Xây dựng quy trình

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 50 - 58)

3.1.2.1. Cơ sở xây dựng quy trình

a, Dựa vào mục đích cho trẻ hoạt động tạo hình nói chung và mục đích tổ chức hoạt động chắp ghép nói riêng

Cũng như các môn học khác của trẻ ở trường MN, mục đích cho hoạt động tạo hình chính là kết quả mà các nhà giáo dục mong muốn đạt tới của quá trình tổ chức các loại hoạt động tạo hình. Mục đích đó được cụ thể hoá theo các lĩnh vực sau:

- Về kiến thức: Trang bị cho trẻ hệ thống những tri thức đơn giản, chính xác, cần thiết về màu sắc, vật liệu, không gian...

- Về kỹ năng: Rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng, rèn luyện tư duy, óc sáng tạo cho trẻ.

- Về thái độ: Hình thành ở trẻ thái độ tích cực và cách ứng xử đúng đắn đối với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh.

b, Căn cứ vào quy trình nhận thức của con người nói chung và đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non nói riêng

Như đã phân tích ở chương 1, quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ được coi như là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ. Quy trình này bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau một cách liên tục, tuần tự từ thấp đến cao, từ khảo sát đến hành thành khái niệm và đến ứng dụng. Trên cơ sở 3 giai đoạn của quy trình nhận thức và dựa vào đặc điểm phát triển của mỗi lứa tuổi và đặc điểm riêng của trẻ, các nhà giáo dục cần tìm ra các hoạt động hấp dẫn của trẻ ở mỗi giai đoạn để điều chỉnh vai trò của mình và sử dụng các phương pháp, biện pháp thích hợp để thực hiện các giai đoạn tương ứng sao cho trẻ vừa tích cực hoạt động lại vừa tích luỹ được nhiều tri thức, vừa có thể sáng tạo theo ý thích của trẻ.

c, Căn cứ vào nguồn nguyên vật liệu và môi trường tổ chức hoạt động Nguồn nguyên vật liệu dùng cho hoạt động chắp ghép rất phong phú và đa dạng, do đó quy trình tổ chức hoạt động phải linh hoạt dựa vào đặc điểm của nguồn nguyên vật liệu. Trong mỗi bước có thể bổ sung hoặc bớt đi những yếu tố, những hoạt động cho phù hợp với đặc điểm đối tượng, với kinh nghiệm và khả năng nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi.

Đối với trẻ MN, môi trường hoạt động cúng rất quan trọng vì nó có liên quan đến cuộc sống của trẻ. Vì vậy , cần căn cứ vào môi trường xung quanh trẻ và từng nguồn nguyên vật liệu để xây dựng quy trình hoạt động. Do đặc thù của từng nguồn nguyên liệu cần cung cấp cho trẻ là khác nhau nên việc xây dựng quy trình hoạt động cần phải linh hoạt vận dụng các bước, các hoạt động phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, nguồn tri thức đã có ở trẻ, xem trẻ em hứng thú với những đối tượng nào, để từ đó lựa chọn những nội dung phù hợp với trẻ.

d, Dựa vào thực tiễn quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ ở trường MN

Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ ở trường MN đã được thực hiện nhưng chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức. Các phương pháp, biện pháp mà giáo viên sử dụng chủ yếu là những biện pháp truyền thống, còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa được hệ thống. Giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc tìm kiếm những phương pháp, biện pháp mới trong quá trình tổ chức HĐCG cho trẻ, việc sử dụng các biện pháp còn mang tính áp đặt, máy móc , hình thức tổ chức còn nghèo nàn, vì vậy không tạo được hứng thú cho trẻ, không phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động. Do đó, hiệu quả của quy trình tổ chức HĐCG cho trẻ còn chưa cao.

Ngoài ra, do gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là về phương pháp, biện pháp nên dẫn đến hiệu quả giáo dục còn thấp. Do đó, đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng định hướng cho chúng tôi nghiên cứu quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

3.1.2.2. Các nguyên tắc xây dựng quy trình

a, Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi phải làm cho trẻ lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong mối liên hệ lôgíc và tính kế thừa, phải giới thiệu cho trẻ hệ thống những tri thức khoa học hiện đại mà hệ thống đó được xác định không chỉ nhờ vào cấu trúc của lôgíc khoa học mà cả tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa học trong ý thức của họ. Tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa học trong ý thức của người học khác rất nhiều (đặc biệt là lứa tuổi MN) với hệ thông tri thức khoa học do những nhà bác học trình bày nhưng nó phải dựa trên cơ sở khoa học nhất định.

b, Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Tâm lí học đã khẳng định việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt của một quá trình, có liên hệ mật thiết với nhau. Khi lĩnh hội những tri thức khoa học thì trí não đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức khác nhau và cùng với điều đó, năng lực nhận thức của học sinh được phát triển. Nguyên tắc này giúp người học học một cách tự giác, suy ngẫm về kiến thức bởi phải tổ chức dạy học hợp lí, việc trình bày tài

liệu học tập của giáo viên phải lôgíc, rõ ràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về mặt cảm xúc.

c, Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các vấn đề đưa ra phải tương tác với nhau; các bước trong quy trình có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, liên tục, không thể tách rời.

d, Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của cấp MN Chuẩn đầu ra của cấp MN là sự diễn đạt cụ thể những kết quả mà trẻ phải đạt được sau khi ra trường. Do đó, chuẩn đầu ra được coi là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng dạy học và đào tạo. Khi thực hiện quy trình tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ cần chú ý đến chuẩn đầu ra của bậc MN để xác định các năng lực chung và năng lực riêng cần phải đáp ứng để từ đó xác định các năng lực cần hình thành và phát triển cho trẻ.

e, Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi

Quy trình tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ phải góp phần nâng cao chất lượng đánh giá và qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở các trường MN. Quy trình đưa ra phải giúp cho giáo viên điều chỉnh quá trình hoạt động để qua đó trẻ có điều kiện rèn luyện năng lực cơ bản để tiếp tục học tiểu học. Quy trình được thiết kế cần phải đảm bảo khả năng ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong các trường MN . Điều đó có nghĩa là chúng phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của việc hoạt động. Do đó, khi thiết kế quy trình đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ những điều kiện về năng lực đội ngũ giáo viên, năng lực của trẻ, về phương tiện, cơ sở vật chất, v.v…

3.1.2.3. Xây dựng quy trình

Dựa vào những cơ sở vừa phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi gồm có các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Các bước cần tiến hành ở giai đoạn này gồm: - Xác định đề tài

- Lựa chọn đối tượng và tài liệu trực quan - Chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ.

Giai đoạn 2: Tác động. Giai đoạn này gồm có các bước sau: - Phần mở đầu: Định hướng cho hoạt động nhận thức của trẻ

- Phần trọng tâm: Tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt thông qua các hoạt động hấp dẫn trẻ.

- Phần kết thúc: Giải toả căng thẳng về thể chất và tâm lý cho trẻ sau hoạt động.

Giai đoạn 3 : Đánh giá trong giai đoạn này cần tiến hành đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện quy trình; Đánh giá việc sử dụng quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

a, Giai đoạn chuẩn bị

Bất kỳ một hoạt động nào muốn đạt được mục đích cũng cần phải chuẩn bị, có thể nói, việc chuẩn bị có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động, nó có thể quyết định việc đạt được hiệu quả cao hay thấp của hoạt động. Do vậy cần chú ý thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết trong gia đoạn chuẩn bị để tổ chức tốt hoạt động cho trẻ .

* Xác định đề tài: Để xác định đúng đề tài cho trẻ HĐCG cần căn cứ vào nội dung tri thức có trong chủ đề, hiểu biết, hứng thú và thái độ của trẻ về những nội dung đó. Có nghĩa là, cần xác định đề tài dựa trên chính nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ về các đối tượng có trong chủ đề và đặc điểm nhận thức của trẻ.

* Xác định mục đích yêu cầu: Khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào chúng ta cũng mong muốn đạt được một mục đích nhất định. Cụ thể:

Về nhận thức: Cần cung cấp, bổ sung, củng cố và làm chính xác hoá những tri thức về đối tượng mà trẻ tích luỹ được trong các hoạt động .

Về kỹ năng: Hình thành cho trẻ năng lực và các kỹ năng, kỹ xảo, các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và rèn luyện khả năng sáng tạo ở trẻ.

Về thái độ : Cần hình thành thái độ tốt, quan tâm giúp đỡ bạn bè khi tham gia hoạt động, hứng thứ với hoạt động.

* Lựa chọn đối tượng và tài liệu trực quan: Khi lựa chọn đối tượng và tài liệu trực quan, cần dựa vào đề tài, lứa tuổi trẻ và điều kiện thực tiễn của trường và của địa phương.

* Chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ: Trước khi thực hiện hoạt động giáo viên cần chuẩn bị tốt môi trường hoạt động cho trẻ. Môi trường cần phải thuận lợi cho trẻ hoạt động, trẻ có thể khai thác môi trường để hoạt động và môi trường phải đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tóm lại : Hiệu quả của hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị, nó quyết định một phần sự thành công của hoạt động. Ngay từ bước xác định chủ đề cho đến cuối cùng là bố trí môi trường học đều có ý nghĩa lớn cho việc tổ chức hướng dẫn của giáo viên cũng như hoạt động tìm hiểu đối tượng của trẻ. Việc chuẩn bị cho hoạt động này luôn phải chú ý dựa vào đề tài, lứa tuổi trẻ và điều kiện thực tế ở trường MN. Thực hiện tốt bước chuẩn bị nghĩa là giáo viên đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

b, Giai đoạn tác động

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình tổ chức HĐCG cho trẻ. Nếu như ở giai đoạn chuẩn bị, mọi sự đều bắt đầu từ phía giáo viên thì ở giai đoạn tác động trẻ là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ là người dẫn dắt điều khiển các hoạt động của trẻ.

