Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp các văn bản thơ trong phân môn tiếng việt ở tiểu học từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 47)

7. Cấu trúc khoá luận

2.1. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện biện pháp

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học đƣợc thể hiện trong phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp. Các phƣơng pháp dạy học đều phải dựa trên trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí và khả năng phát triển trí tuệ cũng nhƣ ngôn ngữ của học sinh tiểu học.

Các biện pháp đề xuất phải dựa trên những thành tựu nghiên cứu của tâm lí và sinh lí, đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học đối với việc học mở rộng vốn từ, đặc biệt là bƣớc chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm ngôn ngữ của học sinh để nâng cao hiệu quả phƣơng pháp dạy học tích hợp và hiệu quả giáo dục môi trƣờng cho học sinh Tiểu học

Để làm đƣợc điều này, các bài học/chủ đề tích hợp cần phải tinh giản những kiến thức hàn lâm, tăng cƣờng những kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để cho học sinh đƣợc trải nghiệm, khám phá tri thức, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo kích thích hứng thú, sự tích cực trong hoạt động học tập của học sinh động học tập của học sinh

Hứng thú, sự tích cực trong hoạt động học tập của học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một giờ học hiệu quả. Để tạo hứng thú, tăng tính tích cực hoạt động học tập cho các em, mỗi giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức đƣợc mục đích, lợi ích của bài học.

Ngoài việc khai thác sự hứng thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú và sự tích cực hoạt động của học sinh còn đƣợc hình thành và phát triển

nhờ các phƣơng pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức day học dƣới nhiều hình thức đa dạng nhƣ: Trò chơi học tập, tổ chức các hoạt động đóng vai, tổ chức học tập theo nhóm, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học. Tổ chức dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh khi tìm hiểu các kiến thức có trong bài học, các kĩ năng mang tính tông hợp, đa ngành, tạo thói quen hành vi tích cực với môi trƣờng thông qua thiết kể các hoạt động học tập đa dạng cho học sinh.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Dạy học tích hợp là một xu hƣớng tất yếu trong dạy học hiện đại và đƣợc áp dụng từ nhiều năm trƣớc ở các nƣớc phát triển, thêm vào đó việc tiếp cận và vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào dạy học trong nhà trƣờng ở đó cũng đang ngày càng trở nên phổ biến.

Tuy nhiên ở Việt Nam, cùng với sự du nhập trong vài năm trở lại đây của phê bình sinh thái nên có thể nói việc dạy học tích hợp theo quan điểm này là còn khá mới mẻ. Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học tích hợp là định hƣớng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn để trong học tập và cuộc sống, đƣợc thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

Tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan đến nhau ở nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thƣờng đạt đƣợc nhiều mục tiêu khác nhau. Việc kết hợp dạy học tích hợp và phê bình sinh thái vào dạy học phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các biện pháp đƣợc đề xuất phải có khả năng “sử dụng" đƣợc nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con ngƣời trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì thế, những nội dung bài học/chủ đề tích hợp lựa chọn cần tăng cƣờng tính hành dụng, tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống.

Cần quan tâm đến các vấn đề mang tính xã hội của địa phƣơng nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về nơi mà các em đang sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội của địa phƣơng.

2.2. BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC VĂN BẢN THƠ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC TỪ GÓC NHÌN PHÊ CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI

2.2.1. Dạy học tích hợp trong nội bộ môn Tiếng Việt

Với mục đích rèn cho học sinh thuần thục 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, sách giáo khoa Tiếng Việt theo chƣơng trình hiện hành đƣợc biên soạn theo các quan điểm: giao tiếp, tích hợp và tích cực. Các quan điểm đó cũng là phƣơng châm dạy học của giáo viên khi sử dụng bộ sách giáo khoa này.

Nghiên cứu hoạt động dạy học tích hợp trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học, chúng tôi đi sâu xem xét quan điểm tích hợp thể hiện trong chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp dạy học.

Với tích hợp trong nội bộ môn học, các môn, các phần đƣợc học riêng. Tích hợp đƣợc thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp và khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong môn học. Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, ngay cả trong một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cƣờng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho ngƣời học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hay chiều dọc.

Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng

trong môn học theo nguyên tăc đồng quy: tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch/phân môn này với kiến thức, kĩ năng thuộc mạch/phân môn khác. Đây chính là giải pháp để thực hiện mục tiêu “cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về thiên nhiên và con ngƣời, về văn hóa, văn học của Việt Nam và của nƣớc ngoài” Theo quan điểm tích hợp này, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trƣớc đây ít gắn bó với nhau, nay đƣợc tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trƣớc.

