7. Cấu trúc của khóa luận
3.3.1. Nội dung 1: Giáo dục tích hợp nhận biết các nguy cơ bị xâm hại tình dục cho
-Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lƣợng dự kiến;
-Mức độ đạt đƣợc mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập; -Sự hứng thú của HS với chủ đề thông qua quan sát và qua phong vấn; - Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.
* Với HS : Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và NL
theo mục tiêu bài học đề ra.
* Với GV: Dựa vào kết quả kiểm tra của HS, GV sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi
PPDH để chất lƣợng dạy - học giáo dục tích hợp kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục cho HS lớp 4 thông qua môn Kĩ năng sống ngày một tốt hơn.
Thiết kế module giáo dục tích hợp kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục cho HS lớp 4 thông qua môn Kĩ năng sống đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các GV và sự tƣơng tác tích cực trong giờ học của GV và HS từ khâu lập kế hoạch bài học về chủ hành bài học, thảo luận, điều chỉnh kế hoạch và dạy chủ đề. Nếu thiếu sự hợp tác này thì dạy học tích hợp sẽ không đạt hiệu quả.
3.3 Thiết kế module giáo dục tích hợp tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục cho HS lớp 4 thông qua môn thông qua môn Kĩ năng sống
3.3.1. Nội dung 1: Giáo dục tích hợp nhận biết các nguy cơ bị xâm hại tình dục cho HS lớp 4 thông qua môn Kĩ năng sống dục cho HS lớp 4 thông qua môn Kĩ năng sống
3.3.1.1. Mục đích
Kiến thức: Nhận diện đối tƣợng, hoàn cảnh không gian, thời gian có thể xảy ra xâm hại tình dục trẻ em.
Kĩ năng: Biết nhận diện đối tƣợng, hoàn cảnh không gian, thời gian có thể xảy ra xâm hại tình dục trẻ em để có cách xử lý thích hợp.
Thái độ: Có thái độ rèn luyện thƣờng xuyên để nâng cao kĩ năng và áp dụng vào các tình huống thực tế.
3.3.1.2. Chuẩn bị
- Phƣơng pháp: Trò chơi, trải nghiệm, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. - Phƣơng tiện: Tài liệu học tập, bản đồ, phiếu học tập, phiếu đánh giá, Giấy A0, video.
3.3.1.3. Cách tiến hành
Hoạt động 1: Nhận diện đối tƣợng có nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em
Bước 1: Chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3-4 nhóm tuỳ số lƣợng thành viên bằng cách đếm số từ 1-3 hoặc 1-4)
- GV phát giấy A4 in hình các vòng tròn kết nối. Yêu cầu HS viết tên những ngƣời các em biết vào trong vòng tròn. Lấy bản thân các em là chuẩn, vòng tròn gần với em nhất là những ngƣời thân thiết trong gia đình, vòng thứ 2 là bạn bè, ngƣời mà em quen biết, vòng thứ 3 là những em gặp lần đầu, vòng thứ 4 là những ngƣời lạ mặt.
- Yêu cầu HS xác nhận theo các con, ai là những ngƣời không an toàn (kẻ xấu) với các con.
Bước 2:GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV đặt câu hỏi:
+ Làm thế nào để các con có thể nhận dạng đƣợc ngƣời không an toàn (kẻ xấu) với chúng ta?
+ Hãy thử mô tả ngƣời mà các em cho là ngƣời xấu/ ngƣời không an toàn với các con?
Phản hồi
1. Điều làm cho một ngƣời trở thành ngƣời không an toàn (kẻ xấu) không phải là quần áo, hay gƣơng mặt của họ, không phải họ là ngƣời lạ hay ngƣời quen mà nguyên nhân là những hành vi mà họ làm với con.
2. Ngƣời không an toàn với chúng ta (kẻ xấu) là ngƣời làm những làm những hành động xâm hại cơ thể con. Đó là những hành động khiến con thấy không thoải mái, bối rối, lo lắng, sợ hãi, khiến cho cơ thể có sự thay đổi nhƣ tim mình đập nhanh, cảm giác run sợ, vã mồ hôi, sởn da gà,…
3. Khi xuất hiện những cảnh báo này thì còn cần cảnh giác, lập tức bỏ đi ngay hoặc báo lại/ kể lại với ngƣời con tin tƣởng, có thể giúp đỡ con:
1.1. Cảnh báo nhìn
- Nhìn chằm chằm vào các bộ phận riêng tƣ của con nhƣ ngực, mông, bộ phận sinh dục
- Cố tình để lộ vùng kín của họ trƣớc mặt các con
- Cố tình cho con xem hoặc rủ rê con xem các phim, hình ảnh, sách báo đồi truỵ, khiêu dâm.