* Phần mở đầu: Định hướng trẻ vào hoạt động.

Hoạt động của trẻ chỉ đạt được hiệu quả cao khi bản thân mỗi đứa trẻ phải có hứng thú với chính hoạt động đó, mà muốn trẻ có hứng thú thì trước hết phải tạo cho trẻ có được xúc cảm tình cảm tốt với đối tượng, gây cho trẻ sự tò mò, để làm nẩy sinh ở trẻ mong muốn được khám phá. Trong phần này cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, hát hay đọc thơ kể chuyện hoặc cho trẻ tham quan mô hình...có nội dung liên quan đến đề tài. Yêu cầu các biện pháp để gây hứng thú phải đa dạng, tuỳ thuộc vào đề tài và độ tuổi trẻ để đưa vào các biện pháp phù hợp.

- Tổ chức cho trẻ HĐCG thông qua các hoạt động cụ thể hấp dẫn trẻ. Cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và khả năng thực hiện hoạt động của trẻ để tổ chức cho trẻ. Các hoạt động đó phải tiến hành theo trình tự nhận thức theo đúng quy trình nhận thức của trẻ và phải tiến hành các hoạt động: Quan sát mẫu; Hướng dẫn trẻ; Trẻ thực hiện; Đánh giá, nhận xét.

- Quan sát mẫu: Trước khi thực hiện hoạt động, giáo viên đưa ra vật mẫu cho trẻ, trẻ có thể lựa chọn sản phẩm trẻ thích hoặc đưa ra những ý tưởng trẻ muốn thực hiện.

- Hướng dẫn trẻ: Ở nội dung này, giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo. Từ vật mẫu giáo viên hướng dẫn trẻ từng bước thực hiện sản phẩm.

- Trẻ thực hiện: Đây là hoạt động quan trọng nhất. Trong thời gian thực hiện hoạt động này, trẻ sẽ được sáng tạo theo ý thích.

- Đánh giá, nhận xét: Sau khi thực hiện xong hoạt động, trẻ sẽ đem sảm phẩm của mình trưng bày. Giáo viên sẽ cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và giáo viên sẽ nhận xét sản phẩm của trẻ.

* Phần kết thúc: Đây là phần cuối của hoạt động nhằm giải toả căng thẳng cả về thể chất và tâm lý cho trẻ tạo cho trẻ có trạng thái thoải mái vui vẻ mà lại háo hức để chờ đón một hoạt động mới hay nói cách khác mong muốn được tiếp tục tham gia vào các hoạt động hấp dẫn. Trong phần này, nên tổ chức cho trẻ chơi nhẹ nhàng, có thể trao đổi trò chuyện với trẻ về giờ học và cần tuyên dương nhận xét trẻ một cách chính xác, kịp thời tuyên dương những trẻ hoạt động tích cực và khuyến khích những trẻ khác còn thiếu tập trung. Mục đích chủ yếu là tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động và khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động ở những lần sau .

c, Giai đoạn đánh giá

Hoạt động chỉ đạt hiệu quả khi các nhà giáo dục quan tâm đồng thời đến cả việc tổ chức các hoạt động và đánh giá quá trình đó. Việc đánh giá trở thành phương pháp, biện pháp khi giáo viên biết vận dụng một cách hợp lý, phù hợp trong từng thời điểm của hoạt động để đạt được hiệu quả ngay trong

hoạt động. Đánh giá hoạt động của trẻ giúp giáo viên điều chỉnh quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ.

* Đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Với quan niệm đánh giá là một biện pháp giáo dục trẻ thì đánh giá phải được thực hiện trong suốt quá trình giáo dục. Bởi vì đối với trẻ, kết quả hoạt động không chỉ nằm ở sản phẩm cuối cùng của hoạt động đó mà nằm trong quá trình hoạt động . Điều này được thể hiện ở chỗ, trẻ có hứng thú hoạt động hay không? Trẻ có tích cực, chủ động, sáng tạo không? Các năng lực hoạt động của trẻ có được bộc lộ tối đa không? Trẻ có tiếp thu được cách đánh giá của giáo viên để có thể đánh giá bạn và bản thân một cách khách quan không?

Đánh giá quá trình giúp GV kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động cho phù hợp với mục đích đặt ra ở từng bước, từng giai đoạn trong quy trình tổ chức hoạt động nhằm tạo ra kết quả mong muốn .

* Đánh giá việc sử dụng quy trình tổ chức HĐCG nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ của giáo viên. Đánh giá quy trình tổ chức hoạt động này có thể thông qua các tiêu chí khác nhau, trong đó, quan trọng là kết quả được thể hiện trên trẻ. Tuy nhiên , việc đánh giá quy trình còn thể hiện ở các mặt khác nhau có liên quan đến việc thực hiện quy trình của giáo viên, cụ thể:

Một phần của tài liệu Quy trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 50 - 58)