Ví dụ: Tập làm văn bài “Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu” (Tiếng Việt 2/trang 137, tuần 16) thuộc chủ điểm “Bạn trong nhà”. Khi thiết kế hoạt động dạy học cho bài học này, giáo viên có thể kết

hợp giữa phân môn Tập đọc, phân môn Luyện từ và câu để hƣớng đến mục tiêu: đặt đƣợc các câu kể về con vật nuôi quen thuộc trong nhà, từ đó giáo dục học sinh lòng yêu mến các con vật và có ý thức bảo vệ chúng.

Trích đoạn thiết kế bài học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Bài tập 1:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài và đọc câu mẫu

- Gọi học sinh nhắc lại: thế nào là một câu? (Tích hợp phân môn

- 1 học sinh nhắc lại: Từ mỗi câu dưới

đây, đặt một câu mới để tỏ ý khen: a) Chú Cường rất khoẻ. b) Lớp mình hôm nay rất sạch. c) Bạn Nam học rất giỏi - Mẫu: Đàn gà rất đẹp. Đàn gà mới đẹp làm sao! - 2-3 học sinh nhắc lại - Lắng nghe và nhận xét

Luyện từ và câu)

- Nhận xét và kết luận: Câu gồm

nhiều từ tạo thành, dùng để trình bày một sự việc. Đầu câu phải viết hoa, hết câu có dấu chấm.

- Giao việc: hoạt động nhóm đôi thực hiện bài tập 1

- Nhận xét, tuyên dƣơng, đƣa ra một số câu mẫu:

+ Chú Cường thật là khoẻ!

+ Lớp mình hôm nay sạch quá! + Bạn Nam học giỏi quá!

* Bài tập 2:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài - Giới thiệu: con vật nuôi trong nhà

là những con vật rất quen thuộc trong gia đình như: con gà, con mèo, con chó, con bò,... (kết hợp xem ảnh minh hoạ)

- Hỏi:

+ Bài Tập đọc tiết trước các bạn đã được học bài thơ nói về con vật nuôi trong nhà. Đó là bài nào? + Đọc những câu thơ kể về đàn gà?

- Lắng nghe

- Hoạt động nhóm đôi

- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ kết quả - 1-2 học sinh nhận xét

- 2 học sinh nhắc lại: Kể về một con

vật nuôi trong nhà mà em biết?

- Quan sát và lắng nghe

- Trả lời:

+ Bài thơ “Đàn gà mới nở”

+ “Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời ... ... Ta yêu chú lắm... ... Con mẹ đẹp sao

Nhận xét: đó là những câu thơ kể về màu sắc, hình dáng của đàn gà và tình cảm của tác giả đối với chúng.

+ Gợi ý cho học sinh: tƣơng tự những câu thơ vừa đọc, em hãy kể 2-3 câu về con vật nuôi trong nhà

(Tích hợp phân môn Tập đọc)

- Nhận xét, tuyên dƣơng

*Liên hệ sau bài tập 2:

- Em đã làm những việc gì để thể hiện tình cảm của mình với các con vật ấy?

- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài động vật?

Những hòn tơ nhỏ...”

- Thực hiện vào vở bài tập

- 3 - 4 học sinh chia sẻ trƣớc lớp

- 2 – 3 học sinh chia sẻ

Khi thiết kế hoạt động dạy học, giáo viên cần phải lên ý tƣởng trung tâm để khai thác bài học, cần xác định rõ phân môn chính và phân môn tích hợp để đảm bảo cho việc tích hợp không làm mất mục tiêu của bài học. Đối với trích đoạn thiết kế bài học phân môn Tập làm văn ở lớp 2, tôi đã thực hiện tích hợp phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ và câu vào trong phân môn chính là Tập làm văn:

- Việc tích hợp phân môn Luyện từ và câu nhằm củng cố lại kiến thức đã học về từ và câu cho học sinh. Thông qua đó các em một lần nữa đƣợc ghi nhớ, khắc sâu kiến thức; đồng thời việc rèn luyện kĩ năng sử dụng từ và đặt câu cũng trở nên có hiệu quả hơn.

- Tích hợp phân môn Tập đọc cụ thể là gợi nhớ lại các ngữ liệu từ văn bản thơ có đề cập tới vấn đề sinh thái nhằm hƣớng học sinh đến các câu thơ,

hình ảnh thơ sinh động về con vật. Từ đó các em dễ hình dung hơn về nhiệm vụ mình cần làm để giải quyết bài tập: Kể về con vật nuôi trong nhà. Thông

qua đó, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu thích môn học; tình cảm yêu mến, có ý thức bảo vệ các loài động vật.