1.2. Cảnh báo nói
- Nói hoặc bình phẩm về các khu vực nhạy cảm trên cơ thể của con, kể cả khen, ví dụ “Mông đẹp thế”.
- Cƣời cợt, chỉ trỏ vào vùng kín của con
- Kể cho con nghe những câu chuyện tục tĩu, không phù hợp với lứa tuổi của con
1.3. Cảnh báo chạm
- Đề nghị hoặc cố tình chạm vào vùng riêng tƣ (ngực, mông, bộ phận sinh dục) của con
- Đề nghị hoặc ép con chạm vào vùng kín của họ 1.4. Cảnh báo bắt cóc
- Tìm cách rủ con đi với họ dù chƣa đƣợc sự đồng ý của bố mẹ
- Dắt con đi vào ngõ vắng
- Cho con quà bánh, đồ chơi và đƣa con đi với họ
1.5. Cảnh báo ôm
- Ôm nhƣng cố tình sờ, chạm, tiếp xúc thân thể của họ vào vùng riêng tƣ trên cơ thể con
Kết luận: Bằng cách lắng nghe những cảm giác của cơ thể và dựa vào các dấu hiệu
cảnh báo sẽ giúp chúng ta phần nào nhận diện đƣợc đối tƣợng xâm hại tình dục trẻ em.
Hoạt động 2: Nhận diện thời điểm, tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục
Bước 1: Khởi động
+ Mời cả lớp đứng dậy tại chỗ hoặc xếp lớp thành vòng tròn tuỳ theo không gian lớp học.
+ Phổ biến cách chơi: Ngƣời chơi đứng thành vòng tròn, tay trái xòe ra, ngón trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay trái của bạn đứng phía bên phải mình. Khi ngƣời quản trò hô “Chanh”, tất cả đứng yên và hô “Chua”. Còn khi ngƣời điều khiển hô “Cua”, thì tất cả phải hô “Cắp” và tay trái nắm ngay lại đồng thời rút nhanh ngón tay trỏ ra khỏi bàn tay của ngƣời bên cạnh. Ai chậm sẽ bị “Cua cắp”
+ Cho các thành viên chơi nháp. + Bắt đầu chơi
-Thảo luận theo nhóm đôi: Để khỏi bị cua cắp chúng ta cần phải làm gì? -Kết luận: Để khỏi bị cua cắp cần phải lắng nghe hiệu lệnh, nhanh tay, rút
ngón tay ra khỏi bàn tay của bạn để không bị cua cắp.
Bước 2: HS thực hiện nhận biết tình huống an toàn và không an toàn (BT2/23)
- Chia lớp thành 4 nhóm
- GV phát phiếu ghi 4 tình huống trong SGK và phân cho các nhóm cho các nhóm. Giáo viên có thể cho các nhóm đổi luân phiên phiếu tình huống theo chiều kim đồng hồ để đảm bảo các nhóm đều đƣợc tiếp cận các tình huống khác nhau (khó áp dụng phƣơng án này nếu buổi học có ít thời gian) .
- Yêu cầu: Xác định những tình huống có thể gây nguy hiểm cho chúng ta? - Khi gặp các tình huống nhƣ vậy, các em cần phải làm gì ?
Bước 3: Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. Yêu cầu lý giải vì sao lại chọn
nhƣ vậy. Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.
Bước 4: Nhận xét về phần trình bày của các nhóm (điều đạt đƣợc và chƣa đạt) và
phản hồi:
Tự bảo vệ mình là một kĩ năng sống rất quan trọng để giúp trẻ em tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe và tính mạng của bản thân. Kĩ năng tự bảo vệ bao gồm cả việc chúng ta nhận biết các tình huống có nguy cơ, biết tránh xa các tình huống có nguy cơ, và biết ứng phó phù hợp khi rơi vào những tình huống đó. Nhất là đối với nguy cơ bị XHTD.
XHTD trẻ em có thể xảy ra bất cứ thời gian, không gian bất kỳ, đặc biệt khi chúng ta ở một mình. Những thời điểm, tình huống có nguy cơ cao nhƣ:
Thời điểm, tình huống:
- Trẻ ở một mình
- Đi một mình nơi vắng vẻ, tối tăm
- Một mình đi đến trƣờng
- Tan học, chờ bố mẹ hoặc ngƣời thân đến đón
- Nhận tiền, quà, sự giúp đỡ của ngƣời khác mà không có lý do - Đi nhờ xe của ngƣời khác mà không có sự đồng ý của cha mẹ - Để ngƣời khác vào nhà khi ở một mình
- Ở trong phòng một mình với ngƣời khác
- Đến các không gian công cộng (bến tàu, xe buýt...) - Gửi trẻ cho hàng xóm, ngƣời quen trông coi
- Trẻ đi học thêm ở nhà thầy cô hoặc gia sƣ
Hoạt động 3: Nhận diện địa điểm có nguy cơ bị xâm hại tình dục
Bước 1: GV nêu yêu cầu: Vẽ bản đồ các địa điểm, xác định các vị trí có nguy cơ xảy ra XHTD trẻ em bằng cách khoanh tròn vào vị trí bạn chọn. Mỗi nhóm có 5 phút để vẽ và xác định.
