ĐỊNH GIÁ TSTT TRONG DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm về định giá TSTT

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lí tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp (Trang 37 - 41)

1. Khái niệm về định giá TSTT

 Khái niệm định giá

 Định giá là việc gán một lượng tiền tệ nhất định vào đối tượng được định giá (Boer, F.P)

 Định giá là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ tổng số tiền phải trả để nhận được những lợi ích trong tương lai của một tài sản vào thời điểm nhất định (Robert Pitkethly)

 Định giá TSTT là việc ước tính giá trị của TSTT tại một thời điểm nhất định trong những điều kiện nhất định

 Mục đích của việc định giá

Phục vụ cho việc quản trị và phát triển tài sản trí tuệ (=> biết được giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm giá trị tài sản hữu hình và vô hình)

Phục vụ cho hoạt động thương mại hóa TSTT (chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn, thế chấp)

Phục vụ cho mục đích tranh tụng, xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Phục vụ hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

2. Các phương pháp định giá TSTT

a. Phương pháp tiếp cận theo chi phí

 Khái niệm: Phương pháp tiếp cận theo chi phí là việc ước tính giá trị của TSTT dựa trên căn cứ là các số liệu, tài liệu phản ánh nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực đã đầu tư để tạo ra TSTT đó hoặc TSTT tương đương

 Cách tính: có 2 cách tính Dựa trên chi phí quá khứ

 Công thức: H=F+T (H: chi phí quá khứ bằng giá trị tài sản; F: khoản tiền đã đầu tư thực tế; T: Tỷ lệ lãi suất (lãi suất rủi ro cho thời gian đầu tư))

 VD:

 Ưu điểm: Có số liệu phục vụ cho việc tính toán tương đối rõ ràng, dễ thu thập vì thường được thống kê trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp; Cách thức tính toán đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần xác định rõ những khoản mục cần thiết phải sử dụng và cộng dồn.

 Hạn chế: Chi phí tạo ra khác lợi nhuận có được; Các khoản chi phí có thể không hợp lý do bên đầu tư nhận thức không đúng về mối quan hệ giữa công nghệ và thị trường; Dựa trên cơ sở thông

tin về chi phí do chủ sở hữu cung cấp nên thiếu tính khách quan, thuyết phục đối với bên đối tác

 Phạm vi ứng dụng: Phù hợp để tính toán hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư cho TST, từ đó phục vụ; Phù hợp để định giá những TSTT mới hình thành trước khi nó tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường.

Dựa trên chi phí thay thế/tái tạo

 Khái niệm: Là những chi phí ước tính sẽ phải bỏ ra để nghiên cứu, triển khai để tạo ra những TSTT tương tự.

 Các dữ liệu: Thời gian (thời gian tạo ra TSTT...); Nguồn lực tài chính (Chi phí nhân lực,cơ sở vật chất, thử nghiệm, tư vấn, thiết kế bao bì, quảng cáo; Các lợi ích kinh tế mà nó mang lại; Tính đến các rủi ro và chi phí phát sinh

 Ưu điểm: Thích hợp khi áp dụng để đảm phán việc mua bán, chuyển giao TSTT với lập luận bên nhận sẽ phải bỏ ra một chi phí như vậy trong một thời gian dài để tạo lập TSTT tương đương;

 Hạn chế: Thực tế khó ước tính chính xác chi phí để tái tạo ra đối tượng tương đương trong tương lai

b. Phương pháp tiếp cận theo thu nhập

 Khái niệm: Là việc tính toán giá trị của TSTT dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế mà tài sản đó mang lại

 Giá trị tài sản trí tuệ được đánh giá:

 Lợi ích kinh tế mà đã thu được trong quá khứ  Lợi ích kinh tế trong hiện tại

 Dự kiến lợi ích kinh tế thu được trong tương lai  Những yếu tố cần cân nhắc khi định giá theo thu nhập

 Lợi ích được trông đợi từ tài sản trí tuệ  Lợi ích kéo dài trong bao lâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Lợi ích khả năng tăng hoặc giảm

 Ưu điểm: có thể áp dụng trong việc định giá đối với tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ

c. Phương pháp tiếp cận theo thị trường

 Điều kiện áp dụng

 Có sự tồn tại của thị trường tích cực: Điều kiện tiên quyết là phải có một giao dịch tương đương để so sánh