Nhƣ vậy, thông qua hƣớng tích hợp theo chiều ngang với các ngữ liệu đƣợc sử dụng trong chƣơng trình Tiếng Việt, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức của phân môn đang học mà còn đƣợc thực hành luyện tập các kĩ năng của các phân môn khác. Các tiết dạy theo hình thức tích hợp này đều nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung: giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sinh thái qua việc rèn luyện nhiều kĩ năng. Nhờ có sự kết hợp, hỗ trợ và bổ sung qua lại giữa các phân môn với nhau khiến cho khả năng nhận thức, tiếp thu vấn đề này của học sinh đƣợc khắc sâu hơn.

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới

với những kiến thức, kĩ năng trƣớc đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là: kiến thức, kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dƣới, cấp học dƣới. Tôi đã tiến hành khảo sát tất cả các chủ điểm trong chƣơng trình Tiếng việt ở Tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5, chỉ ra và liệt kê các chủ đề có đề cập tới các khía cạnh sinh thái. Từ việc khảo sát chúng tôi có bảng danh sách sau:

Bảng 2.6 . Các chủ đề có đề cập tới vấn đề sinh thái trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học

Chủ đề Lớp Chủ điểm tƣơng ứng Em yêu động vật 2 - Bạn trong nhà - Chim chóc - Muông thú 3 - Ngôi nhà chung

Làm bạn với thiên nhiên 2 - Bốn mùa - Sông biển - Cây cối 3 - Bầu trời và Mặt đất 4 - Vẻ đẹp muôn màu - Khám phá thế giới

5 - Con ngƣời với thiên nhiên - Giữ lấy màu xanh

Quê hương em 3 - Quê hƣơng - Bắc – Trung – Nam - Thành thị và nông thôn - Bảo vệ Tổ quốc 4 - Ngƣời ta là hoa đất - Tình yêu cuộc sống 5 - Vì cuộc sống thanh bình - Nhớ nguồn

Thống kê cho thấy có ba chủ đề lớn đề cập tới vấn đề sinh thái xuyên suốt chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học đó là: Em yêu động vật, Làm bạn với thiên nhiên và Quê hương em. Đây là minh chứng rõ ràng cho quan điểm

xây dựng sách giáo khoa Tiếng Việt theo hƣớng tích hợp dọc với nguyên tắc đồng tâm.

Ở lớp 2, lớp 3, học sinh đã bƣớc đầu tiếp cận với một số khía cạnh sinh thái nhƣng vẫn chỉ ở mức sơ giản nhất nhƣ: vẻ đẹp của các loài vật quen thuộc trong cuộc sống của các em, các mùa trong một năm, các miền Việt Nam,… Bƣớc lên lớp 4, lớp 5 thì các biểu hiện của vấn đề sinh thái đã rõ ràng, sâu sắc hơn qua các chủ điểm nói chung và các văn bản thơ nói riêng.

Các em đã có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trƣớc các vấn đề về môi trƣờng và tự nhiên; các em cũng đã tự nhận thức đƣợc những hành động, việc làm nào nên làm để góp phần bảo vệ sinh thái, thiên nhiên.

Dù là tích hợp theo chiều dọc hay chiều ngang thì việc dạy học tích hợp từ quan điểm phê bình sinh thái trong phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học vẫn hƣớng đến giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn để trong học tập và cuộc sống, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tự nhiên xung quanh chúng ta.

2.2.2. Tích hợp giáo dục môi trƣờng giữa môn Tiếng Việt và các môn học khác

Dạy học tích hợp giáo dục môi trƣờng giữa môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chƣơng trình Tiểu học thực chất chính là hình thức tích hợp đa môn. Đối với hình thức này, một đề tài có thể đƣợc nghiên cứu theo nhiều môn học khác nhau, các môn có liên quan đến nhau có chung một định hƣóng về nội dung và phƣơng pháp dạy học nhƣng mỗi môn có một chƣơng trình riêng. Tích hợp đa môn đƣợc thực hiện theo cách tổ chức các "chuẩn" nhiều môn học xoay quanh một chủ đề/ đề tài/ dự án, tạo điều kiện cho ngƣời học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan.

Dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái trong môn Tiếng Việt cần phải chú ý hình thức tích hợp đa môn. Với hình thức tích hợp này, học sinh không chỉ đƣợc tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên qua các câu văn, bài thơ mà các em còn đƣợc tiếp cận với thế giới tự nhiên ở nhiều khía canh

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp các văn bản thơ trong phân môn tiếng việt ở tiểu học từ góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)