tỉnh Đắk Nông
2.1.1. Khái quát về đều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Huyện Đăk Glong được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 144.875,46 ha; Huyện Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, toàn huyện có 7/7 đơn vị hành chính cấp xã là xã đặc biệt khó khăn với 61 thôn, bon (trong đó có 30 bon đông đồng bào dân tộc thiểu số). Tổng dân số khi thành lập là 20.504 người và đến hết năm 2020 là 73.851 người; gồm 07 đơn vị hành chính cấp xã; toàn huyện có 30 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 55,77%, trong đó dân tộc H’Mông chiếm đa số [57].
Về vị trí địa lý Huyện Đăk Glong: Nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đăk Nông, cách thành phố Gia Nghĩa 30km theo hướng quốc lộ 28. Phía Đông giáp huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng; Phía Đông Bắc giáp với huyện Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk; phía Đông Nam giáp huyện Lâm Hà; phía Nam giáp huyện Di Linh và Bảo Lâm (Lâm Đồng); phía Tây Nam giáp huyện Đắk R’lấp và Thị xã Gia Nghĩa; phía Tây giáp huyện Đăk Song và phía Bắc giáp huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông. Phía Đông Bắc giáp với huyện Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk [57];
Về điều kiên kinh tế xã hội: Đăk Glong là huyện có diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, trữ lượng khoáng sản dồi dào, đặc biệt là quặn Bô-xít, Có nhiều sông suối, ao hồ, thuận lợi cho việc xây dựng thủy điện và phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện còn cao, theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2019 thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 40,9%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 79,3%; tỷ lệ hộ cận nghèo là
35
9,68%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 30 triệu đồng/người/năm. Địa hình chia cắt mạnh bởi đồi núi và sông, suối; tạo độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn; đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất Bô-xít và đất Feralit nâu đỏ, do vậy đã hạn chế đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Hệ thống giao thông của huyện còn khó khăn, có gần 300km đường bộ, chủ yếu là đường đất và đường cấp phối. Huyện có hai tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyện là Quốc lộ 28 với độ dài 38,5 km và Tỉnh lộ 4 với độ dài chạy qua huyện 60,6km, đã được láng nhựa. Trên địa bàn huyện có 02 nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 với công suất 180MW và thủy điện Đồng Nai 4, công suất 340MW đã hòa vào mạng lưới điện quốc gia. Huyện có Khu Bảo tồn Thiên thiên Tà Đùng rộng trên 22.100ha, có đỉnh Tà Đùng cao gần 2.000m, là núi cao đứng vị trí thứ ba của Tây Nguyên và trên 40 ốc đảo trong lòng hồ rộng trên 5000ha mặt nước. Đây là nơi có sự đa dạng sinh học với nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Bên trong khu rừng là dòng suối Đắk N'teng chảy qua tạo thành hai ngọn thác Ngầm - thác Gấu hấp dẫn và kỳ vĩ [57].
Về văn hóa: Các buôn làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo như lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu, những bản sử thi truyền đời của đồng bào dân tộc M’Nông, Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Ng'lắp Bon… là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn.
2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
UBND huyện có tổng số 34 đơn vị trường học công lập trực thuộc. Bao gồm 13 trường Mẫu giáo, 11 trường tiểu học và 10 trường Trung học cơ sở. Trong đó có 03 đơn vị trường trường tiểu học và trung học cơ sở. Tổng biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 973 biên chế [58] [59].
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản 5 năm
STT Nội dung Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Số trường học Trường 10 10 10 10 10
36
STT Nội dung Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2 Học sinh Người 3.206 3.606 3.987 4.436 5.004 3 Học sinh DTTS % 59% 61,64 61% 61% 61% 4 Lớp học Lớp 102 106 114 122 134 5 học sinh bỏ học % 4,86% 5,8% 3,47% 4,55% 2,48% 6 Tỷ lệ học sinh lên lớp % 88% 88% 89% 87% 96,34% 7 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS % 98,4% 99,2% 95,5% 98,4% 98,8%
8 Giáo viên Người 204 204 204 204 206
9 Tỷ lệ giáo viên/lớp 2,0 1,9 1,8 1,6 1,5
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, 2021)
Từ bảng số liệu cho thấy số lượng học sinh trên địa bàn huyện ngàng càng gia tăng, trung bình tăng khoảng trên 400 học sinh trong 5 năm qua, qua đó kéo theo số lớp tăng, đòi hỏi phải tăng số lượng giáo viên và cơ sở vật chất. Số lượng học sinh bỏ học ngày càng giảm [58].