 Thông tin về giao dịch phải được công bố: số liệu của giao dịch tương đương phải được công bố đầy đủ, chính xác

 Có khả năng điều chỉnh về một mặt bằng tương đương: nếu không có giao dịch tương đương thì phải có khả năng đưa về cùng một mặt bằng thì số liệu đó mới sử dụng được

 Các giao dịch phải trong tình trạng bình đẳng, công bằng: không có bất cứ ép buộc hoặc ưu ái nào giữa các bên

 Cách tính: Có 2 cách

 Cách 1: Định giá TSTT dựa trên sự so sánh các mức giá đạt được trong các giao dịch tương đương giữa các bên trên thị trường

 Ưu điểm: Có tính khách quan; Có tính chính xác cao do có bằng chứng về giá thị trường; Có khả năng áp dụng đơn giản nếu sẵn có các giao dịch với chỉ số và tình huống phù hợp.

 Hạn chế: Các giao dịch có tính chất tương tự không nhiều (do tài TSTT rất đặc biệt, đôi khi là độc nhất); Thị trường có rất ít thông tin được công khai để làm cơ sở so sánh; Sự giới hạn của thị trường có thể làm kết quả đánh giá mang tính chủ quan, không hợp lý.

 Cách 2: Định giá dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp được công bố trên thị trường

 Công thức: Tài sản doanh nghiệp - tài sản khác = giá trị TSTT (Tài sản khác bao gồm: tài sản lưu động, tài sản cố định, tài sản vô hình (uy tín, nguồn nhân lực, các mối quan hệ)

 Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp phải có quyết toán tài chính công khai và minh bạch; TSTT phải tồn tại độc lập tương đối với các tài sản khác của doanh nghiệp.

3. Một số lưu ý

 Xác định loại tài sản được định giá (để tìm phương pháp định giá phù hợp)

 Định giá phục vụ đối tượng nào (người bán, người mua hay nhà quản lý)

 Định giá với mục đích gì

 Thời điểm định giá (có phù hợp với thị trường k)  Phương pháp định giá nào phù hợp cho tình huống đó

________________________________________________THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4: (18/2/2022) THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4: (18/2/2022)

? đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp nên sử dụng phương pháp tính toán nào?

=> phương thức tính chi phí. Do ở KDCN và sáng chế có thời hạn bảo hộ nhất định nên k thể đánh giá mãi trong thời gian tương lai nên k thể sử dụng phương pháp thu nhập. Mặt khác với phương pháp thị trường thì trên thị trường hầu như k có sáng chế và kiểu dáng công nghiệp giống nhau nên khó có thể áp dụng đối với sáng chế.

? A được độc quyền nhãn hiệu coca cola ở VN. B nhập khẩu coca cola ở thái Lan về nhưng k được độc quyền ở VN. Vậy B có xâm phạm quyền hay cạnh tranh k lành mạnh không?

=> Không. A chỉ có độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứ không có độc quyền sử dụng sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu. B cũng k xâm phạm việc sử dụng nhãn hiệu của A. Hành vi của B gọi là nhập khẩu song song và nó hợp pháp _____________________________________

THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4 (18/2/2022)

Công ty Honda tại Nhật Bản là chủ sở hữu nhãn hiệu “Honda và hình cánh chim” đăng ký cho sản phẩm xe máy và phụ tùng xe máy. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang có hiệu lực tại Việt Nam. Công ty Honda Nhật Bản muốn chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu “Honda và hình cánh chim” cho Công ty Honda Việt Nam trong thời hạn 20 năm. Anh/chị hãy soạn thảo nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nói trên và tư vấn các thủ tục cần thiết để đăng ký hợp đồng đó tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Số: ………./HĐCQSDNH Thời gian

Địa điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ pháp lý điều chỉnh hợp đồng: blds 2015, luật shtt,... (nêu các văn bản luật tác động trực tiếp, xem xét hiệu lực)

Hợp đồng này được lập vào ngày …… tháng …… năm ……… tại ..., giữa các bên sau đây:

Bên A:

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lí tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp (Trang 37 - 41)