Nhóm 1: BẢN ĐỒ TRƢỜNG HỌC (các phòng học, nhà vệ sinh, …) Nhóm 2: BẢN ĐỒ NHÀ BẠN VÀ XUNG QUANH NGÔI NHÀ
Nhóm 3: BẢN ĐỒ NƠI VUI CHƠI CÔNG CỘNG ( có thể chọn các địa điểm công viên ngoài trời hoặc khu tản bộ hoặc khu vui chơi trong nhà,….)
Nhóm 4: BẢN ĐỒ ĐƢỜNG PHỐ (đặc biệt là những đoạn đƣờng vắng, thiếu đèn đƣờng, trên các phƣơng tiên công cộng đông đúc nhƣ xe buýt, xe khách,…)
Bước 2: Tổ chức trƣng bày sản phẩm và mời các nhóm thuyết trình về SP của mình (10 phút).
Bước 3: GV nhận xét điểm đạt và chƣa đạt của các nhóm và phản hồi:
Xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra bất kỳ địa điểm nào, đặc biệt:
Địa điểm có nguy cơ cao
- Đƣờng phố (đặc biệt là những đoạn đƣờng vắng, thiếu đèn đƣờng, trên các phƣơng tiên công cộng đông đúc nhƣ xe buýt, xe khách,…)
- Trƣờng học (nhà vệ sinh, khu vực chơi thể thao, khuôn viên trƣờng học,…)
- Nơi vắng ngƣời qua lại
- Nhà vệ sinh công cộng
- Thậm chí trong chính ngôi nhà của trẻ.
Hoạt động 4: Thực hành
Bước 1: Chiếu Video “ C bé Komal”đến phút thứ 02.53 để cả lớp xem
https://www.youtube.com/watch?v=qKZBc7oenE0
Bước 2: Yêu cầu các nhóm:
1. Theo các con ngƣời xấu/ngƣời không an toàn với bé Komal là ai?
2. Vẽ vòng tròn xâm hại trẻ em gắn với tình huống trong video và phân tích những thủ đoạn của đối tƣợng ngƣời xấu với bé Komal.
3. Liệt kê các thời điểm, địa điểm có nguy cơ cao khiến bé Komal có thể bị xâm hại tình dục.
4. Xác định những cảnh báo nguy hiểm giúp bé Komal nhận diện đƣợc nguy cơ bị xâm hại tình dục.
(Mỗi nhóm có 5 để chuẩn bị và 5 phút để trình bày)
Bước 3: GV mời các nhóm trình bày sản phẩm của mình và nhận xét những
điểm đã đạt và chƣa đạt của từng nhóm.
3.3.1.4 Tổng kết, rút kinh nghiệm
- Sau khi tiến hành tổ chức bốn hoạt động trong chủ đề cho trẻ, GV cần thu thập thông tin phản hồi sau buổi học thông qua một bài kiểm tra ngắn với hình thức trò chơi ai nhanh ai đúng trong vòng 5 phút cuối buổi học để dựa trên cơ sở đó nắm đƣợc mức độ nhận thức vấn đề của từng trẻ từ đó có biện pháp tác động hỗ trợ phù hợp giúp trẻ hiểu rõ bản chất của vấn đề hơn.
- GV cần rút kinh nghiệm sau khi tổ chức các hoạt động, khắc phục những điểm còn hạn chế, tự bồi dƣỡng để nâng cao hơn nữa năng lực của bản thân, có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho những chủ đề tiếp theo để công cuộc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho HS đạt đƣợc những hiệu quả nhất định.
