánh mức sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiê ̣m (Tính theo %)

Nhóm ĐC Số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % TTN 15 1 6,7 2 13,4 7 46,4 5 33,5 STN 15 2 13,4 8 53,1 3 20,1 2 13,4

Biểu đồ 3.5. So sánh mức sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiê ̣m (Tính theo %)

Nhìn vào bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 cho thấy: mức độ sáng tạo của trẻ trong HĐCG của nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm đã có sự thay đổi tích cực hơn.

- Ở mứ c đô ̣ tốt trẻ nhóm ĐC sau thực nghiê ̣m nhiều hơn trẻ ở lớp trước thực nghiê ̣m là 6,7% (sau thực nghiê ̣m là 13,4% và trước thực nghiê ̣m là 6.7%). Trẻ ở nhóm này đã có sự chủ động hơn trong khi hoạt động, trẻ cũng tích cực tham gia hoạt động hơn, chịu khó tìm tòi các mới hơn.

- Sự chênh lệch giữa lớp sau thực nghiê ̣m và lớp trước thực nghiê ̣m ở mứ c đô ̣ khá là 39,7% (sau thực nghiệm là 53,1% và trước thực nghiê ̣m là 13,4%). Trẻ ban đầu hay từ bỏ công việc giữa chừng, bị các tác nhân khác gây rối mất tập chung thì sau thực nghiê ̣m trẻ đã tập chung hơn, mức độ sáng tạo trong hoạt động của trẻ đã tăng lên tích cực, Do vậy mà sau thực nghiê ̣m số trẻ ở mức độ khá tăng lên đáng kể.

- Trẻ ở mứ c đô ̣ trung bình sau thực nghiệm đã có sự thay đổi rất rõ ràng, trẻ ở nhóm này đã có sự tích cực hơn, trẻ bước đầu tư duy sáng tạo hơn trong hoạt động, sau thực nghiệm số trẻ ở mức trung bình giảm 26,3% (TTN

6,7% 13.4% 46,4% 33.5% TTN Tốt Khá Trung bình Yếu 13.4% 53.1% 20.1% 13,4% STN

chiếm 46,4%, STN chiếm 20,1%). Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa tập trung cao, mức độ thực hiện hoạt động và tạo sản phẩm của trẻ vẫn còn thấp.

- Số trẻ ở mứ c độ kém trước thực nghiệm là 33,5% thì sau khi thực nghiệm thì số trẻ đã giảm xuống chỉ còn có 13,4%. Qua quan sát thì trước thực nghiê ̣m trẻ từ không biết lên ý tưởng mớ, chỉ dựa vào những gợi ý của giáo viên thì sau khi thực nghiê ̣m trẻ đã biết chọn ý tưởng mới dựa trên những già giáo viên đã cung cấp cho trẻ trước đó.

Bảng 3.6. So sánh mức sáng tạo trong HĐCG của trẻ 5 – 6 tuổi của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiê ̣m (Theo tiêu chí)

Nhóm ĐC Tổng điểm Tiêu chí Kết quả chung (X ) TC1 TC2 TC3 TC4 TTN 10 1 1,45 1,89 1.05 5,39

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 58)