7. Cấu trúc khoá luận
1.2.1. Thực trạng dạy học các văn bản thơ trong chƣơng trình
Việt ở Tiểu học
Chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học đƣợc thực hiện trong 31 tuần với các bài Tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học,… bao gồm cả các văn bản văn xuôi và các văn bản thơ. Qua việc tiến hành điều tra số lƣợng các bài Tập đọc trong chƣơng trình Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 đã thu đƣợc kết quả dƣới đây:
Bảng 1.5. Thực trạng dạy học các văn bản thơ ở Tiểu học
Lớp Tổng
số
Văn bản văn xuôi Văn bản thơ
Số lƣợng Số lƣợng
2 93 78 15
3 93 77 16
4 62 46 16
Nhìn vào số liệu đƣợc thống kê có thể rõ ràng nhận thấy số lƣợng các văn bản văn xuôi nhiều hơn hẳn so với các văn bản thơ đƣợc học trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học.
Đa số các giáo viên Tiểu học đều có quan niệm rằng: dạy văn xuôi dễ hơn dạy thơ, văn xuôi có nhiều thứ để giảng dạy hơn, nhiều câu từ và biện pháp nghệ thuật hơn,… Chính vì vậy mà việc tích hợp giáo dục môi trƣờng trong dạy học môn Tiếng Việt thông qua các văn bản nghệ thuật đƣợc các thầy cô vận dụng nhiều hơn là việc tích hợp thông qua các văn bản thơ. Tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng lại ở việc vận dụng vào giảng dạy chứ chƣa thực sự khai thác hết đƣợc tác dụng của phê bình sinh thái với việc thay đổi nhận thức của ngƣời học về môi trƣờng.
Việc đƣa văn bản thơ vào dạy học ở Tiểu học càng hạn chế thì “mảnh đất” nghiên cứu những vấn đề xoay quanh nó càng đƣợc mở rộng và phong phú hơn. Mặc dù chiếm thời lƣợng không nhiều trong phân môn Tập đọc nhƣng việc tích hợp giáo dục môi trƣờng vào các văn thơ trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học không tốn quá nhiều thời gian và sức lực. Học sinh yêu thích thơ nhiều hơn bởi lẽ câu từ có vần, có nhịp điệu, dễ ghi nhớ. Hơn nữa các văn bản thơ đƣợc sử dụng làm ngữ liệu phân môn Tập đọc trong chƣơng trình Tiểu học đều có ngôn từ trong sáng với các hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của các em; đó là các sáng tác của những tác giả tiêu biểu cho văn học thiếu nhi Việt Nam nhƣ: Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Tô Hoài,…