3.3.2. Nội dung 2: Giáo dục tích hợp kiểm soát cảm xúc trước nguy cơ bị xâm hại tình dục cho HS lớp 4 thông qua môn Kĩ năng sống
3.3.2.1. Mục đích
Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết các cảm xúc của bản thân cũng nhƣ nguyên nhân và cách kiểm soát chúng, từ đó bình tĩnh để có thể ứng phó khi đứng trƣớc nguy cơ bị xâm hại tình dục
Kĩ năng: Trẻ thực hiện kiểm soát cảm xúc và thể hiện cảm xúc phù hợp trong tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục nói riêng và các tình huống khác nói chung
Thái độ: HS hiểu đƣợc cảm xúc của ngƣời khác từ đó có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
3.3.2.2. Chuẩn bị
- Phƣơng pháp: Trò chơi, trải nghiệm, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. - Phƣơng tiện: Tài liệu học tập, phiếu học tập, phiếu đánh giá, Giấy A0.
3.3.2.3. Cách tiến hành
*Hoạt động 1: Xác định cảm xúc
Bƣớc 1: Cô cho HS hoạt động nhóm 4 thảo luận và thực hiện bài tập 1
- Em hãy đọc một trích đoạn truyện “Cô bé bán diêm”, xem các bức tranh vẽ
và điền từ mô tả cảm xúc của cô bé bán diêm vào ô trống bên dƣới mỗi bức tranh
- Sau khi HS thảo luận đại diện nhóm trình bày
- Cô kết luận: Trong cuộc sống chúng ta cần phải biết xác định cảm xúc của bản thân cũng nhƣ hiểu đƣợc cảm xúc của ngƣời khác để có nhứng ứng xử phù hợp với tình huống trong thực tế.
Bƣớc 2: Đƣa ra câu hỏi mở rộng
- Trong quá khứ em đã từng rơi vào những tình huống nguy hiểm chƣa?
- Đó là những tình huống nào?
- Em cảm thấy thế nào trong tình huống đó?
- Cô kết luận: Trong những tình huống nguy hiểm đặc biệt là khi đứng trƣớc nguy cơ bị xâm hại tình dục cần phải hết sức bình tĩnh để cố gắng nghĩ ra cách thoát thân
Bƣớc 3: Cho HS lắng nghe câu chuyện “vết thƣơng” và trả lời câu hỏi sau:
- Ban đầu cậu bé có tính nết gì đặc biệt?
- Ngƣời cha đã khuyên cậu bé làm gì mỗi khi nổi nóng?
- Cậu bé đã thay đổi nhƣ thế nào sau lời khuyên của cha?
- Theo em cảm xúc tiêu cực (ví dụ: buồn chán, giận dữ,…) có ảnh hƣởng gì đến em và những ngƣời xung quanh?
- Nếu em biết kiểm soát cảm xúc tốt thì em sẽ có lợi ích gì? - 1 HS đại diện trình bày kết quả:
+ Ban đầu cậu bé có những tính nết rất hay cáu giận, nổi nóng.
+ Ngƣời cha đã khuyên con mỗi lần nổi nóng hãy đóng một cái đinh vào hàng rào.
+ cậu bé đã hết nổi nóng khi nghe và và làm theo lời khuyên của ngƣời cha. + Theo em cảm xúc tiêu cực (buồn chán, giận dữ,...) có thể làm buồn lòng, có thể gây vết thƣơng lòng cho những ngƣời xung quanh.
Cô kết luận: Câu chuyện muốn các em biết rằng cảm xúc của bản thân sẽ
ảnh hƣởng rất lớn đến chính mình và những ngƣời xung quanh. Đặc biệt trong những tình huống nguy hiểm các em cần phải bình tĩnh, để xử lý một cách hợp lý.
*Hoạt động 2: Kiểm soát cảm xúc
Bƣớc 4: Cho HS viết một lá thƣ cho ngƣời bạn của em, kể về một lần em có cảm
xúc tích cực (ví dụ: vui vẻ, hạnh phúc...) hoặc một lần em có cảm xúc tiêu cực (ví dụ: buồn chán, giận dữ...) và cho biết em đã làm gì mỗi lần đó.
- HS hoạt động cá nhân
- Cô cho 4-5 HS trình bày bức thƣ trƣớc lớp.
Cô kết luận: Khi em có những cảm xúc tiêu cực em nên chia sẻ với những
ngƣời mà em tin cậy nhƣ bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... để giúp bản thân có cách xử lý cũng nhƣ nhận đƣợc sự giúp đỡ kịp thời của ngƣời khác.
Bƣớc 5: Cho HS thảo luận cách kiểm soát cảm xúc của bản thân dựa trên những lời
- Không trốn tránh mà thẳng thắn thừa nhận, chấp nhận cảm xúc đó: Hãy tự nói với bản thân: “Tôi đang buồn”, “Tôi đang bực tức”, “ Tôi đang lo lắng”, “Tôi đang sợ hãi”,…
- Thƣ giãn và tìm một khoảng thời gian “ nghỉ” trƣớc khi hành động: Thở